ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA AGRIBANK NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 55)

3.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành của Agribank Nghệ An.

Thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An (Agribank Nghệ An) trải qua 25 năm đổi mới, đoàn kết, xây dựng và phát triển. Là đơn vị thành viên của Agribank Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn với những tên gọi khác nhau trong từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nƣớc nhƣ: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988 - 1990); Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990 - 1996); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996- nay).

THỜI KỲ 1988-1990: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT chuyển hệ thống Ngân hàng từ một cấp (Ngân hàng Nhà nƣớc) thành hai cấp (Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng chuyên doanh). Trong giai đoạn đầu, đơn vị phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc bƣớc đầu đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trƣờng; kinh tế tỉnh nhà đang quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng không trả đƣợc, phải giải thể, tự tan rã, hoặc sắp xếp lại; lạm phát với tốc độ phi mã lên 3 con số ... Khi thành lập, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Nghệ Tĩnh nhận bàn giao hiện trạng con ngƣời, tài sản từ Ngân hàng Nhà nƣớc sang, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, trụ sở làm việc chủ yếu là nhà cấp 4 đã xuống cấp, quy mô kinh doanh nhỏ bé. Đội ngũ cán bộ quản lý và tác nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu kiến thức kinh doanh theo cơ chế mới, phong cách giao dịch của cán bộ nhiều hạn chế ...

* THỜI KỲ 1990-1996: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

Năm 1990, Pháp lệnh ngân hàng ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng phân thành hai cấp: Ngân hàng nhà nƣớc với chức năng ngân hàng trung ƣơng và các ngân hàng thƣơng mại kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tháng 9/1991 chia tách Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh; ngày 10/9/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành quyết định số 168/NH-QĐ chia tách Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ Tĩnh thành Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tĩnh và Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An. Để thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An (nay là Agribank Nghệ An) đã có những quyết sách quan trọng nhƣ: Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, xác định chiến lƣợc kinh doanh “thị trƣờng chính là nông nghiệp, nông thôn khách hàng chủ yếu là hộ nông dân”, xác định phƣơng châm “đi vay để cho vay” thay vì chỉ nhận mở tài khoản tiền gửi cho các doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, ...

* THỜI KỲ TỪ 1997 - NAY: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.

Thời kỳ này, Agribank Nghệ An chuyển mạnh sang đầu tƣ theo các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế địa phƣơng. Tiếp tục bám sát thị trƣờng nông nghiệp nông thôn đồng thời mở rộng đầu tƣ khu vực đô thị, khu công nghiệp, đa dạng hóa phƣơng thức chuyển tải vốn, tin học hóa các nghiệp vụ ngân hàng tiến tới hiện đại hóa công nghệ. Vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo đƣợc những yếu tố đột phá trên nhiều phƣơng diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ, mạng lƣới và quản trị điều hành hƣớng đến ngân hàng kinh doanh đa năng. Đến nay đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhƣ:

-Phát triển hệ thống mạng lưới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Để chiếm lĩnh thị trƣờng, tạo điều kiện cho nhân dân gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng thuận lợi, Agribank Nghệ An tiếp tục mở rộng mạng lƣới, thành lập thêm 2 chi nhánh loại 3 Thái Hòa, Hoàng Mai và mở thêm 8 phòng giao dịch.

Đến nay, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Agribank Nghệ An là ngân hàng có hệ thống mạng lƣới đứng hàng đầu trên địa bàn với 69 điểm giao dịch. Với hệ thống điểm giao dịch rộng khắp, đội ngũ cán bộ đông đảo gần 1.000 cán bộ công nhân viên đƣợc đào tạo cơ bản, trình độ đại học, trên đại học chiếm 86% trong đó có 25 thạc sỹ kinh tế.

- Nguồn vốn huy động tại địa bàn: Mặc dù công tác huy động vốn những năm qua phải cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, thị phần bị chia sẻ do số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng tăng lên nhanh cùng hoạt động trên cùng địa bàn, lãi suất nhiều biến động nhƣng nguồn vốn huy động tại chỗ liên tục tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc với tốc độ, quy mô cao. Tính đến cuối năm 2014, nguồn vốn quản lý và huy động đạt 15.130 tỷ đồng, 26.041 nghìn USD với trên 423 ngàn khách hàng.

