Thực hiện nghiêm ngặt quy trình cho vay tiêu dùng của Vietcombank

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 114 - 115)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình cho vay tiêu dùng của Vietcombank

Quy trình cho vay hiện nay đang được áp dụng tại Vietcombank Hạ Long được xây dựng khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẻo. Để quy trình này đạt được hiệu quả cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình này ở các giai đoạn sau:

Thứ nhất, giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng: Việc kiểm tra các thông tin khách hàng, năng lực tài chính, hồ sơ pháp lý chủ yếu dự trên nguồn thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tin từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của hệ thống Ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải thu thập toàn bộ nguồn thông tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng cho vay.

Thứ hai, giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ: Khi thẩm định phương án vay vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án vay tiêu dùng. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì khách hàng sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn.

Giai đoạn thứ ba, giai đoạn quyết định cho vay: Trước khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và Lãnh đạo Ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế,… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định. Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phòng ngừa rủi ro cao hơn.

Giai đoạn thứ 4, kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay: Một khoản vay có hiệu quả thì sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn được thực hiện một cách đối phó cho dù thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao.

Ngoài ra, khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập hồ sơ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)