Mở rộng sản phẩm tín dụng đối với nhóm khách hàng có chất

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 95 - 99)

lƣợng tốt

Nhƣ đã nêu trong thực trạng phân tích tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng, có thể thấy hầu hết các lĩnh vực đi vay tại ngân hàng đều có phát sinh nợ quá hạn; tuy nhiên, nổi bật trong đó vẫn là lĩnh vực cho vay tiêu dùng có giá trị nợ quá hạn ngắn hạn rất thấp, thậm chí bằng 0. Chính vì vậy, em xin đề ra một số hƣớng phát triển sản phẩm trong lĩnh vực này để góp phần nâng cao quy mô tín dụng của ngân hàng.

Hiện nay, về lĩnh vực Cho vay tiêu dùng, ngân hàng có các dạng phân khúc là cho vay nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay Chứng minh tài chính, cho vay du học, và cho vay ngƣời Việt Nam làm việc tại nƣớc ngoài. Sản phẩm của ngân hàng đƣợc đánh giá là khá đa dạng so với các NHTM khác trên địa bàn. Ngân hàng nên chia nhỏ phân khúc thị trƣờng để tạo ra những sản phẩm phong phú và phù hợp với nhu cầu vay vốn của ngƣời tiêu dùng. Đối với phân khúc cho vay nhà ở thì có thể chia ra vay mua nền nhà, vay mua biệt thự, vay mua đất hoặc thuê đất,… Đặc biệt cho vay sửa chữa nâng cấp nhà hiện nay đang là một nhu cầu rất lớn vì những năm trở lại đây cả nƣớc liên tục đối mặt với vấn đề thiên tai lũ lụt mà sự hỗ trợ của Chính quyền địa phƣơng vẫn chƣa giải quyết đƣợc hết nhu cầu của ngƣời dân. Trƣớc tình trạng nhƣ vậy thì ngay trong địa bàn thành phố nhu cầu vay vốn để thực hiện sữa chữa nâng cấp nhà là khá lớn. Nếu ngân hàng có thể triển khai đƣợc sản phẩm phù hợp với phân khúc này thì có thể thu hút đƣợc một lƣợng đông đảo khách hàng. Đối với phân khúc cho vay mua ô tô, ngân hàng có thể chia nhỏ các hạn mục lãi suất ƣu đãi tùy theo từng loại xe theo nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó cũng nên tạo ra những sản phẩm mới trong phân khúc cho vay tiêu dùng nhƣ: cho vay mua điện thoại, laptop, máy tính bảng, cho vay tiêu dùng dành riêng cho phái đẹp,…

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động cho vay nên chất lƣợng của hoạt động tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp, giảm chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý chất lƣợng tín dụng là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào.

Trƣớc những biến động khó lƣờng và có chiều hƣớng xấu đi của nền kinh tế trong thời gian vừa qua, hệ thống các NHTM ở TP. Cần Thơ nói chung và VietinBank Cần Thơ nói riêng đã và đang tiết chế các khoản vay trung và dài hạn, vốn là những khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng, mà tập trung vốn cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, kinh doanh ngân hàng luôn là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro, bất kể với thời hạn nào, khi lƣợng vốn tập trung vào các khoản vay ngắn hạn thì chính những khoản vay này sẽ làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng. Chính vì những khoản vay phát sinh rủi ro mà chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút, ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc xác định sẵn là phân tích thực trạng và đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng ngắn hạn thông qua các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng; từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ, kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc một số vấn đề cơ bản nhƣ sau:

Một là, đánh giá đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khái quát đƣợc tình hình tổng nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Qua đó đánh giá đƣợc khả năng tự chủ về nguồn vốn của ngân hàng và nhận xét đƣợc cơ cấu nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ.

Hai là, phân tích đƣợc thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thông qua các khoản mục Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ và Dƣ nợ theo hai tiêu chí phân loại là theo lĩnh vực đầu tƣ và theo đối tƣợng khách hàng; đồng thời đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng thông qua các khoản mục nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh tại ngân hàng trong giai đoạn phân tích.

Ba là, đánh giá đƣợc tổng quan và cụ thể chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính về lợi nhuận thu đƣợc, chi phí cho vay cùng với các hệ số thể hiện tốc độ quay vốn cũng nhƣ khả năng thu nợ của ngân hàng.

Bốn là, trong quá trình phân tích đã làm rõ nguyên nhân làm giảm chất lƣợng tín dụng ngắn hạn, luận văn đã đề ra đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian tới.

