Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (Trang 79)

2.2.3.1 Các nhân tố bên trong:

Công nghệ kỹ thuật:

- Khi công ty mới đi vào hoạt động, nền kinh tế vẫn chưa phát triển mạnh, khoa học công nghệ vốn yếu kém lạc hậu do vậy dẫn đến sự hạn chế trong thi công, xây lắp chưa đạt hiệu quả cao.

- Tuy nhiên cùng với sự phát triển như hiện nay, công ty đã xây dựng được hai trạm trộn bê tông, nhờ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra thuận lợi, đảm bảo chất lượng và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng. Tại văn phòng công ty đã đầu tư hệ thống máy vi tính, máy photocopy… và nhiều công tác kế toán đã áp dụng phần mềm kế toán hỗ trợ cho việc hạch toán diễn ra nhanh chóng kịp thời và chính xác.

- Bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ cán bộ và kỹ sư đầy kinh nghiệm, có trình độ cao. Do vậy việc áp dụng công nghệ mới không còn gặp nhiều khó khăn.

Vốn:

Có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Sau một thời gian hoạt động công ty vẫn bảo toàn được số vốn ban đầu và cũng đã bổ sung thêm được một lượng vốn tương đối.

Lao động:

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ tương đối cao do đó việc thực hiện hay áp dụng máy móc thiết bị cho sản xuất cũng nhanh gọn, đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó đôi ngũ kế toán của công ty cũng được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành tốt do vậy công tác hạch toán kế toán diễn ra một cách nhịp nhàng cùng những hoạt động khác của công ty.

Việc tổ chức sản xuất:

- Việc thi công, xây lắp tại các công trường được sự chỉ đạo, phân công theo dõi trực tiếp của chỉ huy trưởng, có thể giao nhiệm vụ quản lý thi công cho từng tổ, đội thuộc công trường của mình. Khi có yêu cầu về vật tư, nhân công đều do chỉ huy trưởng quyết định.

- Dưới hình thức tổ chức giao khoán nội bộ, công việc thi công sản xuất lại được diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau. Do đó, kế toán viên không thể trực tiếp quản lý, theo dõi tình hình sản xuất tại hiện trường mà chỉ tập trung chi phí dựa trên các hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ và theo dõi cho từng công trình cụ thể.

2.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài

Điều kiện tự nhiên: Việc thi công xây lắp thường được tiến hành ở ngoài

trời do vậy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thi công. Khi gặp điều kiện tự nhiên bất lợi sẽ làm phát sinh các khoản chi phí ngoài dự kiến, thời gian thi công kéo dài thêm.

Đối thủ cạnh tranh: Xây dựng là một trong những lĩnh vực kinh doanh

quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Ngành xây dựng nước ta càng phát triển, thu hút nhiều đơn vị tham gia đầu tư kinh doanh vì vậy mà sự cạnh tranh diễn ra càng gay gắt. Hiện nay, bên cạnh nhiều công ty có truyền thống trong lĩnh vực xây dựng ở tỉnh Khánh Hoà như: Công ty (Trách nhiệm hữu hạn) TNHH Một thành viên Phát triển nhà Khánh Hoà, Công ty Cổ phần Xây dựng Việt Á, Công ty Cổ phần Xây dựng Liên Danh, Công ty TNHH THT, Công ty TNHH Thương mại Xây dựng & Đầu tư, Công ty Cổ phần Xây dựng số 17 (VINACONEX 17),... thì ngày càng xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH có bộ máy quản lý nhỏ gọn, lao động chủ yếu thuê ngoài không phải đóng Bảo hiểm xã hội nên hoạt động đấu thầu xây dựng ngày càng cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra các đơn vị xây dựng ở các thành phố lớn cũng đang tham gia xây dựng cơ bản ở Khánh Hoà nên thị phần xây dựng ngày càng thu hẹp. Có thể kể đến những đối thủ lớn của công ty trong lĩnh vực xây dựng ở Khánh Hoà hiện nay như: Công ty Cổ phần Sông Đà 207, Công ty Cổ phần Xây dựng Vĩnh Tường, Công ty Cổ phần Xây dựng Liên Danh, Công ty TNHH THT....

2.2.4 Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa phẩm tại công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa

2.2.4.1 Quy trình sản xuất sản phẩm

Sơ đồ 2.6: Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh a. Hoạt động tìm kiếm hợp đồng xây dựng

Đây là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng của công ty trên thị trường xây dựng. Nếu hoạt động này đạt kết quả tốt có nghĩa là công ty ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng thì các hoạt động khác của công ty mới có điều kiện thực hiện được. Hiện nay, công ty có thể ký các hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư trong 2 trường hợp sau:

+ Đấu thầu xây dựng: Khi nhận được thư mời thầu xây dựng, căn cứ vào đồ án thiết kế công trình và theo yêu cầu của chủ đầu tư, bộ phận kế hoạch kỹ thuật của công ty sẽ tiến hành lập hồ sơ dự thầu công trình. Sau đó trình lên Giám Đốc ký duyệt hồ sơ dự thầu và gửi chủ đầu tư để tham gia đấu thầu.

