Hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng và tiêu chí đánh giá Hiệu quả quản

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3.Hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng và tiêu chí đánh giá Hiệu quả quản

tín dụng tiêu dùng

1.2.3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng tiêu dùng

Hiệu quả tín dụng tiêu dùng là một phạm tù mang tính trìu tượng, vừa mang tính cụ thể phản ánh toàn bộ hoạt động tín dụng của NHTM trong việc cho vay tiêu dùng qua đó nêu bật được vị trí quan trọng của tín dụng tiêu dùng đối với nền kinh tế nói chung và NHTM nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiệu quả tín dụng tiêu dùng là một chỉ tiêu tổng hợp mức độ hoạt động của môi trường xung quanh, cũng như đường lối chiến lược phát triển của NHTM đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.

Hiệu quả tín dụng tiêu dùng có thể được hiểu một cách đơn giản là hiệu quả của việc cho vay tiêu dùng mang lại, là khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi theo dự kiến. Hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì HQTD tiêu dùng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, rủi ro thất thoát tín dụng tiêu dùng càng thấp thì HQTD tiêu dùng càng cao. Điều đó có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng thì phải giảm thiểu rủi ro tín dụng tiêu dùng [22].

Từ khái niệm về hiệu quả tín dụng và quản lý tín dụng tiêu dùng, chúng ta đưa ra khái niệm về “ Hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng”, đó là: tất cả những kết quả đạt được như yêu của của quản lý tín dụng đem lại. Hay hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng chính là những kết lợi ích đạt được từ việc quản lý tín dụng tiêu dùng đem lại. Đó là dư nợ tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng, rủi ro tín dụng tiêu dùng được kiểm soát ở mức tối ưu, lợi tức từ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng tăng.

1.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá Hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng

- Sự tăng trưởng sản phẩm cho vay tiêu dùng: chỉ tiêu này phản ánh sự thành công của các chiến lược phát triển và mở rông thị trường tiêu dùng thông qua phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Hiện nay viện nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra được các sản phẩm tiêu dùng phù hợp, đáp ứng những đòi hỏi cả về sự phong phú sản phẩm, chất lượng và hiện đại là hết sức cần thiết. Chính vì lẽ đó các ngân hàng thương mại hiện nay luôn tìm tòi áp dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường, áp dụng công nghệ mới vào trong phát triển sản phẩm mới phục vụ tiêu dùng [12].

- Sự tăng trưởng đối tượng cho vay tiêu dùng: đây là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của hợp đồng cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng thương mại. Ngoài việc duy trì được các đối tượng vay tiêu dùng thuần túy như: vay sửa chữa nhà cửa, vay cho con đi học và xuất khẩu lao động, các ngân hàng nhắm tới các đối tượng mới như học sinh, sinh viên, cán bộ công chức. Hiện nay đối tượng này sử dụng thương mại điện tử để mua sắm hàng hóa ngày càng nhiều nên các ngân hàng cần phải biết điều chỉnh chiến lược phát triển thị trường cho vay tiêu dùng [11], [17].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sự tăng trưởng dương của doanh số cho vay tiêu dùng: Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của các chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược Marketing sản phẩm dịch vụ tiêu dùng của các ngân hàng [1].

- Sự tăng trưởng dự nợ cho vay tiêu dùng: Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh số tiền cho vay tiêu dùng mà khách hàng còn nợ đến hết kỳ nghiên cứu (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này nó phản ánh kết quả quản lý tín dụng tiêu dùng có hiệu quả hay không. Trong phần dư nợ này có loại có thể đòi được và có loại khó đòi. Vì thế việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng cần chú ý tới loại dư nợ khó đòi. Vì loại này liên quan tới nợ xấu và ảnh hưởng tới bảo tồn nguồn vốn của mỗi ngân hàng thương mại.[2]

- Nợ xấu cho vay tiêu dùng giảm hoặc được kiểm soát: Nợ xấu là một chỉ tiêu luôn tồn tại trong các hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Nếu xét trên bình diện thị trường tài chính thì cho vay tiêu dùng ít rủi ro hơn cho vay các hoạt động khác. Tuy nhiên ngày nay với chính sách kích cầu của chính phủ nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ năng lực tài chính của khách hàng thì sẽ có nhiều hợp đồng vay tiêu dùng không đảm bảo khả năng chi trả và từ đó nguy cơ mất vốn rất cao. Kiểm soát nợ xấu tốt là điều mong muốn của mỗi nhà quản lý ngân hàng, chỉ tiêu này cũng đánh giá hiệu quả và năng lực quản lý tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại.[3],[4].