Trong nửa cuối năm 2013, không chỉ riêng VietinBank Cần Thơ mà các NHTM khác điều đặt ra mục tiêu là từng bƣớc rà soát lại các hợp đồng tín dụng, cùng khách hàng giải quyết khó khăn để có thể thu hồi nợ đọng, nợ quá hạn. Ngân hàng chỉ chọn lọc và cung ứng vốn cho khách hàng cũ có „sức khỏe‟ tốt, không chạy theo chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng. Lợi nhuận ngân hàng xuất phát từ quản lý rủi ro, nếu quản lý rủi ro tốt thì lợi nhuận thu về sẽ khả quan. Do đó, nếu không quá chạy đua theo chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng và huy động lãi suất cao, mà tập trung vào một mục tiêu vừa phải thì sẽ đạt đƣợc lợi nhuận bền vững. Hơn nữa, VietinBank Cần Thơ cũng cần xem xét cơ cấu cho vay theo thời hạn, cân đối hợp lý hơn để phân tán rủi ro đã phát sinh nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng khi tập trung cho vay ngắn hạn giai đoạn vừa qua. Ngân hàng cũng cần tiếp tục đổi mới, nâng cấp công tác tổ chức, quản trị điều hành đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, đồng thời đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tƣ và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát nợ xấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2003. Tín dụng – Ngân hàng (Tiền tệ Ngân hàng II). TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Cần Thơ: Nhà xuất bản giáo dục.

Danh mục tài liệu PDF

1. Lê Thị Hồng Vân, 2011. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. [pdf] < http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/chat-luong-tin-dung-cua- ngan-hang-thuong-mai.html> [Ngày truy cập: 21 tháng 08 năm 2010].

2. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, 2012. Báo cáo thường niên năm 2012. [pdf] < http://investor.vietinbank.vn/FinancialReports.aspx>.

3. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2012. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 và khuyến nghị chính sách năm 2013. [pdf] < http://nfsc.gov.vn/bao-cao-giam-sat/tinh-hinh-kinh-te-viet-nam-nam-2012-va- khuyen-nghi-chinh-sach-nam-2013>.

Các thông tin khác đăng tải trên Internet

1. Cổng giáo dục Tỉnh Cao Bằng, 2013. Chất lƣợng tín dụng ngắn hạn. http://caobangedu.vn/chat-luong-tin-dung-ngan-hang-1422.html [Ngày truy cập: 22 tháng 06 năm 2013].

2. Cục Xúc Tiến Thƣơng Mại, 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) tại Cần Thơ – Phần 1. <http://www.vietrade.gov.vn/vung- kinh-te-trong-diem-dbscl/2925-k-hoch-phat-trin-kinh-t-xa-hi-5-nm-2011- 2015-ti-cn-th-pjm-1.html> [Ngày truy cập: 25 tháng 9 năm 2013].

3. Cục Xúc Tiến Thƣơng Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ – Phần 1. <http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem- dbscl/2917-tinh-hinh-phat-trin-kinh-t-ti-cn-th-phn-1.html> [Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2013].

4. Cục Xúc Tiến Thƣơng Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ – Phần 2. <http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem- dbscl/2917-tinh-hinh-phat-trin-kinh-t-ti-cn-th-phn-2.html> [Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2013].

5. Nguyễn Thiện Sơn, 2012. Khó khăn của ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn. <http://www.thoibaonganhang.vn/tintuc/58-kho-khan-cua- ngan-hang-khi-cho-doanh-nghiep-vay-von-4740.html> [Ngày truy cập: 22 tháng 9 năm 2013].

6. Thùy Trang, 2013. Doanh nghiệp Việt ngại đổi mới sáng tạo. <http://www.petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/doanh-nghiep-viet-ngai-doi-moi- sang-tao.html> [Ngày truy cập: 30 tháng 09 năm 2013].

7. Tiến Phƣơng, 2013. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91%. <http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nam-2012-tang-truong-tin-dung-dat-891- 20130109102249ca34.chn> [Ngày truy cập: 09 tháng 01 năm 2013].

Văn bản do Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ ban hành

1. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. 2. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. 3. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2012. Thông tư 14/2012/TT-NHNN. 4. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2012. Thông tư 33/2012/TT-NHNN. 5. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư 09/2013/TT-NHNN. 6. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư 10/2013/TT-NHNN. 7. Ngân hàng Nhà nƣớc, ngày 13/02/2012. Chỉ thị 01/CT-NHNN. 8. Ngân hàng Nhà nƣớc, ngày 31/01/2013. Chỉ thị 01/CT-NHNN. 9. Chính phủ, 2012. Nghị quyết 01/NQ-CP.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 95 - 99)