+ Công ty được chủ đầu tư lựa chọn để giao thầu trực tiếp.

b. Đấu thầu và nhận thầu xây lắp

Sau khi thắng thầu hoặc được chủ đầu tư lựa chọn, công ty nhận được thông báo trúng thầu của chủ đầu tư và quyết định trúng thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp. Công ty tiến hành thương thảo, ký hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng với bên chủ đầu tư rồi nhận công trình chuẩn bị tiến hành khởi công.

Hoạt động tìm kiếm hợp đồng xây dựng Đấu thầu và nhận thầu xây lắp Lập kế hoạch sản xuất Tiến hành thi công xây lắp Nghiệm thu, bàn giao CT, HMCT hoàn thành và quyết toán chủ đầu

c. Lập kế hoạch sản xuất

Trong cùng một thời gian công ty phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau, trên các địa điểm khác nhau…nên để có thể thực hiện đồng thời nhiều công trình thì công ty sẽ khoán lại cho các công trường trực thuộc.

Công ty có nhiệm vụ kiểm tra việc sử dụng chi phí sao cho phù hợp với định mức dự toán đề ra, tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

d. Hoạt động tổ chức thi công

Hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty. Đây là hoạt động trực tiếp tạo ra kết quả của công ty. Nó không những ảnh hưởng đến việc hoàn thành các hợp đồng đã được ký kết, tạo uy tín của công ty mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế do chủ đầu tư cung cấp và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty để cho công trường thực hiện thi công tự tổ chức quá trình thi công để tạo sản phẩm xây dựng đúng thiết kế dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.

e. Công tác nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành và thanh toán quyết toán với chủ đầu tư

Sau khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành, bên A và bên B sẽ tiến hành tổ chức nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng. Thành phần nghiệm thu bao gồm chủ đầu tư (bên A), đơn vị thi công (bên B), thiết kế và cơ quan chức năng có liên quan.

Hai bên A-B tiến hành quyết toán công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành.

Về công tác bảo hành công trình đơn vị được giao nhiệm vụ thi công sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp, công ty chỉ kiểm tra, giám sát công tác bảo hành và chỉ tổ chức thực hiện khi cần thiết.

2.2.4.2 Phương pháp giao khoán

Hội đồng giao khoán của công ty căn cứ vào hồ sơ dự toán thi công công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận và địa điểm cũng như khả năng thi công của các công trường xây lắp. Hội đồng giao khoán xác định các chi phí liên quan đến công trình:

Chi phí chung

Chi phí quản lý

Chi phí khác

Từ đó hội đồng giao khoán quyết định mức giao khoán cho đội xây lắp trên cơ sở những chi phí trực tiếp để tiến hành thi công công trình và lập hợp đồng giao khoán với công trường.

2.2.4.3 Điều kiện và phương thức thanh toán

Vốn thi công

Vốn thi công được ứng và thanh toán trên cơ sở giá giao khoán cho đội. Công ty sẽ ứng cho công trường khi công trường nộp đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ về các khoản chi cho chi phí để hoàn thành công trình.

Phương thức thanh toán

o Công trường xây lắp tự ứng vốn thi công: Trong quá trình thi công, công ty thanh toán cho công trường xây lắp theo khối lượng công việc hoàn thành đã được công ty và chủ đầu tư nghiệm thu.

Công ty chỉ ký hợp đồng và thanh toán cho các đối tác với các phần việc như: mua vật tư, gia công lắp đặt thiết bị khi có giấy đề nghị của đội xây lắp.

o Khi công trình được nghiệm thu bàn giao và thanh quyết toán, công ty sẽ thanh quyết toán đủ 95% giá trị khối lượng thực hiện được chủ đầu tư phê duyệt sau khi khấu trừ đi 15% giá trị xây lắp sau thuế và các khoản khấu trừ khác.

o Công trường xây lắp phải thực hiện nghiêm túc chế độ nghiệm thu, nộp đầy đủ và đúng thời gian chứng từ chi phí mà đơn vị đã thực hiện theo đúng quy định: - Đối với vật tư hàng hóa dịch vụ mua ngoài: Mọi trường hợp phải có hóa đơn

bán hàng hợp lệ, hợp pháp do cơ quan thuế phát hành.