- Hoạt động tín dụng: Với phƣơng thức chuyển tải vốn đến khách hàng vay vốn đƣợc vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo an toàn: Vừa cho vay trực tiếp đến hộ, vừa cho vay qua tổ, nhóm, hợp tác xã làm dịch vụ, cho vay tay ba giữa Ngân hàng - Đơn vị cung ứng vật tƣ - Hộ nông dân. Kết quả đến năm 2014 dƣ nợ đạt 12.656 tỷ đồng với trên 112 ngàn khách hàng.

- Hiện đại hóa công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Thƣờng xuyên quan tâm đến đầu tƣ đổi mới công nghệ, tăng cƣờng cơ sở vật chất từ tỉnh đến các ngân hàng huyện, thị, các phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2014 chi nhánh hiện có 1.635 thiết bị gồm: máy tính, máy in và hơn 100 kênh truyền dẫn ... Phát triển các kênh giao dịch hiện đại gắn với công nghệ cao nhƣ kênh giao dịch qua máy giao dịch tự động (ATM), kênh giao dịch qua điện thoại di động, qua Internet, ...

3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý.

Mô hình tổ chức của Agribank Nghệ An đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mƣu, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ một thủ trƣởng (Thể hiện trên biểu đồ 3.1).

455 cán bộ Nam, 522 cán bộ Nữ). Chất lƣợng nguồn nhân lực thể hiện nhƣ sau: Về trình độ chuyên môn:

- Trình độ Thạc sĩ: 29 ngƣời, chiếm tỷ trọng 2,97% - Trình độ Đại học, Cao đẳng: 822 ngƣời, chiếm tỷ trọng 84,14% - Trình độ Trung cấp, Sơ cấp: 89 ngƣời, chiếm tỷ trọng 9,11% - Chƣa qua đào tạo: 37 ngƣời, chiếm tỷ trọng 3,78%

Về trình độ ngoại ngữ có 672 ngƣời có trình độ A trở lên chiếm 68,78%, trong đó trình độ C trở lên chỉ có 255 ngƣời, chiếm 26,10%.

Biểu đồ 3.1: Mô hình tổ chức Agribank Nghệ An.

Phòng giao dịch BAN GIÁM ĐỐC AGRIBANK NGHỆ AN (CHI NHÁNH LOẠI 1) Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Hành chính quản trị Phòng Tín dụng Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Điện toán Phòng Dịch vụ và Marketing Phòng giao dịch BAN GIÁM ĐỐC AGRIBANK HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ (CHI NHÁNH LOẠI 3) Phòng Tín dụng Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Hành chính

Chi nhánh loại 1: là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp bao gồm các chi nhánh đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng doanh nghiệp hạng 1, có các chi nhánh họat động hạn chế phụ thuộc và các phòng giao dịch trực thuộc.

Chi nhánh loại 3: là chi nhánh họat động hạn chế đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng doanh nghiệp hạng 3 và các chi nhánh chƣa/hoặc không đƣợc xếp hạng phụ thuộc các chi nhánh loại 1, loại 2 có các phòng giao dịch trực thuộc.

Phòng giao dịch: là bộ phận trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng.

Chức năng của chi nhánh:

-Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp.

-Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc. Nhiệm vụ cụ thể đƣợc quy định nhƣ sau:

-Giám đốc: Ngƣời đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

-Các Phó giám đốc: Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách.

-Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; Điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn tại địa phƣơng và giải pháp phát triển nguồn vốn; Xây dựng kế hoạch

kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của Agribank… -Phòng Tín dụng: Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Agribank. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm

dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

-Phòng Kinh doanh ngoại hối: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Agribank.

-Phòng Kế tóan Ngân quỹ: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nƣớc và của Agribank. Thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng …

-Phòng Dịch vụ và Marketing: Giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hƣớng dẫn thủ tục

giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền ...) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách

hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hƣớng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; Đề xuất, tham mƣu chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trƣờng ...

-Phòng Điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Bảo trì, bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh.

-Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chƣơng trình công tác năm, quý phù hợp với chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình; Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cƣơng, chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc …

tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và Quy định của Agribank.

-Hành chính quản trị: Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh và an toàn chi nhánh …

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Nghệ An giai đoạn 2011-2014. 2014.

