Phương pháp xây dựng và xác định nguồn hình thành quỹ lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Cổ phần cao su Tây Ninh (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. Phương pháp xây dựng và xác định nguồn hình thành quỹ lương

1.4.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương trong doanh nghiệp

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xác định nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả lương cho người lao động. Nguồn bao gồm1:

- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao; - Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định;

- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngồi đơn giá tiền lương được giao;

- Quỹ tiền lương dự phịng từ năm trước chuyển sang. Nguồn tiền lương nêu trên được gọi là tổng quỹ tiền lương.

1.4.2. Các phương pháp xây dựng quỹ lương trong doanh nghiệp

Hiện nay, được quy định tại Thơng tư số 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập tại doanh nghiệp; và Thơng tư số 27/2010/TT- BLĐTBXH ngày 14/09/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số

1

Cơng văn 4320/L ĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước.

25/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các cơng ty TNHH MTV do Nhà làm chủ sở hữu.

Việc xây dựng đơn giá tiền lương làm căn cứ trả lương cho người lao động phù hợp với giá tiền cơng và quan hệ cung- cầu lao động trên thị trường được thực hiện theo các bước như sau:

1.4.2.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương tiền lương

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

- Tổng doanh thu;

- Tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa cĩ lương); - Lợi nhuận;

- Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ.

Chỉ tiêu tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa cĩ lương); lợi nhuận được tính theo các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Chỉ tiêu tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ, được tính theo Thơng tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1.4.2.2. Xác định các thơng số để xây dựng đơn giá tiền lương

Các thơng số để xây dựng đơn giá tiền lương, bao gồm:

- Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (Tsp) hoặc lao động định biên của

cơng ty (Lđb), được xây dựng theo qui định tại Thơng tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn, được tính theo cơng thức sau:

TLmincty = TLmin x (1 + Kđc)

Trong đĩ:

+ TLmincty: Mức lương tối thiểu của cơng ty lựa chọn; + TLmin: Mức lương tối thiểu chung;

+ Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do cơng ty lựa chọn theo quy định điểm 3.2 Điều 5 của Thơng tư số 23/2011/TT- BLĐTBXH ngày

Doanh nghiệp được lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu chung theo Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 để tính đơn giá tiền lương, nhưng phải bảo đảm đủ các điều kiện:

- Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của luật thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

- Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân (Mức tăng tiền lương bình quân, năng suất lao động

bình quân và việc xác định tiền lương bình quân kế hoạch gắn với năng suất lao động để xác định đơn giá tiền lương được tính theo hướng dẫn tại Thơng tư số 09/2005/TT-

BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Phải cĩ lợi nhuận và lợi nhuận kế hoạch khơng thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ một số trường hợp đặc biệt (Nhà nước cĩ quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh; đổi mới cơng nghệ; mở rộng

sản xuất kinh doanh; đầu tư mới).

- Hệ số lương theo cấp bậc cơng việc bình quân (Hcb):

Hệ số lương theo cấp bậc cơng việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc cơng việc bình quân của cơng nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quân của lao động gián tiếp (khơng kể Hội đồng

quản trị, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch cơng ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phĩ Tổng Giám đốc, Phĩ Giám đốc, Kế tốn trưởng, Kiểm sốt viên và những người

làm cơng tác quản lý khác hưởng lương). Cấp bậc cơng việc được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật, cơng nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm.

- Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc):

Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương được xác định căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được hưởng của từng loại phụ cấp do Nhà nước quy định, gồm: phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; phụ cấp trách nhiệm cơng việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp giữ chức vụ trưởng phịng, phĩ trưởng phịng và tương đương.

- Tiền lương của cán bộ chuyên trách đồn thể do tổ chức đoàn thể trả lương (Vđt): Đối với cán bộ chuyên trách đồn thể do tổ chức đoàn thể trả lương thì phần chênh lệch giữa tiền lương tính theo mức lương tối thiểu của cơng ty lựa chọn và tiền lương do tổ chức đoàn thể trả được cộng vào để xác định đơn giá tiền lương của cơng ty.

- Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Vttlđ):

Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm, được xác định bằng 30% tiền lương khi làm việc vào ban ngày của số lao động làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch.

1.4.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, cơng ty lựa chọn phương pháp dưới đây để xây dựng đơn giá tiền lương làm căn cứ lập kế hoạch quỹ tiền lương và trả lương cho người lao động:

- Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa cĩ lương) hoặc lợi nhuận, được tính theo cơng thức:

 Lđb x TLmincty x ( Hcb + Hpc ) + Vđt  x 12 tháng + Vttlđ Vđg =

Tkh hoặc Tkh - Ckh (chưa cĩ lương) hoặc Pkh

Trong đĩ:

Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (đơn vị tính đồng/1.000 đồng doanh thu) hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa cĩ lương (đơn vị tính đồng/1.000 đồng tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa cĩ lương) hoặc lợi nhuận (đơn vị tính đồng/1.000 đồng lợi nhuận);

- Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ,

được tính theo cơng thức:

Vđg = Vgiờ x Tsp

Trong đĩ:

Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi tiêu thụ (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm);

Vgiờ: Tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương, được tính bằng tiền lương tháng bình quân kế hoạch chia cho 26 ngày và chia cho 8 giờ, trong đĩ tiền lương bình quân tháng

lương tối thiểu của cơng ty lựa chọn, phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đồn thể và tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm;

Tsp: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (tính bằng số giờ-người/đơn vị sản phẩm), được xây dựng theo hướng dẫn tại Thơng tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (khơng bao gồm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch cơng ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phĩ Tổng giám đốc, Phĩ Giám đốc, Kế tốn trưởng và Kiểm sốt viên).

1.4.2.4. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch

Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của cơng ty để lập kế hoạch tổng chi tiền lương bao gồm: quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ khơng tính trong đơn giá tiền lương, trong đĩ:

- Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương, được tính theo cơng thức:

Vkhđg = Vđg x Csxkh

Trong đĩ:

Vkhđg : Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương;

Vđg : Đơn giá tiền lương tính theo quy định tại Điều 6 Thơng tư này;

Csxkh: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kế hoạch về Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa cĩ lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ gắn với đơn giá tiền lương theo quy định tại Điều 6 Thơng tư này.

- Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ khơng tính trong đơn giá tiền lương, được tính theo cơng thức:

Vkhcđ = Vpc + Vbs (4)

Trong đĩ:

Vkhcđ : Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ khơng tính trong đơn giá tiền lương;

Vpc : Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu cĩ) khơng được tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: phụ cấp thợ lặn; phụ cấp đi biển; chế độ thưởng an toàn hàng khơng, thưởng vận hành an tồn điện, tính theo số đối tượng hưởng và mức được hưởng theo qui định của Nhà nước;

Lao động (gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động

nữ), áp dụng đối với cơng ty xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến.

1.5. Phân phối quỹ tiền lương trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp việc quản lý quỹ lương địi hỏi phải hết sức chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả và việc cấp phát lương phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

Doanh nghiệp phải đảm bảo quỹ tiền lương khơng vượt quá chi so với quỹ tiền lương được hưởng, khơng được dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phịng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, cĩ thể quy định phân chia tổng quỹ tiền lương cho các quỹ sau:

- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khốn, lương sản phẩm, lương thời gian (ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương).

- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động cĩ năng suất, chất lượng cao cĩ thành tích trong cơng tác (tối đa khơng quá 10% tổng quỹ tiền lương).

- Quỹ khuyến khích người lao động cĩ trình độ chuyên mơn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi (tối đa khơng vượt quá 2% tổng quỹ tiền lương).

- Quỹ dự phịng cho năm sau (quỹ dự phịng được trích lập nhưng khơng quá 17% quỹ

tiền lương thực hiện2).

1.6. Các hình thức trả lương

Trong quan hệ lao động, tổ chức trả lương, trả cơng lao động là một trong những yếu tố, điều kiện để thực hiện cĩ hiệu quả mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chế độ tiền lương mới chỉ phản ảnh chủ yếu về mặt chất lượng lao động mà chưa thể hiện được về mặt số lượng lao động. Hình thức trả lương mới là nội dung quan trọng để thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chế độ tiền lương đối với người lao động (Trần Thị Kim Dung, 2010).

