Giải pháp phát triển CNTT tại tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau (Trang 85 - 90)

10. Kết cấu luận văn

3.1.2 Giải pháp phát triển CNTT tại tỉnh Cà Mau

3.1.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực

Để đáp ứng triển khai tin học hoá trên địa bàn tỉnh, phải coi vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nhƣ là một trong những lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu. Cần quy hoạch, nâng cấp các trƣờng, các trung tâm đào tạo CNTT vừa đáp ứng phổ cập vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hƣớng tới hợp tác đào tạo chuyên gia.

* Đào tạo cán bộ, công chức viên chức

Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, phổ cập thƣờng xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh về kiến thức và kỹ năng tin học hoá, để có thể thực hiện các quy trình tin học hóa về nghiệp vụ và tác nghiệp. Với các hình thức đào tạo tại chỗ, gửi cán bộ đi đào tạo gắn với triển khai ứng dụng. * Đào tạo cán bộ lãnh đạo CNTT

- Cần phải đặc biệt chú ý về đào tạo cán bộ lãnh đạo CNTT với các kỹ năng thể hiện lợi ích của CNTT để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ, quản lý chi phí và rủi ro; kỹ năng nhận diện và đánh giá đƣợc tình hình phát triển công nghệ mới; kỹ năng tƣ duy, tạo ra và chuyển giao các dự án CNTT đúng thời gian và trong khuôn khổ ngân sách giúp tỉnh thực hiện tốt chiến lƣợc phát triển chính quyền điện tử.

- Triển khai các chƣơng trình đào tạo ứng dụng CNTT về năng lực quản lý, xử lý tác nghiệp.

81

- Triển khai các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng về xây dựng, quản lý và giám sát các dự án ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT.

* Tăng cƣờng xã hội hóa công tác phổ cập tin học cho toàn xã hội

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho xã hội về tầm quan trọng của việc tin học hoá trong mọi lĩnh vực.

- Gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT, tạo đƣợc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực CNTT dƣới nhiều hình thức.

Đồng thời, cần xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao ở trong và ngoài nƣớc về tham gia phát triển CNTT tỉnh; các chính sách đào tạo cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT.

3.1.2.2 Cơ chế chính sách và quản lý Nhà nước về CNTT

Ban hành các chính sách có quy chế quy định chặt chẽ trong việc tin học hoá, đảm bảo các quy trình tác nghiệp đƣợc thực hiện hiệu quả, đồng thời tạo ra nề nếp làm việc có thói quen và sử dụng máy tính thành thạo trong công việc đã đƣợc phân giao.

Đối với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: Ban hành cơ chế khuyến khích các đơn vị tin học hoá các hoạt động giao dịch với cơ quan Nhà nƣớc, sử dụng các dịch vụ hành chính công đƣợc cung cấp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh với thời gian xử lý nhanh. Ban hành cơ chế ƣu đãi giảm lệ phí khi các đơn vị thực hiện tốt các hoạt động trên. Đồng thời, tỉnh xem xét, có thể hỗ trợ phát triển cho khối doanh nghiệp khi xây dựng sàn giao dịch điện tử B2B (khách hàng là các doanh nghiệp) và B2C (khách hàng là các cá nhân) cung cấp các dịch vụ mua bán, thanh toán, quảng bá thƣơng hiệu, tự động hoá quy

82

trình sản xuất, khai báo thuế, báo cáo thống kê trên môi trƣờng mạng. Cụ thể nhƣ:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng sàn giao dịch điện tử để tổ chức và cá nhân có thể dễ dàng tham gia thƣơng mại điện tử hiệu quả.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thƣơng mại điện tử nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp và của địa phƣơng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến kiến thức về thƣơng mại điện tử cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp tham gia và phát triển thƣơng mại điện tử.

Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển CNTT về ƣu đãi đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng; phát triển ngành công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có chính sách đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin học hoá, chính sách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nƣớc trong các dự án ứng dụng CNTT của tỉnh và Chính phủ.

Khuyến khích và hỗ trợ ngƣời dân lao động nông nghiệp, ngƣời dân ở vùng nông thôn và vùng nghèo biết và sử dụng CNTT nhằm từng bƣớc đƣa CNTT thâm nhập vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đồng thời, có chính sách ƣu đãi, khuyến khích ngƣời dân sử dụng máy tính và Internet tại các điểm truy cập Internet công cộng với chi phí thấp, phù hợp với ngƣời dân.

