Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 75)

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế vừa mang lại nguồn thu nhập thƣờng xuyên cho ngân hàng. Doanh số cho vay (DSCV) là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân bằng tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trƣởng của DSCV thể hiện sự tăng trƣởng về quy mô của công tác tín dụng.

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV của ngân hàng và có sự biến động khác nhau qua từng năm. Nguyên nhân là vì: thứ nhất, phần lớn khách hàng trong khu vực và TP. Cần Thơ chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa,… nên nhu cầu vốn của ngƣời dân thƣờng là trong ngắn hạn; thứ hai, các doanh nghiệp đi vay chủ yếu để phục vụ nhu cầu vốn lƣu động, sản xuất – kinh doanh trong ngắn hạn, chu kỳ vốn thƣờng chỉ là một năm; thứ ba, tình hình kinh tế Thành phố có nhiều biến động bất ổn với tỉ lệ lạm phát thƣờng ở mức cao, do vậy, cho vay trung và dài hạn lại tiềm ẩn thêm nhiều rủi ro nên ngân hàng luôn cẩn trọng trong khi thẩm định để cho vay trong khu vực này. Tổng DSCV ngắn hạn của VietinBank Cần Thơ có sự biến động khá nhiều trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, DSCV ngắn hạn năm 2011 tăng 51,95% so với năm 2010; năm 2012, DSCV ngắn hạn giảm 1,48% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự gia tăng đột biến vào năm 2011 là do nhu cầu vay vốn của khách hàng đã bắt đầu tăng mạnh trở lại khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi tốt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhờ các giải pháp kích thích kinh tế theo hƣớng hỗ trợ phục hồi tăng trƣởng của Chính phủ theo Nghị quyết 03/NQ-CP. Các khoản vay có thời hạn ngắn không chỉ giúp các cá nhân, doanh nghiệp có đƣợc nguồn vốn mà còn giúp ngân hàng quản lý tốt nguồn vốn và kiểm soát tốt hơn các loại rủi ro và nợ xấu. Sang năm 2012, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN và Công văn 674/NHNN-CSTT về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, thắt chặt tiền tệ chặt chẽ, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

để kiềm chế lạm phát; bên cạnh đó tiến hành rà soát kỹ lƣỡng lại số khách hàng trong các ngành nghề không khuyến khích, chính vì vậy, DSCV ngắn hạn đã sụt giảm nhẹ trong năm 2012.

a) Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng

Giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 4.4 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Sản xuất – kinh doanh 1.737.736 2.369.405 2.731.710 631.670 36,35 362.304 15,29 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 1.299.078 2.776.214 2.283.183 1.477.136 113,71 -493.031 -17,76 Dịch vụ và kinh doanh khác 1.123.656 1.482.687 1.476.880 359.030 31,95 -5.806 -0,39 Tiêu dùng 763.897 854.407 880.241 90.510 11,85 25.834 3,02 Tổng 4.924.367 7.482.713 7.372.014 2.558.346 51,95 -110.699 -1,48

Nguồn: VietinBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012

- Cho vay sản xuất – kinh doanh: bao gồm các ngành nghề công nghiệp chế biến, nông nghiệp, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nƣớc, xây dựng. Nhƣng chủ yếu vẫn sản xuất nông nghiệp (chiếm trên 85% trong lĩnh vực đầu tƣ sản xuất – kinh doanh) do TP. Cần Thơ là Viện lúa lớn nhất trong khu vực ĐBSCL. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, dịch bệnh, giá nguyên liệu đầu vào, trình độ sản xuất của ngƣời nông dân và cả thị trƣờng đầu ra sản phẩm. Do đó cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về phía ngân hàng. DSCV ngắn hạn trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV ngắn hạn và có xu hƣớng tăng liên tục qua từng năm. Nguyên nhân do đặc thù kinh tế của thành phố với nhóm ngành sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 50% cơ cấu kinh tế. Sở dĩ có sự gia tăng mạnh nhƣ vậy là vì lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp từ trƣớc đến nay nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc và lãnh đạo thành phố. Cụ thể, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật cao và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lƣợng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị sản xuất toàn

ngành tăng bình quân 5,3%. Bên cạnh đó, VietinBank Cần Thơ đã triển khai Chƣơng trình cho vay thu mua tạm trữ 500 ngàn tấn lúa, gạo vụ Hè Thu 2012 với mức lãi suất chỉ ở mức 10,5%/năm, các chƣơng trình cho vay tín dụng mục tiêu với lãi suất 10% đến 11,5%/năm. Bên cạnh đó, đối với các ngành còn lại trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bắt đầu từ tháng 7/2011, VietinBank Cần Thơ đã triển khai chƣơng trình “Ƣu đãi lãi suất cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ”, đầu tƣ ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm Cơ khí – Chế tạo, Da – Giầy và Dệt – May khoảng 20.000 tỷ đồng tạo cơ hội cho các công ty đang hoạt động trong các ngành nêu trên đƣợc tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp, nên nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng ƣu đãi tăng mạnh. Do đó làm tăng DSCV ngắn hạn lĩnh vực này trong giai đoạn 2010 – 2012.