- Chất lượng nguồn nhân lực quản lý rủi ro tín dụng: Nguồn nhân lực là yếu tố có liên quan trực tiếp tới năng lực quản lý tín dụng tiêu dùng. Từ việc thẩm định, đánh giá năng lực tài chính, khả năng chi trả của khách hàng tới việc kiểm soát rủi ro tín dụng, xử lý tín dụng khó đòi … đều phụ thuộc và trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của các cán bộ nhân viên ngân hàng. Qua đó, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ trong ngân hàng thì yêu cầu các cán bộ nhân viên trong mỗi ngân hàng ngày càng đổi mới tư duy, cập nhật kiến thức để có khả năng dự báo, nhận định, xử lý các vấn đề phát sinh trong công việc của mình được giao.

- Các chính sách và quy trình quản lý tín dụng tiêu dùng: Đây là nội dung phản ánh cách thức quản lý tín dụng tiêu dùng ở mỗi ngân hàng. Có xây dựng được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy trình cho vay phù hợp, hiện đại, kiểm soát tốt rủi ro tín dụng thì ngân hàng đó mới có khả năng phát triển [7], [8].

- Tỷ suất lợi nhuận của cho vay tiêu dùng trên tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của NHTM.

1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tín dụng tiêu dùng trong ngân hàng thương mại

a) Các nhân tố khách quan * Môi trường kinh tế

Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ gắn bó hữu cơ tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi nền kinh tế chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tín dụng và ngược lại. Xét trên phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Cụ thể nó làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành và phát triển một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho việc vay và trả nợ không bị biến động lớn. Trong trường hợp này tín dụng phụ thuộc vào khả năng quản lý của chính bản thân Ngân hàng [26], [19], [20].

Tuy vây, để xã hội tồn tại và phát triển đòi hỏi nền kinh tề phải có sự tăng trưởng và phát triển. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế một số nước đã sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư, nhưng giới hạn của mở rộng tín dụng lại có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác quản lý tín dụng. Nếu mở rộng quy nô tín dụng quá giới hạn cho phép sẽ xảy ra lạm phát với tốc độ cao, các NHTM sẽ chịu thiệt hại lớn do tiền mất giá, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm. Ngoài ra, chính sách kinh tế của nhà nước về ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của ngành hay một lĩnh vực nào đó nhằm đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tín dụng. Đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu hướng phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt thì cầu nối giữa vay và cho vay thống nhất, tạo điều kiện tăng vòng quay vốn tín dụng, mở rộng quy mô đầu tư vốn. Bằng cơ chế tín dụng hợp lý, các NHTM sẽ tìm kiếm được khách hàng tốt để cho vay và vay tạo ra sự cân đối giữa nguồn vốn huy động với việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chu kỳ kinh tế cũng có tác động lớn đến hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, nhu cầu vốn tín dụng giảm, khách hàng đã được cấp tín dụng làm ăn thua lỗ, khó có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Ngược lại, thời kỳ kinh tế hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng mạnh nhưng cũng không loại trừ trường hợp đầu cơ tích trữ do chạy đua trong kinh doanh làm cho nhu cầu vốn tín dụng lên quá cao, nhiều khoản tín dụng đã thực hiện cũng khó có khả năng hoàn trả nếu sản xuất kinh doanh không có kế hoạch dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế.

Mức độ phù hợp giữa lãi suất Ngân hàng với tỷ suất lợi nhuận của Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý tín dụng. Nếu mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận của doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trả nợ Ngân hàng, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của Doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Lúc này TDNH không còn là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển và theo đó hiệu quả tín dụng cũng bị ảnh hưởng [20].

