đối tƣợng cá nhân, hộ gia đình
Công tác kiểm tra, giám sát các món vay nếu đƣợc thực hiện đầy đủ, xuyên suốt và chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao DSTN của ngân hàng qua từng giai đoạn, từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cƣờng kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua việc cử cán bộ phụ trách kiểm tra thƣờng kỳ hay đột xuất để đảm bảo việc sử dụng vốn của khách hàng là đúng mục đích và không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến dƣ nợ, có kế hoạch cụ thể thu hồi các khoản nợ gốc, lãi đến hạn.
Cán bộ tín dụng phải theo dõi sát sao thời hạn trả nợ của từng món vay để báo cho khách hàng biết khoảng một tuần trƣớc ngày món vay đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi để khách hàng có thể thu xếp và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng; đồng thời CBTD cũng phải luôn đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển nhóm nợ cao hơn. Bên cạnh đó,
CBTD cần thƣờng xuyên gửi giấy báo trả nợ ngân hàng cho khách hàng khi sắp đến hạn trả nợ hay đóng lãi để nhắc nhở khách hàng, hạn chế tình trạng nợ quá hạn là do khách hàng quên thời gian trả nợ.
Qua kết quả phân tích chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, đa phần nợ quá hạn phát sinh là do nguyên nhân từ khách hàng, chủ yếu là đối tƣợng cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, em đề ra một số giải pháp mà ngân hàng nên thực hiện chặt chẽ hơn trong quy trình cho vay:
* Trƣớc khi cho vay
- Thƣờng xuyên phân tích khách hàng, trong đó cần chú ý đến: + Phân tích tƣ cách, năng lực pháp lý.
+ Phân tích năng lực điều hành, quản lý.
+ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phân tích tình hình tài chính.
Việc phân tích này nhằm đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn diện về khách hàng của mình, để từ đó có chính sách đầu tƣ hợp lý.
- Xem xét tính khả thi của phƣơng án kinh doanh của hộ gia đình thông qua kế hoạch kinh doanh và tình hình tài chính; hay mục đích sử dụng vốn vay trong tiêu dùng hoặc sản xuất của đối tƣợng vay là cá nhân. Từ đó có quyết định đúng đắn khi xét duyệt cho vay.
* Kiểm tra sau khi cho vay
Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của CBTD nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm giám sát sự tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng vẫn chƣa đẩy mạnh đƣợc công tác này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các hộ gia đình còn kém, không cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.
Để thực hiện tốt công tác này thì CBTD nên định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tùy theo độ an toàn của khoản vay. Cán bộ tín dụng kiểm tra bằng cách thị sát tiến độ thực hiện và thị sát vật chất. Nếu phát hiện những vấn đề ảnh hƣởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thì CBTD phải trực tiếp báo cáo đến Trƣởng phòng tín dụng, trình giám đốc biết để có những giải pháp khắc phục kịp thời, có thể ngừng cho vay hoặc thu nợ trƣớc hạn.