- Cho vay chế biến – nuôi trồng thủy sản: là lĩnh vực hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, do vậy đây cũng là một lĩnh vực hết sức quan trọng đi đôi với sản xuất – kinh doanh; hơn nữa, TP. Cần Thơ nằm trong vùng ĐBSCL kênh rạch chằng chịt, với diện tích mặt nƣớc nuôi thủy sản của TP. Cần Thơ năm 2012 đạt 12.560 ha, sản lƣợng đạt hơn 188.000 tấn; do đó, DSCV ngắn hạn trong lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao đứng thứ hai trong các khoản mục lĩnh vực đầu tƣ của tín dụng ngắn hạn. Thực hiện chỉ đạo của NHNN và Chính phủ thông qua các văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣ Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Năm 2011, DSCV ngắn hạn lĩnh vực chế biến – nuôi trồng thủy sản tăng vƣợt bậc đến 113,71% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chế biến, nông dân nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất sau khi nhận đƣợc những chính sách hỗ trợ của tỉnh: ngành thủy sản đƣợc quy hoạch và đầu tƣ phát triển gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, theo hƣớng GAP, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; bên cạnh đó, phát triển mạnh mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp (khoảng 30 – 35%) và nuôi luân canh trong ruộng lúa. Năm 2012, DSCV ngắn hạn lĩnh vực này có sự sụt giảm 15,95% so với năm 2011, nguyên nhân là do gặp khó khăn từ thị trƣờng đầu ra sản phẩm, cụ thể là nhóm ngành nuôi cá tra, tôm xuất khẩu. Nhóm ngành này ở khu vực nói riêng và cả nƣớc nói chung vẫn chƣa đƣợc đăng ký thƣơng hiệu nên bị ép giá, thêm vào đó là vấp phải rào cản nhập khẩu của các nƣớc thị trƣờng chủ chốt nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,… Tuy trong năm còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng tốc độ tăng và doanh số tuyệt đối của lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản vẫn cao hơn các lĩnh vực khác (chỉ sau lĩnh vực sản xuất – kinh doanh) vì đây là nhóm ngành có nhiều triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa,

đây còn là nhóm ngành đƣợc khuyến khích theo quy định của Chính phủ, và đƣợc hỗ trợ thông qua các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu và xúc tiến thƣơng mại.

- Cho vay dịch vụ và kinh doanh khác: bao gồm cho vay kinh doanh nhà hàng khách sạn, các dịch vụ ăn uống, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, hoạt động tài chính,… Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 trở thành trung tâm thƣơng mại – dịch vụ, du lịch của khu vực ĐBSCL, lãnh đạo TP. Cần Thơ đã chỉ đạo hoàn thành và đƣa vào sử dụng chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo cấp khu vực tại Thốt Nốt, chợ đầu mối thủy sản, trung tâm thƣơng mại cấp vùng, hệ thống kho vận, trung tâm phân phối cấp vùng; tiếp tục củng cố, đầu tƣ phát triển mạng lƣới bán buôn, bán lẻ (siêu thị, các chợ truyền thống ở quận, huyện và xã, phƣờng, thị trấn), tạo thêm động lực thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại của thành phố theo hƣớng nâng dần vai trò trung tâm thƣơng mại của vùng. Đó chính là lý do chủ yếu để tỷ trọng DSCV ngắn hạn nhóm ngành dịch vụ luôn chiếm trên 19% trong tổng DSCV ngắn hạn trong giai đoạn 2010 – 2012. Thêm vào những nguyên nhân do cải tiến cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm ngành, còn có thể thấy trong hai năm 2011 và 2012, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của ngƣời dân tăng mạnh trở lại kéo theo hoạt động mua bán diễn ra nhiều hơn cả về số lƣợng lẫn quy mô. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ còn nhận đƣợc sự hỗ trợ về vốn dự trữ hàng hóa và triển khai cuộc vận động “Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt”, cùng với hoạt động đẩy mạnh marketing các sản phẩm vay vốn truyền thống và đổi mới của ngân hàng. Tuy nhiên, sự sụt giảm của DSCV ngắn hạn trong năm 2012 là do ảnh hƣởng còn lại của lạm phát dẫn đến ngƣời dân thắt chặt chi tiêu, từ đó dẫn đến vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, khó thu hồi vốn về và hệ quả là không thể vay thêm vốn mới do vẫn phải tiếp tục trả lãi cho những khoản vay cũ vẫn chƣa tất toán đƣợc.

