Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 75 - 81)

4.2.2.1 Tổng dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động ngắn hạn

Chỉ số dƣ nợ/ vốn huy động nói chung cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Vì nếu quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn ngắn hạn không đáp dứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, còn nếu quá nhỏ cho thấy ngân hàng chƣa sử dụng vốn hiệu quả. Xét về chỉ tiêu dƣ nợ ngắn hạn/ vốn huy động ngắn hạn cũng có ý nghĩa tƣơng tự nhƣng xét trong điều kiện các khoản vốn có đƣợc từ việc huy động tại chỗ và dƣ nợ cho vay đều có thời hạn đến 12 tháng. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì nguồn vốn huy động ngắn hạn đƣợc sử dụng hết cho hoạt động tín dụng ngắn hạn và ngân hàng cần phải sử dụng đến nguồn vốn dài hạn hoặc các nguồn vốn khác, nếu chỉ số nhỏ hơn 1 thì vốn huy động ngắn hạn vẫn còn thừa.

Bảng 4.22 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của VietinBank Cần Thơ

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

1.Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 1.595.010 1.983.159 2.000.978 1.816.938 1.967.176 2. Dƣ nợ ngắn hạn Triệu đồng 1.539.586 1.957.704 1.665.246 1.827.365 1.862.157 3. Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 4.924.367 7.482.713 7.372.014 3.517.172 4.022.472 4. Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 4.314.122 7.064.595 7.664.472 3.647.511 3.825.561 5. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 1.391.328 1.748.645 1.811.475 1.892.535 1.763.702 6. Nguồn vốn ngắn hạn Triệu đồng 1.993.763 2.340.128 2.241.097 2.036.710 2.212.707 7. Dƣ nợ ngắn hạn/ Vốn huy động ngắn hạn = (2)/(1) Lần 0,97 0,99 0,83 1,01 0,95

8. Hệ số thu nợ = (4)/(3) % 87,61 94,41 103,97 103,71 95,10

9. Vòng quay vốn tín dụng = (4)/(5) Vòng 3,10 4,04 4,23 1,93 2,17

10. Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn = (2)/(6) % 77,22 83,66 74,30 89,72 84,16

Giai đoạn 2010 – 2012

Qua bảng số liệu cho ta thấy chỉ số này có sự biến động tăng, giảm theo từng năm. Xét trong giai đoạn ba năm từ 2010 – 2012, trong khi vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng phát triển theo xu hƣớng tăng và dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng liên tiếp qua ba năm, thì giá trị của chỉ số này luôn ở mức cao và xu hƣớng tăng, giảm điều hòa theo xu hƣớng tăng, giảm của vốn huy động ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng huy động vốn ngắn hạn đã dần đáp ứng đƣợc quy mô tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 chỉ số này là 0,97 lần, cho thấy trong 1 đồng vốn huy động ngắn hạn thì ngân hàng đã lấy 0,97 đồng để cho vay ngắn hạn. Sang năm 2011 thì chỉ số này tăng lên và đến năm 2012 thì lại giảm xuống, tuy nhiên vẫn giữ ở mức từ 0,80 đến hơn 1 lần. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn tại ngân hàng trong ba năm luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn trong ngắn hạn của khách hàng, và bên cạnh đó vẫn còn thừa một phần vốn huy động chƣa đƣợc sử dụng hết. Vì vậy, để tận dụng tối đa nguồn vốn huy động ngắn hạn thì ngân hàng cần chủ động tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới và cần phải chú ý không sử dụng nguồn vốn huy động dƣ thừa này đem cho vay trung và dài hạn để tránh rủi ro về mặt thanh khoản cho ngân hàng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ số Dƣ nợ ngắn hạn/ Vốn huy động ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2013 là 0,95 (giảm rất ít so với cùng kỳ năm 2012). Chỉ số này nhỏ hơn 1 cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng chƣa đƣợc sử dụng hết cho hoạt động cho vay ngắn hạn, do hiện tại trong tình hình kinh tế nhƣ đã nêu, ngân hàng đang đẩy mạnh các chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất và giải ngân với nhiều hình thức tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Chính vì vậy DSCV tăng và DNCV ngắn hạn cũng tăng. Chỉ số này vào đầu năm 2013 nằm trong tình hình chung của giai đoạn trƣớc, khắc phục đƣợc sự sụt giảm khá mạnh vào năm 2012. Tuy nhiên, ngân hàng cần cân đối giữa việc nâng cao khả năng huy động vốn với kỳ hạn phù hợp với nhu cầu cho vay của nền kinh tế để cân bằng mức độ các chỉ số này, giúp cho việc đánh giá tình hình tín dụng đƣợc chính xác hơn.