3.1.2.3 Huy động vốn đầu tư

Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho việc ứng dụng và phát triển CNTT cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI), hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua việc xã hội hoá để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

83 - Vốn từ ngân sách

Vốn từ ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng chủ yếu đầu tƣ cho phát triển hạ tầng, ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tỉnh sẽ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp và vốn hỗ trợ của Trung ƣơng đầu tƣ cho phát triển và ứng dụng CNTT.

Vốn ngân sách đầu tƣ cho dự án tổng thể về CNTT, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển Internet, viễn thông, chính phủ điện tử, cải cách hành chính, thuế, v.v… theo năng lực triển khai và tiếp nhận công nghệ của tỉnh. CNTT là động lực phát triển kinh tế nên có thể sẽ thu hút đƣợc nguồn vốn ngân sách từ trung ƣơng, để làm đƣợc điều đó ngân sách địa phƣơng cần đầu tƣ nhiều cho nguồn nhân lực, nâng cao năng lực thực hiện nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ.

- Huy động vốn trong các doanh nghiệp

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ mạnh mẽ cho tin học hoá để phát triển sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng; có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng.

Ƣu tiên cho các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh tham gia các dự án CNTT của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ, nâng cao trình độ, mở rộng quy mô và đi tắt đón đầu công nghệ.

Đặc biệt, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tƣ và cho thuê sử dụng các dịch vụ CNTT nhằm giảm các chi phí triển khai tin học hoá trong các đơn vị.

- Huy động vốn trong dân

Đây là nguồn vốn rất lớn, cần có biện pháp tích cực để huy động tối đa nguồn vốn này. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc về huy động vốn nhàn rỗi trong dân.

84

Khuyến khích tƣ nhân trong và ngoài tỉnh, Việt kiều ở nƣớc ngoài đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tƣ trực tiếp để phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, cần phải kêu gọi, thu hút các nguồn tài trợ từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tƣ phát triển về hạ tầng, nguồn nhân lực và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục và y tế của tỉnh.

- Huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận tiện đối với các nhà đầu tƣ để thu hút các dự án đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Sử dụng một phần vốn ODA của các nƣớc giúp Việt Nam vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ phát triển công nghiệp CNTT. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp CNTT tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tƣ. Áp dụng chính sách khuyến khích đầu tƣ phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với mức ƣu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của Nhà nƣớc, đồng thời thể hiện một số ƣu đãi riêng của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tƣ mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tƣ.

3.1.2.4 Khoa học và công nghệ

Sở Thông tin và Truyền thông tham mƣu cho UBND tỉnh các giải pháp kỹ thuật xây dựng các ứng dụng; lựa chọn, hƣớng dẫn chuyển giao, quản lý công nghệ; xu hƣớng phát triển và cải tiến công nghệ. Ngoài ra Sở Thông tin và Truyền thông còn tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các tiêu chuẩn, quy định xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống lƣu trữ dữ liệu, phần mềm ứng dụng dùng chung phù hợp với các định hƣớng phát triển của quốc gia và đồng bộ về công nghệ.

Sở Thông tin và Truyền thông tham mƣu cho UBND tỉnh giải pháp xây dựng hạ tầng đƣờng truyền phù hợp đảm bảo về tốc độ, sự tiện lợi, chi phí lắp đặt cũng nhƣ khả năng bảo trì, quản lý.

85

Giải pháp tự đầu tƣ đƣờng truyền: Tỉnh tự đầu tƣ tại các khu vực có khả năng trong phạm vi nội thành bằng các hình thức nhƣ treo đƣờng cáp và chôn đƣờng cáp hoặc lựa chọn phƣơng thức đầu tƣ chung với doanh nghiệp viễn thông, thực hiện giải pháp này là Tỉnh chủ động đƣợc đƣờng truyền tốc độ cao.

Giải pháp thuê toàn bộ đƣờng truyền hoặc vừa thuê vừa tự đầu tƣ: Ƣu điểm: tốc độ kết nối đƣợc đảm bảo tối đa, chất lƣợng đƣờng truyền ổn định, linh hoạt trong sử dụng, độ bảo mật cao; Nhƣợc điểm: về chi phí cao.

Sở Khoa học & Công nghệ sẽ đề xuất các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CNTT và truyền thông ứng dụng vào thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ƣu tiên đầu tƣ cho các dự án nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ phần mềm; đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở; đầu tƣ nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm phần mềm nguồn mở có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu tin học hoá của tỉnh. Gắn nghiên cứu – sản xuất – kinh doanh các sản phẩm CNTT trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)