3.1.3.1. Hoạt động huy vốn.

Bằng chính sách luôn tăng cƣờng chăm sóc khách hàng, thƣờng xuyên thực

hiện các chƣơng trình khuyến mãi lớn và quà tặng hấp dẫn, lãi suất luôn đƣợc điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thị trƣờng và giữ ở mức cao, đặc biệt là nhờ khách hàng biết đến Agribank Nghệ An nhƣ một ngân hàng an toàn và phục vụ tận tâm nên bình quân mỗi năm, Agribank Nghệ An đạt mức tăng trƣởng huy động vốn từ 17-21%/năm, thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị tính : Tỷ đồng.

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014

Tổng Nguồn Vốn (TNV) 8.259 11.752 13.81

2

15.683

1. Cơ cấu nguồn vốn

1.1. Nguồn vốn nội tệ 7.809 11.303 13.30

2

15.129 1.2. Nguồn vốn Ngoại tệ quy đổi VND 450 449 510 554

2. Phân theo loại nguồn vốn

2.1. Tiền gửi dân cƣ 7.239 10.328 11.70

9

14.241 2.2. Tiền gửi các TCKT, XH 883 1.328 1.948 1.429 2.3. Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá 137 96 155 13

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – Agribank Nghệ An.

Đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 15.683 tỷ đồng, tăng 1.870 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,54% so với năm trƣớc, chiếm tỷ trọng 27,8% trên tổng nguồn

vốn huy động khối NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An (56.423 tỷ đồng), vốn huy động bằng ngoại tệ 554 tỷ đồng (Chiếm 3.5%/Tổng vốn huy động). Ngoài sự tin tƣởng đối với thƣơng hiệu Agribank của cá nhân, tổ chức thì đây thực sự là một cố gắng rất lớn của toàn Chi nhánh Agribank Nghệ An, là kết quả của các giải pháp về công tác huy động vốn đã đƣợc Chi nhánh quán triệt và thực hiện.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng.

Agribank Nghệ An đã tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trƣờng, trong đó, chú trọng đến khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tƣ nhân, hộ tiểu thƣơng, nhân viên, ... Với phƣơng châm phục vụ khách hàng nhanh chóng và tiện lợi đã giúp khách hàng nắm bắt kịp thời cơ hội sản xuất, kinh doanh.

Các lĩnh vực kinh doanh khác của Agribank Nghệ An nhƣ: Chuyển tiền nhanh trong nƣớc và quốc tế, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ Agribank Visa/ MasterCard, Internet banking, SMS Banking, mobile Banking, ... cũng tăng trƣởng mạnh.

Cùng với sự tăng trƣởng của nguồn vốn, hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lƣợng. Đến 31/12/2014, tổng dƣ nợ cho vay đạt 10.975 tỷ đồng, tăng 2.434 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,5 % so với năm 2012. Thu từ hoạt động tín dụng đạt 1.715 tỷ VNĐ, chiếm 87,38% tổng thu nhập. Giai đoạn từ năm 2011-2013 dƣ nợ của chi nhánh tăng vói tốc độ khá cao (15% - 29%/năm) thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2 Tình hình cho vay vốn.

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014

I. TỔNG NỢ 6.705 8.541 10.975 12.656

1. Phân theo loại tiền

Ngoại tệ 0 0 0 0

Nội tệ 6.705 8.541 10.975 12.656

2. Phân theo thời gian

1.1. Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn 4.439 5.533 6.961 7.864 Tỷ trọng/Tổng dƣ nợ 66,2 % 64,8 % 63,4 % 62,14% 1.2. Dƣ nợ tín dụng trung - dài hạn 2.266 3.008 4.014 4.792 Tỷ trọng/Tổng dƣ nợ 33,8 % 35,2 % 36,6 % 37,86% II. NỢ XẤU(TỪ NHÓM 3-5) Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,75 % 0,49 % 0,48 % 0,97%

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - Agribank Nghệ An.

Chi nhánh Agribank Nghệ An cấp tín dụng chủ yếu là cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn 11.264 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 89% dƣ nợ vay nên khi tình hình kinh tế suy thoái nhƣ hiện nay đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh của các hộ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nghệ an (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)