Thơng thường cĩ 03 hình thức trả lương chủ yếu áp dụng trong doanh nghiệp: Hình thức trả lương thời gian; Hình thức trả lương theo trình độ, năng lực ; Hình thức trả lương theo kết quả thực hiện cơng việc.

2

Cơng văn số 518/TCT-CS ngày 14/02/2011 của Tổng Cục thuế về quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010.

1.6.1. Hình thức trả lương theo thời gian

Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Thực chất của hình thức này là trả cơng theo số ngày cơng ( giờ cơng ) thực tế đã làm.

Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm cơng tác quản lý. Đối với cơng nhân sản xuất thì hình thức trả lương này chỉ áp dụng ở những bộ phận lao động bằng máy mĩc là chủ yếu hoặc những cơng việc khơng thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, hoặc do tính chất, điều kiện đặc thù của sản xuất, nếu thực hiện trả cơng theo sản phẩm sẽ khơng đảm bảo được chất lượng sản phẩm và khơng đem lại hiệu quả thiết thực.

Tùy theo điều kiện và trình độ quản lý thời gian lao động, hình thức trả lương theo thời gian cĩ thể áp dụng theo hai cách: trả lương theo thời gian đơn giản và trả lương theo thời gian cĩ thưởng (Trần Thị Kim Dung, 2010).

1.6.2. Hình thức trả lương theo trình độ, năng lực

Người lao động sẽ được trả lương căn cứ vào trình độ, năng lực đã được huấn luyện, đào tạo và thâm niên kinh nghiệm. Việc trả lương này kích thích người lao động luơn nâng cao trình độ năng lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ mới.

1.6.3. Hình thức trả lương theo kết quả thực hiện cơng việc

Người lao động được trả lương căn cứ dựa vào kết quả thực hiện cơng việc. Cĩ nhiều hình thức trả lương theo kết quả thực hiện cơng việc như : trả lương theo sản phẩm, theo sản phẩm cĩ thưởng hoặc theo sản phẩm lũy tiến, khốn tiền lương theo nhĩm, … Hình thức này cĩ tác dụng kích thích, động viên người lao động rất tốt (Trần Thị Kim Dung, 2010).

Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với tính chất cơng việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, gắn tiền lương với kết quả cơng việc, bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động ; Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.3

3

Thơng tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương.

Kết luận chương 1

Cơ sở lý thuyết của chương I đã nêu ra được cơ sở lý luận về tiền lương nĩi chung, những yêu cầu cơ bản về tổ chức tiền lương, triển khai hoạt động tổ chức tiền lương tại doanh nghiệp, phương pháp xây dựng và phân phối quỹ lương trong doanh nghiệp. Cơ sở lý thuyết chương I cũng đã chỉ rõ các nguyên tắc trong hoạt động tổ chức tiền lương và để hoạt động tổ chức tiền lương tại doanh nghiệp đạt các yêu cầu đặt ra, cần thiết triển khai thực hiện các nội dung chính như sau:

- Đánh giá, rà sốt để tổ chức triển khai xây dựng và ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động; Các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cơng nhân, tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên mơn nghiệp vụ;

- Tổ chức rà sốt, sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, trong đĩ cĩ nội dung về tiền lương, tiền thưởng, nâng bậc lương nâng bậc lương, các tiêu chí thưởng từ quỹ lương và thưởng từ lợi nhuận;

- Xây dựng đơn giá tiền lương; xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định của Nhà nước; Chủ động lựa chọn các hình thức trả lương và tiền thưởng phù hợp với từng loại cơng việc của doanh nghiệp;

- Tập trung nhất là xây dựng và thực hiện đầy đủ quy chế trả lương và quy chế trả thưởng của doanh nghiệp. Làm tốt nội dung quy chế này là thực hiện gần như trọn vẹn các nội dung cơ bản của hoạt động tổ chức tiền lương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Cổ phần cao su Tây Ninh (Trang 27)