- Cho vay tiêu dùng: Đa phần khách hàng vay vốn của ngân hàng trong lĩnh vực này chủ yếu dùng để phục vụ nhu cầu của cá nhân nhƣ mua sắm nhà ở, ô tô, máy tính, máy móc thiết bị, kinh doanh bất động sản, đầu tƣ vàng và ngoại tệ, đầu tƣ chứng khoán,… DSCV lĩnh vực này tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng không nhiều. Sở dĩ có sự gia tăng liên tiếp trong ba năm nhƣ vậy là vì tình hình kinh tế có chiều hƣớng khởi sắc, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, đầu tƣ của ngƣời dân tăng cao; hơn nữa với chính sách lãi suất của NHNN, lãi suất cho vay vẫn còn đƣợc giữ ở mức khá thấp nên nhiều ngƣời dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhằm mục đích tiêu dùng hay thực hiện mục đích chi tiêu, đầu tƣ.

- Cho vay sản xuất – kinh doanh: DSCV lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng 20,64% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là sự tăng trƣởng hợp lý khi bƣớc sang năm 2013, tình hình kinh tế vẫn khó khăn nhƣng các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến vẫn có sự tăng trƣởng. Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp sáu tháng đầu năm ƣớc tính tăng 5,2%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tuy nhiên, thực tế có một số loại sản phẩm tồn kho đƣợc tiêu thụ với giá rẻ, doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận thấp thậm chí lỗ để giải phóng hàng tồn kho, thu hồi vốn đồng thời đi vay ngân hàng để đầu tƣ vào lĩnh vực khác. Nguyên nhân thứ hai, VietinBank Cần Thơ đã thực hiện chƣơng trình “Xuân phát tài” với gói tín dụng hỗ trợ lãi suất ƣu đãi 9% đối với vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, thúc đẩy nhu cầu vay vốn đầu tƣ vào sản xuất của khách hàng.

Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng sáu tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 Số tiền %

Sản xuất – kinh doanh 1.313.365 1.584.427 271.062 20,64 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 1.244.718 1.383.323 138.605 11,14 Dịch vụ và kinh doanh khác 456.367 486.489 30.122 6,60

Tiêu dùng 502.722 568.233 65.511 13,03

Tổng 3.517.172 4.022.472 505.300 14,37

Nguồn: VietinBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2012 – 2013

- Cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: DSCV ngắn hạn lĩnh vực này trong sáu tháng đầu năm 2013 có sự tăng khá tốt, tăng 11,14% so với cùng kỳ năm trƣớc. Doanh số và sản lƣợng của nhóm doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn tăng trƣởng do tích cực áp dụng các ứng dụng kỹ thuật mới tiếp nối của giai đoạn trƣớc và thực hiện các thông tƣ, nghị định hỗ trợ nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản (nhƣ Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Quyết định 63/2010/QĐ- TTg), tuy nhiên do khó khăn về vấn đề tiêu thụ và dịch bệnh nên các doanh nghiệp vẫn chƣa dám vay thêm vốn nhiều làm tốc độ tăng cũng không cao.

- Cho vay dịch vụ và kinh doanh khác: Đối với lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác, cũng nhƣ lĩnh vực sản xuất – kinh doanh thì DSCV ngắn hạn vẫn đều đặn tăng lên qua các năm và sáu tháng đầu năm 2013 cũng tƣơng tự, tăng 6,60% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện nay nhóm ngành dịch vụ ở TP. Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với cơ sở hạ tầng và loại hình rất phong phú,

bên cạnh đó còn đƣợc hỗ trợ thêm về vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuần Việt. Chính vì vậy, mặc dù tình hình kinh tế đầu năm 2013 còn nhiều khó khăn nhƣng các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn tiếp tục vay vốn để mở rộng kinh doanh của mình.

- Cho vay tiêu dùng: Do lãi suất cho vay vẫn còn ở mức khá thấp nên hoạt động đi vay để tiêu dùng của dân cƣ vẫn diễn ra với tốc độ ổn định, tăng 13,03% trong sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trƣớc. Bên cạnh đó, sự tăng trƣởng của cho vay tiêu dùng chủ yếu đến từ cho vay du học và cho vay mua nhà. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Vietinbank Cần Thơ đã thực hiện chƣơng trình “Vui tiêu dùng cùng Vietinbank” với lãi suất hấp dẫn trong cho vay mua nhà, sửa chữa nhà. Ngoài mục đích kích thích thị trƣờng bất động sản tại địa phƣơng còn để triển khai chƣơng trình hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP. Đó là một số nguyên nhân làm tăng DSCV tiêu dùng giai đoạn này.

b) Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Bảng 4.6 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % DNNN 772.607 1.118.422 1.428.220 345.815 44,76 309.798 27,7 Công ty TNHH 3.022.798 4.724.964 4.020.578 1.702.166 56,31 -704.386 -14,91 DNTN 629.301 915.241 802.977 285.940 45,44 -112.264 -12,27 Cá nhân, hộ gia đình 499.661 724.086 1.120.239 224.425 44,92 396.153 54,71 Tổng 4.924.367 7.482.713 7.372.014 2.558.346 51,95 -110.699 -1,48

Nguồn: VietinBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012

Giai đoạn 2010 – 2012

- Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 17% trong tổng DSCV ngắn hạn của ngân hàng và có sự gia tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Thành phần DNNN có DSCV cũng khá cao so

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)