Đánh giá chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 81 - 86)

4.2.3.1 Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu Nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng, và chỉ tiêu Nợ ngắn hạn quá hạn/ Tổng dƣ nợ ngắn hạn cũng dùng để đánh giá quá trình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Chỉ tiêu cho thấy trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn.

Giai đoạn 2010 – 2012

Dựa vào bảng số liệu cho thấy, chỉ tiêu Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 luôn ở mức thấp dƣới 1% qua mỗi năm. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng có chất lƣợng tốt, khâu thẩm định hiệu quả và cho thấy tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng khá khả quan. Điều đó phản ánh các chủ trƣơng chính sách của Chính phủ đã phát huy tác dụng khi giúp các ngành sản xuất ổn định và tăng trƣởng, kích cầu tiêu dùng thông qua đầu tƣ công. Tuy nhiên vào năm 2012 sự gia tăng của chỉ số này lại có dấu hiệu mạnh hơn, điều này phản ánh tình hình chung của nền kinh tế, tuy có sự tăng trƣởng nhƣng hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn do thị trƣờng kinh doanh đã bão hòa. Tóm lại tuy có sự gia tăng nhƣng chỉ số này vẫn đang ở mức thấp so với hệ thống ngân hàng hiện nay, điều này đạt đƣợc là do Ban giám đốc ngân hàng theo dõi sát tình hình thực tế, đƣa ra kế hoạch hoạt động của ngân hàng phù hợp với tình hình kinh tế của thành phố.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2013 đạt 0,21%, tăng 35,46% so với cùng kỳ năm 2012 và cao hơn hẳn giá trị của ba năm 2010 – 2012. Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn đầu năm 2013 tăng lên rất nhanh trong khi tốc độ tăng của DNCV ngắn hạn cùng kỳ chỉ tăng 1,90%. Trong sáu tháng đầu năm 2013, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đƣợc quy định đã giảm đi rất nhiều nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đi vay ngân hàng. Tuy tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nhƣng nhờ sự hỗ trợ của địa phƣơng và từ phía ngân hàng, tỷ lệ này tuy có tăng nhƣng vẫn nằm trong mức chấp nhận đƣợc.

Bảng 4.23 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của VietinBank Cần Thơ Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 1. Dƣ nợ ngắn hạn Triệu đồng 1.539.586 1.957.704 1.665.246 1.827.365 1.862.157 2. Nợ quá hạn ngắn hạn Triệu đồng 534 954 4.546 2.863 3.952 3. Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 191 366 1075 387 785 4. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 1.391.328 1.748.645 1.811.475 1.892.535 1.763.702

5. Thu nhập từ cho vay ngắn hạn Triệu đồng 212.177 678.818 594.859 327.195 373.450

6. Tổng thu nhập Triệu đồng 271.030 772.089 697.562 385.974 438.851

7. Chi phí cho vay ngắn hạn Triệu đồng 178.172 612.383 572.303 316.210 362.093

8. Tổng chi phí Triệu đồng 232.175 703.221 674.585 373.676 424.813

9. Lãi suất bình quân ngắn hạn đầu ra % 10,81 29,87 27,17 16,11 17,24

10. Lãi suất bình quân ngắn hạn đầu vào % 8,94 26,17 25,54 15,53 16,36

11. Nợ quá hạn ngắn hạn/ Dƣ nợ ngắn hạn = (2)/(1) % 0,03 0,05 0,27 0,16 0,21

12. Hệ số khả năng mất vốn = (3)/(4) % 0,01 0,02 0,06 0,02 0,04

13. Tỷ lệ thu nhập từ cho vay ngắn hạn = (5)/(6) % 78,29 87,92 85,28 84,77 85,10

14. Hệ số chênh lệch lãi suất bình quân ngắn hạn = (9)/(10) Lần 1,21 1,14 1,06 1,04 1,05

15. Tỷ lệ chi phí cho vay ngắn hạn = (7)/(8) % 76,74 87,08 84,84 84,62 85,24

4.2.3.2 Hệ số khả năng mất vốn

Cũng giống nhƣ tên gọi, hệ số khả năng mất vốn đánh giá tỉ lệ các khoản nợ nhóm 5 (hay còn gọi là nợ có khả năng mất vốn) trên dƣ nợ bình quân của ngân hàng. Nói cách khác, hệ số này đánh giá khả năng các khoản nợ đã cho vay có bao nhiêu phần trăm nợ có thể không thu hồi đƣợc.