4.2.2.2 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ ngắn hạn là chỉ tiêu đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng, phản ánh hiệu quả thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của khách hàng, đồng thời cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu đƣợc trong một thời kỳ nhất định từ một đồng DSCV ngắn hạn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên tỷ lệ này không phải lúc nào cao cũng tốt.

Giai đoạn 2010 – 2012

Hệ số thu nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 của ngân hàng luôn ở mức cao và gia tăng liên tục trong ba năm. Năm 2010, hệ số thu nợ đạt 87,61%, điều này có ý nghĩa là cứ 100 đồng cho vay khách hàng thì trong năm ngân hàng thu về đƣợc 87,61 đồng. Sang năm 2011, hệ số thu nợ lại tăng lên 94,41% và đặc biệt giá trị hệ số thu nợ ngắn hạn lại tăng khi năm 2012 có giá trị là 103,97%. Sự gia tăng liên tục nhƣ vậy cho thấy ngân hàng đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ và trong khâu chăm sóc khách hàng vay, tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng có thể trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trong những năm 2010 – 2011, ngân hàng tiếp tục thực hiện các chƣơng trình cho vay vốn ƣu đãi mới: cho vay hỗ trợ lãi suất đối với việc mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo Thông tƣ 02/2010/TT- NHNN. Ngoài ra trong năm 2012, hệ số thu nợ cao hơn 100% là do DSTN tăng nhanh hơn DSCV, ngân hàng ngoài thu các khoản nợ phát sinh trong năm, còn thu đƣợc các khoản nợ của những khách hàng trƣớc đó chƣa trả đƣợc nợ. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ trên mỗi đồng tiền cho vay của ngân hàng khá tốt và lƣợng khách hàng truyền thống tại ngân hàng rất có uy tín trong việc thanh toán nợ vay. Đây là dấu hiệu tốt cần phải phát huy.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013

Hệ số thu nợ trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2013 khá cao, đạt 95,10%. Tuy nhiên mức giá trị này vẫn thấp hơn giai đoạn trƣớc đó là 103,71% vào cùng kỳ năm 2012. Nhƣ đã phân tích ở giai đoạn trƣớc, bƣớc sang đầu năm 2013, công tác thu nợ của ngân hàng vẫn rất hiệu quả khi DSTN ngắn hạn gần tƣơng đƣơng với DSCV ngắn hạn. VietinBank Cần Thơ vẫn đang thực hiện khá tốt công tác thu nợ nhƣ cử cán bộ đến từng doanh nghiệp, hộ gia đình để xem xét tình hình sản xuất , tƣ vấn và tạo động lực cho khách hàng trả nợ ngân hàng tốt hơn.

4.2.2.3 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn, thể hiện thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn cao thì đồng vốn ngắn hạn của ngân hàng quay càng nhanh và đạt hiệu quả, nhƣng không phải vòng quay càng cao thì càng tốt.

Giai đoạn 2010 – 2012

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng luôn ở mức cao, trung bình mỗi năm trên 3 vòng. Cụ thể vào năm 2010, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là 3,10 vòng. Có ý nghĩa là trong năm 2010 ngân hàng đã quay vòng vốn tín dụng ngắn hạn xấp xỉ 3,10 lần. Năm 2011, vòng quay lại tăng lên đến 4,04 vòng, tăng 0,94 vòng

so với năm 2010. Và sang năm 2012, vòng quay lại tiếp tục tăng lên đến 4,23 vòng. Điều này cho thấy tốc độ quay vòng vốn ngắn hạn của ngân hàng càng lúc càng nhanh qua ba năm và thể hiện rằng DSTN có tốc độ tăng nhanh hơn so với DNCV và dƣ nợ bình quân của ngân hàng đạt đƣợc. Điều này thể hiện ngân hàng thu hồi vốn nhanh, luân chuyển vốn linh động; công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện tốt, khách hàng trả vốn vay đúng hạn nên đã tác động tích cực đến vòng quay vốn tín dụng. Việc tiếp cận đƣợc nguồn vốn giá rẻ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cùng với đó là sử dụng hiệu quả các khoản vốn này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt, vì thế mà các khoản vay ngắn hạn đƣợc trả đúng hạn. Tuy nhiên nếu tốc độ này quá lớn thì sẽ không tốt cho ngân hàng khi mức thu hồi nợ tăng khá nhanh, khách hàng sử dụng vốn trả trƣớc thời hạn sẽ làm ảnh hƣởng đến doanh thu của ngân hàng, mặt khác nếu sử dụng mức lãi phạt trƣớc hạn dễ làm ảnh hƣởng đến mong muốn đi vay sau này của khách hàng tại ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần kiềm chế tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tức là cần đầu tƣ khâu thẩm định mục đích và thời hạn vay của khách hàng có hợp lý hay không, nhƣng vẫn phải duy trì mức DSTN tăng trƣởng ổn định, đảm bảo không làm phát sinh nợ quá hạn hay nợ xấu cho ngân hàng.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Trong giai đoạn này, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ở mức thấp, cụ thể là 2,17 vòng so với 1,93 vòng của cùng kỳ năm 2012. Cho thấy tình hình quay vòng vốn vào đầu năm nói chung và sáu tháng đầu năm 2013 và 2012 nói riêng khá chậm khi đây là thời điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang đƣợc triển khai, việc trả nợ cũng chậm lại so với các giai đoạn khác trong năm. Hơn nữa, với tình hình chung là sự suy giảm của cầu nội địa đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, làm ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn kinh doanh của họ để trả lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, mức vòng quay vốn tín dụng giai đoạn này cũng ở mức chấp nhận đƣợc, nhƣng ngân hàng vẫn nên tăng cƣờng công tác thu nợ để duy trì mức giá trị cao hơn.