- Đối với tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động: Phải có đủ hợp đồng làm khoán, bảng chấm công và thanh toán lương, trường hợp sử dụng lao động thuê ngoài, hợp đồng ngắn hạn được ghi rõ để theo dõi riêng. Các chi phí khác phải có đủ chứng từ hợp lệ, hợp lý với mức chi phí theo quy định.

- Mỗi tháng 2 lần công trường xây lắp tiến hành phân loại chứng từ và nộp về bộ phận kế toán không phụ thuộc vào việc đơn vị có nhận tiền tạm ứng hay không, khối lượng công việc đã được chủ đầu tư thanh toán hay chưa thanh toán.

Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

2.2.4.4 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phẩm tại Công ty

Phân loại chi phí

Mục đích và công dụng của mỗi loại chi phí rất khác nhau. Vì thế, để phục vụ tốt cho công tác quản lý, công ty phân loại chi phí thành 3 khoản mục chi phí bao gồm:

- Chi phí NVLTT: Là toàn bộ chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ,…tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm xây lắp.

- Chi phí NCTT bao gồm: tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp, phục vụ xây lắp và nhân viên quản lý công trình.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất kinh doanh phát sinh ở công trường (bao gồm các khoản trích theo lương của nhân viên; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác). Dựa vào cách phân loại này, công ty sẽ nắm bắt được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất trong tổng chi phí hay trong tổng giá thành của từng công trình, hạng mục công trình.

Đối tượng tập hợp chi phí

Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc cố định nên để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc hoàn thành.

Đối tượng tính giá thành

Do phương thức quy định thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu là khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì tiến hành nghiệm thu bàn giao cho bên giao thầu nên công ty đã lựa chọn đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

Phương pháp tính giá thành

- Phương pháp tính giá thành: Công ty lựa chọn phương pháp trực tiếp để tính giá thành.

- Việc tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình, hạng mục công trình và khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp.

Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành được bắt đầu từ khi khởi công công trình đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành nghiệm thu. Kỳ tính giá thành sản phẩm của công ty không nhất thiết phải trùng với kỳ báo cáo. Đối với các công trình chưa hoàn thành thì đến kỳ báo cáo được coi là chi phí dở dang.

Trong năm 2011 Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa đã nhận được nhiều công trình xây dựng. Quy trình và phương pháp hạch toán của các công trình này là như nhau nên trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp này, em đã sử dụng số liệu của công trình “Cải tạo nhà hàng lầu I Khách sạn Hải Âu” để làm minh họa cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Công trình “Cải tạo nhà hàng lầu I Khách sạn Hải Âu” có địa bàn thi công tại số 03 Nguyễn Chánh- TP Nha Trang.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Du Lịch Thương Mại Nha Trang Khởi công xây dựng từ ngày: 06/03/2011

Ngày hoàn thành bàn giao: 31/12/2011

Đối tượng tập hợp chi phí: Công trình “Cải tạo nhà hàng lầu I Khách sạn Hải Âu” Kỳ tập hợp chi phí: Từ khi khởi công xây dựng tới khi hoàn thành bàn giao Đối tượng tính giá thành: Công trình “Cải tạo nhà hàng lầu I Khách sạn Hải Âu” . Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh mà khối lượng xây lắp chưa được nghiệm thu hoặc bàn giao tại thời điểm tính giá thành.

2.2.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nội dung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty là toàn bộ chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, …tham ra trực tiếp vào quá trình thi công công trình như:

Nguyên vật liệu chính: xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá…

Nguyên vật liệu phụ: đinh, kẽm, dây buộc, keo, vôi…

Nhiên liệu: than, xăng dầu các loại…

Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn …

Các thiết bị đi kèm: Thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị chiếu sáng..

Do đặc điểm của ngành xây dựng là phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, việc xây dựng lại diễn ra ở nhiều nơi nên các đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây lắp không bố trí kho dự trữ nguyên vật liệu. Nguyên liệu cho thi công công trình được mua và nhập thẳng về các công trình đang thi công để giảm chi phí vận chuyển bốc dỡ từ kho này sang kho khác để tiết kiệm chi phí.

Cụ thể việc hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ở công ty được hạch toán như sau:

Các công trường căn cứ vào dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư để tính toán lượng vật tư cần thiết phục vụ cho sản xuất có xác nhận của chỉ huy trưởng và kỹ thuật viên để lập kế hoạch mua vật tư cho công trình. Vật tư mua về và được bảo quản tại kho chân công trình. Chỉ huy trưởng sẽ kiểm tra chất lượng, số lượng cũng như chủng loại vật tư vào phục vụ sản xuất thi công. Căn cứ vào lượng thực nhập để sử dụng vào công trình, khi nào có nhu cầu sử dụng vật tư, kế

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)