Giai đoạn 2010 – 2012

Hệ số khả năng mất vốn đối với tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có xu hƣớng tăng dần qua ba năm nhƣng xét về mặt giá trị vẫn nằm ở mức khá thấp so với các ngân hàng khác trong khu vực. Cụ thể, năm 2010, hệ số này đạt 0,01%, có ý nghĩa là các khoản nợ xếp vào nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm 0,01% trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2011, hệ số này đạt 0,02%, tăng 52,42% so với năm 2010; sang năm 2012, hệ số này tăng lên đến 0,06%, tăng mạnh 183,53% so với năm 2011. Hệ số khả năng mất vốn đối với tín dụng ngắn hạn tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao trong khi tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn biến động tăng giảm khác nhau theo từng năm cho thấy nợ nhóm 5 của ngân hàng đang tăng cao qua từng năm. Đây không phải là dấu hiệu tốt của ngân hàng khi nhóm nợ có rủi ro cao nhất, nguy cơ không thu hồi đƣợc đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu và có xu hƣớng gia tăng, cho thấy chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cần phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Hệ số khả năng mất vốn đối với tín dụng ngắn hạn của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 đạt 0,04%, tăng 117,66% so với cùng kỳ năm 2012. Với nguyên nhân tƣơng tự nhƣ giai đoạn 2010 – 2012, sang đầu năm 2013, nợ xấu nhóm 5 của ngân hàng tăng mạnh (tăng 102,84%) do tình hình đánh giá các nhóm nợ thuộc cùng một khách hàng vay có những khoản vay đã bị chuyển từ nhóm 4 sang nhóm 5, do đó tất cả món vay của khách hàng đó cũng phải chuyển nhóm, chính vì vậy là nợ nhóm 5 tăng đột biến nhƣ vậy. Tuy nhiên, về phía ngân hàng cũng nhận thức đƣợc và đang tìm cách khắc phục cũng nhƣ tích cực thu hồi các khoản vay này và dự phòng các biện pháp xử lý khi rủi ro mất vốn xảy ra.

4.2.3.3 Tỷ lệ thu nhập từ cho vay ngắn hạn

Giai đoạn 2010 – 2012

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, tỷ lệ thu nhập cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn có giá trị cao qua các năm và chiếm trên 75% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2010, tỷ lệ này đạt mức thấp nhất trong ba năm là do đây là năm mà tình hình lãi suất huy động vẫn còn khá cao và kiểm soát vẫn chƣa chặt chẽ về trần lãi suất. Hơn nữa, tỷ trọng DSCV ngắn hạn trong

tổng DSCV thấp hơn những năm còn lại do ngân hàng vẫn đang phân phối cơ cấu hoạt động cho vay theo thời hạn trải đều giữa ngắn hạn và trung – dài hạn. Sang năm 2011 và 2012, tỷ trọng này lần lƣợt tăng lên đột biến khi đều ở mức trên 85%. Có thể thấy, năm 2011 và 2012 là hai năm mà tình hình lãi suất huy động và cho vay đƣợc NHNN kiểm soát chặt chẽ với hàng loạt các Thông tƣ quy định cộng với tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao; do đó, ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào những khoản vay có thời hạn ngắn. Tổng quan ba năm có thể nhận định, đây là giai đoạn mà ngân hàng do đang tập trung kiểm soát chất lƣợng tín dụng và hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, do đó đầu tƣ vào các khoản vay ngắn hạn để dễ dàng kiểm soát hơn, từ đó tỷ trọng về thu nhập tạo ra từ hoạt động này cũng chiếm hơn ¾ tổng thu nhập từ tất cả các hoạt động của ngân hàng.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Tỷ lệ lợi nhuận cho vay ngắn hạn của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 85,10%. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn cao hơn tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy sang năm 2013, tuy VietinBank Cần Thơ đã bắt đầu cân đối lại cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn, giảm bớt tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn đồng thời tăng dƣ nợ trung – dài hạn lên, nhƣng các do áp lực từ phía quá tải các khoản vay trên một cán bộ tín dụng nên ngân hàng vẫn chƣa mạnh tay tập trung vào cho vay trung – dài hạn do khó quản lý đƣợc chất lƣợng các khoản vay này. Tuy nhiên, mức tỷ lệ thu nhập từ cho vay ngắn hạn đạt đƣợc vẫn thể hiện hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động tạo lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng theo xu hƣớng của những năm trƣớc.

4.2.3.4 Hệ số chênh lệch lãi suất bình quân ngắn hạn

Hệ số này là tỷ số giữa lãi suất bình quân ngắn hạn đầu ra và lãi suất bình quân ngắn hạn đầu vào của ngân hàng. Hay nói cách khác, đây là hệ số thể hiện mức chênh lệch lãi suất dƣới dạng tỷ số. Cho thấy sự chênh lệch giữa mức lãi suất bình quân của ngân hàng đối với hoạt động đầu tƣ, kinh doanh ngắn hạn và mức lãi suất bình quân của ngân hàng đối với hoạt động huy động vốn ngắn hạn.

