Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (Trang 36)

1.3.3.1 Đối tượng tính giá thành trong kỳ

Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, nó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao (đạt đến điểm dừng hợp lý).

Như vậy, về bản chất có sự giống nhau về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác quản lý, giá thành.

Tuy nhiên chúng vẫn có những điểm khác nhau như:

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Còn đối tượng tính giá thành là căn cứ lập bảng biểu chi tiết, phiếu tính giá thành, tạo cơ sở cho việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Mặt khác, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể tương ứng với một hay nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại.

1.3.3.2 Kỳ tính giá thành

Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, được lựa chọn căn cứ vào chu kỳ sản xuất.

Việc xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ đảm bảo cho việc cung cấp kịp thời các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích tình hình thực hiện tính giá thành.

Đối với ngành xây lắp, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm mang tính đơn chiếc nên kỳ tính giá thành thông thường được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.

1.3.4 Các phương phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.3.4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá của công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSXDDĐK + CPSXPSTK- CPSXD DCK 1.3.4.2Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là bộ phận của sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Để tính giá thành đơn vị cho sản phẩm hoàn thành phải cộng tất cả các chi phí của các bộ phận sản phẩm lại.

Trong đó: Z là giá thành sản phẩm

C1, C2 , .. Cn : chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội hay từng giai đoạn công nghệ.

Dđk , Dck : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

1.3.4.3Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể, đối tượng tính giá thành là sản phẩm (công việc) của từng đơn đặt hàng. Các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan tới đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, còn đối với chi phí sản xuất chung (chi phí gián tiếp) liên quan nhiều đến đơn đặt hàng thì sau khi tập hợp sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp (số giờ công sản xuất, tổng chi phí ).

Việc tính giá thành theo phương pháp này chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành nên kỳ tính giá thành không trùng khớp với kỳ báo cáo.

Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình, người ta phải xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:

i C H T = ∑ Trong đó H: là hệ số phân bổ

C: Tổng chi phí phải tính vào giá thành TI: Giá trị dự toán của công trình i

1.3.4.4Phương pháp tính giá thành theo định mức

Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch mọi ra chi phí thoát ly định mức, tăng cường tính chất kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán và cung cấp số liệu giá thành kịp thời.

Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp theo từng đối tượng định mức chi phí, những khoản chi phí phát sinh ngoài định mức và dự toán quy định được gọi chênh lệch do thoát ly định mức.

Dựa vào các yếu tố giá thành định mức, chênh lệch do thay đổ định mức, chênh lệch do thoát ly định mức, kế toán xác định được giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức của sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức

Trong đó: giá thành định mức được xác định căn cứ vào mức quy định của bộ tài

chính: chênh lệch do thay đổi định mức được xác định căn cứ vào chứng từ báo động do thay đổi định mức.

Nói chung, đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đã đi vào ổn định, các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng và đặc biệt công tác hạch toán ban đầu có nề nếp chặt chẽ thì kế toán có thể áp dụng hệ thống hạch toán định mức để tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm. Có thể thấy, với mọi loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc điểm tổ chức sản xuất khác nhau thì phương pháp tính giá thành áp dụng là khác nhau.

Do đó, kế toán cần nắm vững những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp của doanh nghiệp mình mà có sự lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp.

1.4 Kế toán theo phương thức khoán gọn trong xây dựng cơ bản

Khoán gọn là một hình thức mới xuất hiện trong xây lắp của nước ta. Các đơn vị nhận khoán (công trường, xí nghiệp, tổ, đội…) có thể nhận khoán gọn khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình.

Nhận khoán bao gồm cả tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí sản xuất chung….

Khi nhận khoán, 2 bên (bên giao khoán và bên nhận khoán) phải lập hợp đồng giao khoán, trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi công trình hoàn thành thì bên nhận khoán và bên giao khoán tiến hành lập biên bản nghệm thu, bàn giao và thanh lý hợp đồng.

1.4.1 Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng

- Tại đơn vị giao khoán, tài khoản 141 được mở chi tiết cho từng đối tượng nhận khoán. Đồng thời phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn cho từng công trình, hạng mục công trình, trong đó phản ánh theo cả giá nhận thầu và giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung).

- Tại đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và giá trị thực tế phát sinh theo từng khoản mục chi phí. Trong đó chi phí nhân công thực tế cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế và giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán.

Trình tự hạch toán:

TK 111, 152, 153… TK 141 TK 621, 622, 623, 627 Tạm ứng chi phí xây lắp Quyết toán tạm ứng

đơn vị nội bộ TK 111, 112

Thanh toán bổ sung cho đơn vị

Sơ đồ 1.10: Đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng

1.4.2 Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Quan hệ giữa đơn vị nhận khoán và đơn vị giao khoán được theo dõi qua tài khoản 136 và 336.

1.4.2.1 Ở đơn vị cấp trên

Để hạch toán quá trình giao khoán và nhận sản phẩm xây lắp giao khoán hoàn thành thì sử dụng tài khoản 1362 ”Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ” – phản ánh toàn bộ giá trị tạm ứng về vật tư, vốn bằng tiền, khấu hao TSCĐ,…cho các đơn vị cấp dưới để thực hiện khối lượng xây lắp.

Trình tự hạch toán:

TK 111, 152, 153… TK 136 TK 154 Tạm ứng cho đơn vị nhận Khi khối lượng xây lắp khoán hoàn thành TK 111, 112, 331

Thanh toán bổ sung

cho đơn vị

Sơ đồ 1.11: Đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng ở đơn vị cấp trên 1.4.2.2 Ở đơn vị cấp dưới (đội, công trường xây dựng)

Sử dụng tài khoản 3362 “Phải trả về khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ” để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ với đơn vị cấp trên giao khoán.

