Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (Trang 37 - 39)

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá của công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSXDDĐK + CPSXPSTK- CPSXD DCK 1.3.4.2Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là bộ phận của sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Để tính giá thành đơn vị cho sản phẩm hoàn thành phải cộng tất cả các chi phí của các bộ phận sản phẩm lại.

Trong đó: Z là giá thành sản phẩm

C1, C2 , .. Cn : chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội hay từng giai đoạn công nghệ.

Dđk , Dck : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

1.3.4.3Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể, đối tượng tính giá thành là sản phẩm (công việc) của từng đơn đặt hàng. Các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan tới đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, còn đối với chi phí sản xuất chung (chi phí gián tiếp) liên quan nhiều đến đơn đặt hàng thì sau khi tập hợp sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp (số giờ công sản xuất, tổng chi phí ).

Việc tính giá thành theo phương pháp này chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành nên kỳ tính giá thành không trùng khớp với kỳ báo cáo.

Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình, người ta phải xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:

i C H T = ∑ Trong đó H: là hệ số phân bổ

C: Tổng chi phí phải tính vào giá thành TI: Giá trị dự toán của công trình i

1.3.4.4Phương pháp tính giá thành theo định mức

Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch mọi ra chi phí thoát ly định mức, tăng cường tính chất kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán và cung cấp số liệu giá thành kịp thời.

Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp theo từng đối tượng định mức chi phí, những khoản chi phí phát sinh ngoài định mức và dự toán quy định được gọi chênh lệch do thoát ly định mức.

Dựa vào các yếu tố giá thành định mức, chênh lệch do thay đổ định mức, chênh lệch do thoát ly định mức, kế toán xác định được giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức của sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức

Trong đó: giá thành định mức được xác định căn cứ vào mức quy định của bộ tài

chính: chênh lệch do thay đổi định mức được xác định căn cứ vào chứng từ báo động do thay đổi định mức.

Nói chung, đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đã đi vào ổn định, các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng và đặc biệt công tác hạch toán ban đầu có nề nếp chặt chẽ thì kế toán có thể áp dụng hệ thống hạch toán định mức để tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm. Có thể thấy, với mọi loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc điểm tổ chức sản xuất khác nhau thì phương pháp tính giá thành áp dụng là khác nhau.

Do đó, kế toán cần nắm vững những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp của doanh nghiệp mình mà có sự lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)