Giai đoạn 2010 – 2012

Dựa vào bảng số liệu, nhìn chung qua ba năm, hệ số này đều đạt mức lớn hơn 1. Điều này cho thấy lãi suất bình quân ngắn hạn đầu ra luôn lớn hơn lãi suất bình quân ngắn hạn đầu vào. Đây là điều tất yếu đối với một NHTM vì khi đó chênh lệch lãi suất là dƣơng, ngân hàng có lợi nhuận. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, tuy hệ số này luôn lớn hơn 1 nhƣng có dấu hiệu giảm dần qua ba năm với năm 2012 đạt mức thấp nhất trong ba năm là 1,06.

Cho thấy ngân hàng vẫn chịu ảnh hƣởng khó khăn của nền kinh tế khi chi phí cho vay ngắn hạn tăng lên nhanh chóng còn thu nhập từ hoạt động này cũng có gia tăng tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn, kéo theo mức chênh lệch lãi suất giảm theo. Tỷ số này ở mức lớn hơn 1 là khá tốt và hợp lý, tuy nhiên với xu hƣớng biến động giảm dần cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn tăng trƣởng với tốc độ không khả quan và lại tốn nhiều chi phí. Điều này phản ánh chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng vẫn chƣa thật sự tốt. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp tiết giảm chi phí nhƣng vẫn giữ vững đƣợc chất lƣợng các khoản vay ngắn hạn để nâng cao lợi nhuận cho mình.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Hệ số chênh lệch lãi suất bình quân sáu tháng đầu năm 2013 tăng 1,52% so với cùng kỳ năm 2012, đạt mức 1,05 lần. Theo nhƣ xu hƣớng của giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ này lại có phần sụt giảm tiếp tục vào đầu năm 2013. Tuy nhiên mức giảm là không nhiều. Điều này cho thấy trong năm 2013, VietinBank Cần Thơ đã tiết giảm phần nào chi phí cho vay ngắn hạn của mình và tốc độ tăng của thu nhập từ cho vay ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Hơn nữa, tổng tài sản sinh lời và nguồn vốn chịu lãi ngắn hạn cũng tăng trƣởng với tốc độ tƣơng đƣơng nhau. Mức chênh lệch lãi suất đầu năm 2013 tuy không nhiều nhƣng vẫn cao hơn cùng kỳ năm 2012, đây là dấu hiệu khởi sắc trở lại của nền kinh tế và thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.2.3.5 Tỷ lệ chi phí cho vay ngắn hạn

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc giải ngân vốn. Chi phí cho vay ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chi phí đầu vào nhƣ chi phí trả lãi huy động vốn, chi phí bảo hiểm.,… và chi phí đầu ra nhƣ chi phí để trả lƣơng công nhân, chi phí quản lý,… Tỷ lệ này càng nhỏ càng thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Giai đoạn 2010 – 2012

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, chỉ tiêu này đạt mức khá cao qua ba năm (trung bình đều trên 75%). Điều này cho thấy đối với VietinBank Cần Thơ, hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn đang là một hoạt động chiếm ƣu thế và là hoạt động tín dụng chủ yếu khi chi phí bỏ ra cho hoạt động này chiếm trên ¾ tổng chi phí của ngân hàng. Thể hiện rõ nhất vào năm 2011 khi chỉ tiêu này tăng cao nhất (lên đến 87,08%), cho thấy trong năm 2011, chi phí phải bỏ ra cho hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng là cao nhất. Điều này phản ánh rõ tình hình kinh tế khó khăn trong năm khi tỷ lệ lạm phát tăng cao cùng nhiều bất cập của nền kinh tế. Vì thế, với mức số liệu có đƣợc, có thể đánh giá mức chi phí bỏ ra cho hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đang có xu

hƣớng gia tăng, đặc biệt đã chiếm trên 80% kể từ năm 2011 đến nay. Ngân hàng cần xem xét lại để cân đối hợp lý hơn khoản mục chi phí này để góp phần gia tăng lợi nhuận trong tƣơng lai.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Có cùng xu hƣớng tăng lên của chi phí cho vay ngắn hạn trong ba năm trƣớc, chỉ tiêu này của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 đạt đến 85,24%, tƣơng đƣơng so với cùng kỳ năm trƣớc. Điều này cho thấy sang năm 2013, nhìn chung tổng chi phí và chi phí cho vay ngắn hạn đều tăng, nhƣng về mặt tỷ trọng của chi phí cho vay ngắn hạn trong tổng chi phí lại tiếp tục tăng trong bình diện chung DSCV ngắn hạn cũng có sự tăng trƣởng. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn đang đầu tƣ chủ yếu cho hoạt động này với mức chi phí chiếm tỷ trọng khá cao. Mà nguyên nhân chủ yếu là do chi phí huy động gia tăng do tình hình giá vàng trong nƣớc biến động lớn, thu hút đầu tƣ của dân cƣ. Đây là tình hình chung của hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn thể hiện dấu hiệu tốt khi DSCV ngắn hạn vẫn gia tăng, ngân hàng vẫn có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn để tăng lợi nhuận nếu biết kiểm soát tốt các khoản vay này.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 81 - 86)