10. Kết cấu luận văn
1.2.2 Tin học hoá với hoạt động của cơ quan nhà nước
“Trên phương diện của Chính phủ, CNTT cùng với sự phát triển của hệ thống interrnet sẽ giúp cho Chính phủ xoá bỏ rào cản về mặt vật lý giữa các hệ thống thông tin dựa trên giấy tờ truyền thống, giải phóng các luồng di chuyển thông tin trong hệ thống, rút ngắn các quy trình thủ tục, cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, lắng nghe người dân và cộng
đồng cũng như trong việc tổ chức và cung cấp thông tin”. [11;358]
CNTT với bốn thành phần: ứng dụng CNTT, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực và CNTT sẽ giúp cho Chính phủ cải tiến mối tác động qua lại giữa ba chủ thể: Chính phủ, ngƣời dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, kinh tế - xã hội, tiến đến xây dựng CPĐT. Đối với các CQNN, nhờ vào khả năng số hóa, xử lý và tái tạo thông tin một cách tự động, CNTT giúp cho việc tự động hóa hoặc vi tính hóa các quy trình, thủ tục giấy tờ hiện hành. Từ đó, sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lƣợc, cải tiến các hình thức cung cấp dịch vụ công. Kết quả làm tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt và cung cấp dịch vụ công một cách hiệu quả và kịp
22
thời cho ngƣời dân, doanh nghiệp và cả trong hệ thống các CQNN. Mặt khác, tính minh bạch của thông tin trong môi trƣờng số sẽ giúp cho việc nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thông tin trong quản lý điều hành, cũng nhƣ mở ra các cơ hội mới cho ngƣời dân đƣợc chủ động tham gia góp ý vào các vấn đề về điều hành và hoạch định chính sách. Thông qua internet và một số phƣơng tiện truyền thông khác, việc phổ biến rộng rãi thông tin sẽ hỗ trợ việc trao quyền cho ngƣời dân cũng nhƣ quá trình đƣa ra quyết định của CQNN. Tính minh bạch của thông tin và thúc đẩy phát triển không chỉ thể hiện sự dân chủ mà còn gầy dựng nên sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo và tính hiệu quả trong điều hành; Đồng thời, góp phần chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy CQNN. Nhƣ vậy, đối với Chính phủ nói chung và CQNN nói riêng, tin hoạ hoá chính là công cụ, phƣơng tiện để nâng cao vai trò, hiệu quả và chất lƣợng quản lý của mình bằng cách cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch công nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho ngƣời dân; tin học hoá còn tăng cƣờng năng lực quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch trong các CQNN nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế, xã hội. Ngày nay, lĩnh vực lãnh đạo quản lý cũng nhƣ các lĩnh vực khác đều đang chịu sự tác động của CNTT. CNTT có thể hỗ trợ công tác quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của nó. Đồng thời, hoạt động lãnh đạo quản lý cũng có tác động lớn đến sự phát triển và ứng dụng CNTT; Việc tin học hoá là sử dụng những kết quả của CNTT để hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức hoạt động xử lý thông tin, hỗ trợ các khâu công việc cần thiết và cuối cùng ở mức cao nhất là hỗ trợ cho các tổ chức hoạt động và các cá nhân tự động trao đổi, khai thác thông tin trong môi trƣờng CNTT; cải tiến, đổi mới qui cách làm việc, đạt hiệu quả công việc cao hơn, đáp ứng những thay đổi đang diễn ra.
Có thể nói, CNTT có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, hƣớng đến Chính phủ hiện đại mà ngày nay gọi là CPĐT. Tuy nhiên, cần lƣu ý CNTT chỉ là công cụ, phƣơng tiện cho Chính phủ thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Cần tránh tƣ
23
tƣởng tuyệt đối hóa CNTT dẫn đến những định hƣớng sai lầm, làm sai lệch đi mục tiêu, chức năng của Chính phủ.
CPĐT suy cho cùng là quá trình tin học hóa chức năng công bộc cho dân vì dân của Chính phủ hiện hữu. Tuy nhiên, tâm lý ngại đổi mới, sự bảo thủ của một số quan chức đã làm xuất hiện một số các rào cản thể hiện qua câu hỏi tƣởng nhƣ vô hại: xây dựng chính phủ điện tử xong thì chính phủ cơ hữu năm ở đâu? Trên thực tế, đây chính là mấu chốt của rào cản đổi mới quá trình tin học hóa chính phủ ngoài những nguyên nhân về đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật máy tính, tuyển dụng công chức chính phủ v.v…