* Môi trường xã hội

Tín dụng là sự vay mượn trên cơ sở lòng tin, nghĩa là quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Nhu cầu của khách hàng, khả năng của Ngân hàng và sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Vì vậy, công tác quản lý tín dụng phụ thuộc vào 3 yếu tố trên, trong đó sự tin tưởng là cầu nối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng. Ngân hàng có uy tín càng cao thì thu hút được lượng khách hàng càng lớn. Khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng thường được vay vốn dễ dàng và được tạo điều kiện thuận lợi hơn những đối tượng khách hàng khác. Tín nhiệm là cơ sở, là tiền đề để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng.

Về phía khách hàng: Là những doanh nghiệp, hộ sản xuất…đại diện cho bên cung về nguồn vốn đồng thời cũng là bên cầu về vay vốn. Khi với tư cách là người cung ứng vốn, họ mong muốn nhận được từ Ngân hàng một khoản lãi tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện. Sự tín nhiệm của khách hàng với Ngân hàng sẽ làm tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động. Với tư cách là người đi vay, họ mong muốn nhu cầu vay của mình được đáp ứng với lượng tiền, thời han, lãi xuất phù hợp. Nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng được chấp nhận với thái độ ân cần,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thủ tục đơn giản sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt, khách hàng truyền thống, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Bên cạnh các yếu tố trên, công tác quản lý tín dụng còn ảnh hưởng của các yếu tố đạo đức xã hội, trình độ dân trí. Sự biến động của tình hình kinh tế xã hội nước ngoài. Ngoài ra, công tác quản lý tín dụng còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường nhu thời tiết, dịch bệnh, bão lũ... Đối với hộ sản xuất thì các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nó cũng ảnh hương đến công tác quản lý tín dụng đối với hộ sản xuất. Nếu Ngân hàng hoạt động trên một địa bàn kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, tình hình chính trị xã hội ổn định thì đây là điều kiện để đem lại chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, trình độ dân trí thấp, ý thức tự giác kém, điều kiện tự nhiên bất lợi làm khả năng trả nợ của khách hàng gặp khó khăn, gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng [16]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Môi trường pháp lý Tất cả các tác nhân tham gia vào nền kinh tế đều chịu sự chi phối của pháp luật. Thực tế cho thấy pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường. Không có pháp luật hoặc pháp luật không đầy đủ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế không không thể tiến hành một cách trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý cho mọi người hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác quản lý tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại hiệu quả cho cả 2 bên và hiệu quả công tác quản lý tín dụng mới được đảm bảo. Nghiên cứu hệ thống pháp luật để hợp pháp hóa hoạt động Ngân hàng, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động theo pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, ổn định, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

* Môi trường nhân khẩu học

Trong môi trường nền kinh tế hàng hóa nhiêu thành phần cạnh tranh khốc liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứa đựng rất nhiều rủi ro, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.Trong quan hệ tín dụng, doanh nghiệp là người được Ngân hàng tín nhiệm trao quyền sử dụng vốn. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh doanh của khách hàng cũng chính là rủi ro của Ngân hàng. Điều khẳng định này buộc chúng ta phải tiến hành xem xét vấn đề về người cho vay co liên quan thế nào tới hiệu quả tín dụng.

- Trình độ quản lý, kỹ năng kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, trong khi đây chính là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi vay vốn họ lập phương án sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, chứng minh đầu vào và đầu ra khả thi, nhưng do không tính hết đến biến động của thị trường nên bị thua lỗ. Trong một số món vay trung và dài hạn để nhập máy móc thiết bị, do phân tích dự án không chính xác dẫn đến máy móc nhập về không phát huy được tác dụng gây thiệt hại lớn, không thể hoàn trả tiền vay cho Ngân hàng. Một điều thấy rõ nữa là năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp còn bị hạn chế nhiều mặt và kinh nghiệm thực tiễn nên không có khả năng xử lý kịp thời những khó khăn trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp.

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn gây lãng phí thậm chí mất vốn. Ví dụ như nhiều doanh nghiệp dùng tiền vay của Ngân hàng quay vòng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 36)