4.2.2.4 Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

Chỉ số dƣ nợ ngắn hạn/ tổng nguồn vốn ngắn hạn là chỉ số tính toán mức độ đầu tƣ vào nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của NHTM hay đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp xác định liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay ngắn hạn hay chƣa.

Giai đoạn 2010 – 2012

Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2012 chỉ số này có xu hƣớng biến động tăng giảm khác nhau theo từng năm. Năm 2010, chỉ số đạt 77,22%, cho

thấy mức độ đầu tƣ vào tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cao hơn tín dụng trung và dài hạn bằng tất cả các nguồn vốn ngắn hạn. Quy mô tín dụng ngắn hạn lại càng tăng lên vào năm 2011 khi chỉ số này đạt 83,66%. Điều này phản ánh là do trong năm 2011, tỷ trọng DSCV ngắn hạn trên tổng DSCV rất cao (gần 90% trên tổng DSCV của ngân hàng) và DNCV ngắn hạn của ngân hàng cũng theo xu hƣớng tăng lên; hơn nữa chỉ số này còn cho thấy trong năm VietinBank Cần Thơ tập trung nhiều hơn hẳn vào các khoản vay ngắn hạn để phòng ngừa rủi ro trƣớc tình hình kinh tế bất ổn. Sang năm 2012, chỉ số này tuy có giảm xuống 74,30%. Có thể thấy sự sụt giảm này là do sự sụt giảm của DNCV ngắn hạn (giảm 14,94%) và tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong năm này, cả hai khoản mục cấu thành chỉ số đều bị sụt giảm do công tác thu nợ tốt của ngân hàng đã làm giảm DNCV cuối kỳ, đồng thời do nguồn vốn huy động trong năm không có biến động lớn nên vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm xuống, dẫn đến tổng nguồn vốn sụt giảm. Tuy nhiên nhìn chung chỉ số này vào năm 2012 vẫn phản ánh quy mô đầu tƣ vào tín dụng ngắn hạn của ngân hàng vẫn cao hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn. Phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn của ngân hàng khi kết hợp với phân tích chỉ số dƣ nợ ngắn hạn/vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng. Dù hoạt động tín dụng ngắn hạn mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao cho ngân hàng nhƣng hoạt động này chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nguồn vốn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy về phía ngân hàng tuy vẫn nên phát huy nâng cao chỉ số này nhƣng vẫn phải cẩn trọng hơn trong khâu thẩm định dự án và mục đích vay vốn của khách hàng để hạn chế gia tăng nợ quá hạn hay nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Bƣớc sang sáu tháng đầu năm 2013, có thể thấy chỉ số Dƣ nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng ở mức rất cao, đến 84,16% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của VietinBank Cần Thơ vào sáu tháng đầu năm 2013 nói riêng và vào khoảng thời gian đầu năm nói chung đều tập trung chủ yếu vào các khoản vay ngắn hạn, khi mà DNCV ngắn hạn sáu tháng đầu năm có giá trị gần bằng với nguồn vốn ngắn hạn. Đây không phải là dấu hiệu tốt cho ngân hàng vì mức giá trị của chỉ tiêu này đang không hợp lý khi mà dƣ nợ trung và dài hạn chiếm quá thấp trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên cũng có thể thấy nguyên nhân chủ yếu cũng do tình hình kinh tế năm 2013 vẫn đang phục hồi nhờ hàng loạt các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhƣng tốc độ phục hồi không nhanh và mạnh. Vì vậy đối với ngân hàng các khoản vay ngắn hạn sẽ đem lại ít rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)