Tổng quan về tin học hoá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau (Trang 28 - 32)

10. Kết cấu luận văn

1.3 Tổng quan về tin học hoá ở Việt Nam

Ngay từ đầu những năm 90, nƣớc ta đã có những chủ trƣơng ứng dụng và phát triển CNTT. Cụ thể nhƣ:

(i) Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn nhƣ điện tử, tin học,...";

(ii) Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá VII) ngày 30/7/1994 xác định: "Ƣu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, nhƣ CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân";

(iii) Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế";

(iv) Nghị quyết số 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ đó ban hành về "Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90", …. Nhƣng có thể nói, văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt, có giá trị to lớn và lâu dài trong việc chỉ đạo, tổ chức việc xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch và dự án ứng dụng và phát triển CNTT chính là Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000

24

của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chỉ thị khẳng định: “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại…”. Theo Chỉ thị 58-CT/TW, ứng dụng CNTT là quá trình đƣa CNTT vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chỉ thị 58-CT/TW đó là cơ sở cho sự ra đời của Luật CNTT - Bộ luật đầu tiên trong lĩnh vực CNTT, đƣợc Quốc Hội thông qua ngày 29/6/2006 theo Nghị quyết số 67/NQ-QH, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của đất nƣớc - và sau đó là Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN. Theo Nghị định 64/2007/NĐ- CP, ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của CQNN nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của CQNN và giữa các CQNN, trong giao dịch của CQNN với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch. Với quan điểm ứng dụng CNTT trong cơ hoạt động của CQNN nhƣ trên, Nghị định 64/2007/NĐ-CP đã đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành chính và tiến đến xây dựng CPĐT, hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về CPĐT nhƣng có một khái niệm đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận là: “Chính phủ ứng dụng CNTT để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân mạnh mẽ hơn”. Nhƣ vậy, với cách hiểu này, việc xây dựng CPĐT ở Việt Nam bắt đầu từ khi các CQNN sử dụng máy tính nâng cao hiệu quả hoạt động và

25

phục vụ ngƣời dân tốt hơn. Điều cần lƣu ý, CPĐT ở đây phải đƣợc hiểu là bao gồm cả hệ thống hành chính, hệ thống Đảng, Viện kiểm soát, Toà án, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể khác. Nhƣ vậy, thực chất của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN là việc xây dựng CPĐT; CPĐT vừa là định hƣớng, vừa là đích đến của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN. Vì vậy, việc nghiên cứu về CPĐT cũng chính là nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN. Trong thực tế, việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN nói riêng và CPĐT nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn. Đây vẫn là vấn đề đang đƣợc nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới nghiên cứu. Do vậy, ở Việt Nam đa số các bộ, ngành hay các cấp chính quyền địa phƣơng vẫn còn lúng túng, không biết ứng dụng CNTT bắt đầu từ đâu và ứng dụng nhƣ thế nào? Kế hoạch triển khai CPĐT ra sao? Mặt khác, tài liệu về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN vẫn còn rất ít. Hầu hết các tài liệu đều dƣới dạng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ nhiều nguồn, nhiều nơi khác nhau. Có nơi đã áp dụng thành công, có nơi thất bại hoặc không đạt hiệu quả nhƣ mong đợi. Vấn đề đặt ra cho các cấp CQNN là không thể triển khai ứng dụng rập khuôn mà phải lựa chọn ra các giải pháp phù hợp với điều kiện của mình.

CPĐT: Là Chính phủ ứng dụng CNTT và truyền thông để đổi mới tổ chức, đổi mới quy trình giúp cho các cơ quan Chính phủ làm việc hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho ngƣời dân, doanh nghiệp và các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngƣời dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nƣớc. 4

Trong công cuộc cải cách hành chính, có thể coi CPĐT là Chính phủ hiện đại vì dân, giúp tăng cƣờng dân chủ trong xã hội. CPĐT hƣớng tới việc tạo ra những mối quan hệ tƣơng tác giữa Chính phủ với công dân, Chính phủ với doanh nghiệp, và giữa các cơ quan chức năng,… một cách thân thiện,

26

thuận lợi, minh bạch và hiệu quả hơn. Các mối quan hệ này đƣợc xây dựng trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật có độ tin cậy cao, có khả năng bảo mật an toàn. Theo mô hình của các nƣớc đã có nền tảng CPĐT phát triển, thì CPĐT phát triển qua 4 giai đoạn khái quát nhƣ sau:

1. Công bố thông tin đáp ứng nhu cầu của công dân, doanh nghiệp... 2. Các hoạt động tƣơng tác hai chiều giữa chính quyền - chính quyền, chính quyền – công dân, chính quyền - doanh nghiệp...

3. Hoàn thiện các mối quan hệ chính quyền - chính quyền, chính quyền - công dân, chính quyền - doanh nghiệp....

4. Tiến tới xây dựng Chính phủ thông minh.

Sau 5 năm triển khai và hiện nay CPĐT của nƣớc ta đang ở giai đoạn 1 của quá trình phát triển CPĐT đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, các thành quả bƣớc đầu của việc triển khai CPĐT đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết và nâng cao hiệu của các công việc hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, nhân sự, giảm tham nhũng, tiêu cực, góp phần đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, tạo dựng và gìn giữ niềm tin của nhân dân với chính quyền.

Tuy nhiên, trong thời gian qua việc triển khai CPĐT còn chậm do gặp phải những rào cản nhƣ: chƣa có khung pháp lý cần thiết cho việc sử dụng CNTT trong toàn quốc, còn thiếu những chính sách ở tầm vĩ mô để xây dựng CPĐT; thiếu kinh nghiệm để xây dựng hệ thống thông tin tổng thể; hạ tầng công nghệ còn yếu kém, chƣa tƣơng xứng với quy mô và yêu cầu của việc triển khai CPĐT. Công nghệ bảo mật, bảo vệ dữ liệu, phòng chống tin tặc và chống virus chƣa bảo đảm; việc chuẩn hoá các quy trình thủ tục hành chính không theo kịp tiến độ triển khai CPĐT. Phần lớn công chức và ngƣời dân (cả bên cung cấp lẫn bên sử dụng các dịch vụ CPĐT) chƣa hiểu rõ về CPĐT cùng với lợi ích của nó và chƣa sẵn sàng cho việc triển khai CPĐT. Đồng thời, trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử, các quan chức chính phủ thƣờng

27

cho rằng CPĐT sẽ làm cho họ mất việc làm, mất quyền lực, một số còn lo sợ sẽ phải làm nhiều việc hơn, lo sợ sẽ không thích ứng đƣợc với công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)