Tổng quan về tin học hoá tại Đài Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau (Trang 32 - 34)

10. Kết cấu luận văn

1.4.1Tổng quan về tin học hoá tại Đài Truyền hình Việt Nam

Tin học hoá đã và đang chứng tỏ đƣợc vai trò trong các công đoạn sản xuất chƣơng trình truyền hình và đang dần thay thế các công nghệ truyền thống nhằm đáp ứng các yêu cầu công nghệ khắt khe hơn để theo kịp với xu thế chung của thời đại, công nghệ truyền hình trên thế giới nói chung và trong nƣớc nói riêng đang cố gắng hoàn thiện để phục vụ tốt hơn cho khán giả. Truyền hình tại Việt Nam đang từng bƣớc hòa vào dòng chảy số hóa mạnh mẽ của công nghệ truyền hình trên thế giới. Xu hƣớng tất yếu của số hóa và những nhu cầu thƣởng thức mới của ngƣời xem buộc các Đài Truyền hình phải chuyển động để đáp ứng.

Tại Đài Truyền hình Việt Nam hệ thống mạng nội bộ (LAN) đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng vào năm 2005, số lƣợng máy tính kết nối mạng vào khoảng 2000 máy, trong khi đó số thiết bị sử dụng thƣờng xuyên khoảng 1800 máy. Hệ thống mạng phục vụ sản xuất chƣơng trình tại một số đơn vị biên tập và sản xuất trong Đài đã trang bị hệ thống mạng đƣờng truyền cao cho dựng phi tuyến và lƣu trữ dữ liệu hình ảnh. Hệ thống đƣờng truyền Internet phục vụ khai thác, trao đổi dữ liệu qua mạng tại các đơn vị: Ban Thời sự, Ban Truyền hình Đối ngoại, Ban Khoa giáo, Ban Thể thao Giải trí TTKT, Ban Truyền hình Dân tộc, Ban Biên tập Truyền hình Cáp…với nhu cầu ngày càng gia tăng. Tổng dung lƣợng băng thông đƣờng truyền Internet ra cổng Internet quốc tế hiện nay chỉ khoảng 10 Mbps, do đó hiện chƣa đảm bảo đủ băng thông đáp ứng các nhu cầu khai thác và sử dụng Internet của các đơn vị trong Đài. Ngoài các đƣờng truyền mạng Inertnet, Đài Truyền hình Việt Nam hiện đang ứng dụng công nghệ truyền dẫn tín hiệu truyền hình trên nền IP với một số kênh chƣơng trình nhƣ: VTV9, Sức sống mới, Bản tin Tài chính đã và đang đáp ứng tốt về việc đảm bảo chất lƣợng phát sóng.

28

Ngày 03/05/2013, Đài Truyền hình Việt Nam đã ban hành Quyết định số 682/QĐ-THVN về việc Phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2013. Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm 2013 là từng bƣớc tin học hóa các quy trình quản lý, tin học hóa các nghiệp vụ của Đài; xây dựng hoàn thiện kiến trúc tổng thể, mô hình quản lý toàn diện các ứng dụng CNTT, thiết kế tích hợp các hình thái thông tin dữ liệu, từ đó hình thành kiến trúc hệ thống cơ sở dữ liệu cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của Đài Truyền hình Việt Nam.

Đồng thời, một mặt đẩy mạnh tin học hoá vào các hoạt động nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát sóng các chƣơng trình truyền hình. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin đảm bảo các hoạt động tin học hoá và phục vụ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng các chƣơng trình truyền hình. Mặt khác, cung cấp thông tin trên mạng Internet, tận dụng tối đa nguồn lực thông tin của Đài nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc; Hình thành cầu nối thông tin giữa Nhà nƣớc với các doanh nghiệp và ngƣời dân, tạo cơ sở phát triển các dịch vụ công phát huy tiềm lực thế mạnh của Đài.

Để hoàn thành những mục tiêu trên, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã đề ra những nội dung cụ thể. Đối với hạ tầng kỹ thuật: Đài tiếp tục nâng cấp hạ tầng mạng để đảm bảo triển khai tốt các ứng dụng quản lý, khai thác tƣ liệu truyền hình, sản xuất, trao đổi và duyệt các chƣơng trình truyền hình trên hạ tầng này. Đồng thời, nâng cấp hạ tầng mạng WAN, LAN, Internet nhằm tăng cƣờng khả năng kết nối, tốc độ trao đổi dữ liệu, chƣơng trình giữa các đơn vị trực thuộc của Đài. Tập xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu, xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu tốc độ cao, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi giúp các đơn vị chủ động, linh hoạt hơn trong việc triển khai các ứng dụng chuyên ngành; tăng cƣờng bảo mật hệ thống, đảm bảo an ninh thông tin và khả năng kiểm soát nội dung thông tin các tin bài đƣợc trao đổi trên hạ tầng truyền thông tin học.

29

Đối với tin học hoá trong nội bộ Đài: Xây dựng hệ thống quản lý ngƣời dùng tập trung, hệ thống thƣ điện tử và tiếp tục triển khai mở rộng tính năng Cổng thông tin điện tử nội bộ trên nền tảng công nghệ hiện đại, cung cấp các ứng dụng phục vụ điều hành, tác nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của Đài; Thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin trên cổng thông tin nội bộ; hoàn thiện các công cụ phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất tác nghiệp chung của Đài và tác nghiệp riêng của từng đơn vị trực thuộc.

Đối với ứng dụng phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp và chuyên ngành: xây dựng báo điện tử VTV News là kênh cung cấp thông tin về Việt Nam và thế giới cho độc giả nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc, đồng thời cung cấp các dịch vụ khác cho ngƣời sử dụng; xây dựng các kênh truyền hình trực tuyến VTV1 đến VTV6 và kết hợp với các đơn vị bên ngoài để phát huy tiềm năng sẵn có để phát triển các dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy mạnh tin học hoá phục vụ sản xuất, phát sóng tại các đơn vị trực thuộc Đài.

Đối với vấn đề nguồn nhân lực: Đài đã lên kế hoạch tổ chức lại nguồn nhân lực, tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ theo hƣớng chuyên sâu về chuyên môn, tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại cho các cán bộ kỹ sƣ, nhằm trang bị và bổ sung các kiến thức cần thiết cho các kỹ sƣ CNTT; tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng tin học văn phòng và tin học ứng dụng cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên nhằm nâng cao khả năng tin học hoá trong tác nghiệp.

Một phần của tài liệu Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau (Trang 32 - 34)