Trình tự hạch toán:

TK 154, 3331 TK 336 TK 111, 152, 153…

Bàn giao quyết toán Tạm ứng chi phí cho đơn vị

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CONG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA KHÁNH HÒA

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành

Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hoà tiền thân là Công ty xây dựng Khánh Hoà, được thành lập từ sự hợp nhất Công ty xây dựng số 2 và Công ty xây dựng số 3 từ năm 1989 theo quyết định số 163/UB ngày 07/08/1989.

Công ty xây dựng Khánh Hoà là một trong những đơn vị chủ lực của ngành tại địa phương, với nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu là xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng.

Ngày 29/12/2004 theo quyết định chuyển đổi doanh nghiệp số 3629/QĐ-UB của UBND tỉnh Khánh Hoà chuyển Công ty Xây dựng Khánh Hoà từ một doanh nghiệp vốn nhà nước thành Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hoà và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000171 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 25/08/2005.

Công ty xây dựng Khánh Hoà chính thức chuyển thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hoà vào ngày 01/09/2005.

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hoà.

(Khanh Hoa construction joint stock company) Tên viết tắt: KCC

Trụ sở chính: 43 Nguyễn Thị Minh Khai-Nha Trang. Điện thoại: 058. 510278 – 058. 510279 – 058 .510280 Số fax: 058. 510277

Email: xaydung.kh@dng.vnn.vn Tài khoản:

Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hoà: 6011.0000.000.268

Tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT : 4700.211.0000.62

Tại ngân hàng Công Thương : 1020.10.000.907.240

Quá trình phát triển

Hình thành và phát triển sau ngày thống nhất đất nước, công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng Khánh Hoà với kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, trang trí nội thất,...

Ban lãnh đạo, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty luôn đặt hiệu quả lên hàng đầu. Dần dần cùng với sự phát triển của đất nước, công ty đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực hoạt động khác như:

• Xây dựng công trình công cộng, công nghiệp, nhà ở. • Trang trí nội thất (1992).

• Kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất bê tông tươi và các sản phẩm từ bê tông (1996)

• Thi công công trình giao thông đường bộ và hệ thống cấp thoát nước trong và ngoài nhà (2000)

• Kinh doanh nhà và bất động sản (2001)

• Thi công đường dây dẫn điện và trạm biến áp đến 35KV (2001) • Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp (2002) • San lấp mặt bằng (2005)

• Thẩm định giá hợp đồng

Những ngày đầu mới thành lập, lao động của công ty chủ yếu là cán bộ quản lý, số lượng lao động của công ty là 609 người, trong đó 330 người là công nhân viên chức. Qua nhiều năm thay đổi đến nay tổng số lao động của công ty là 350 trong đó có 120 người là lao động ký hợp đồng không thời hạn.

Với kết quả đạt được, công ty đã dần bổ sung vốn vào kinh doanh. Từ năm 2005, khi công ty chuyển thành công ty cổ phần, theo hình thức “Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp”, thì số vốn của công ty đã đạt đến 5 tỷ đồng (tổng số có 500.000 cổ phần với mệnh giá một cổ phần 10.000 đồng) với cơ cấu vốn: Cổ đông góp vốn 4,5 tỷ đồng (450.000 cổ phần, chiếm 90%). Nhà nước tạm giữ 0,5 tỷ đồng (50.000 cổ phần, chiếm 10%).

Đến năm 2009 thì công ty đã trở thành công ty cổ phần với 100% vốn góp của cổ đông và tổng số vốn của công ty đã lên đến hơn 7 tỷ đồng.

Trong những năm qua, công ty đã xây dựng nhiều công trình đạt yêu cầu mỹ thuật và kỹ thuật cao, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã dần khắc phục, hoạt động của công ty ngày càng tốt hơn và đảm bảo được công ăn việc làm cho công nhân viên chức của công ty. Hơn thế nữa, công ty đã dần tạo được uy tín và chỗ đứng trên thị trường, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả. Công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được tổ chức Quacert cấp bằng chứng nhận từ tháng 01 năm 2005.

Một số công trình quan trọng của tỉnh Khánh Hoà mà công ty đã hoàn thành: _ Trụ sở thành uỷ Nha Trang.

_ Bệnh viện đa khoa Ninh Hoà, Vạn Ninh _ Cục thuế tỉnh Khánh Hoà.

_ Khu resort Anna Madara,……

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo hệ thống pháp luật của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý của sở Xây Dựng Khánh Hòa Và Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa.

Công ty có tư cách pháp nhân, tổ chức hạch toán độc lập, được phép sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản riêng tại ngân hàng.

Chức năng:

• Nhận thầu thi công các công trình công nghiệp và dân dụng. • Sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm và vật liệu xây dựng.

• Đầu tư.

• Thiết kế, tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Nhiệm vụ:

• Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ, theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.

• Thực hiện tốt về chính sách tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, và an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

• Thực hiện quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh quốc gia.

• Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước nhà nước, khách hàng, pháp luật, và chịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ do mình thực hiện.

• Thực hiện nghiêm túc chế độ sổ sách kế toán do nhà nước quy định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước về thuế, phí và các khoản phải nộp khác.

• Trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn lao động cho người và máy móc, tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. • Hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo có lãi, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và công nhân, đời sống của người lao động phải không ngừng nâng cao.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)