Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hạ Long giai đoạn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 62 - 73)

5. Bố cục của luận văn

3.1.5.Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hạ Long giai đoạn

2012 - 2014

3.1.5.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hạ Long nghiêm túc tuân thủ các chỉ thị của Nhà nước và của ngành Ngân hàng về lãi suất cơ bản, tuy nhiên một số các Ngân hàng TMCP trên địa bàn lại đưa ra các mức lãi suất huy động cao hơn và nhiều hình thức khuyến mãi khiến cho việc huy động vốn của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó do sự suy thoái của các nền kinh tế lớn trên thế giới kéo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo tình trạng lạm phát tại Việt Nam đã tác động không nhỏ đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên với sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Ngoại thương và sự thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp huy động vốn, điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn huy động phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn tín dụng của Ban Giám đốc đề ra nên trong năm 2011 Chi nhánh vẫn giữ vững và phát triển được thị phần, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả tiền gửi. Huy động vốn của Chi nhánh đến hết 31/12/2011 đạt 926,39 tỷ đồng, tăng 31,59% so với 31/12/2010 và đạt 105,27% so với kế hoạch Trung ương giao (Kế hoạch Trung ương giao năm 2011 là 880 tỷ đồng). Tuy nhiên tình hình kinh tế bắt đầu biểu hiện thực sự khó khăn do Việt Nam đã rơi và đà khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, đến năm 2012 hoạt động Huy động vốn của Chi nhánh đến hết 31/12/2012 đạt 1.144 tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch Trung ương giao. Đến hết năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 1,2 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 1,6% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng như vậy có phần hạn chế nguyên nhân do nền kinh tế đang khủng hoảng, chính phủ dùng nhiều giải để kiềm chế lạm phát và đến hết 2014 tăng trưởng 2,4% so với 2013. Bình quân giai đoạn 2012 đến 2014 tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân 2% giảm gần 8 lần so với các giai đoạn trước suy thoái. Với tốc độ tăng trưởng tuy thấp so với những năm trước giai đoạn 2008 đến 2010 nhưng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng thì cũng cho biết dấu hiệu nền kinh tế đang phục hồi. Tuy nhiên giai đoạn nay, chính phủ đang áp dụng chính sách kích cầu nền kinh tế thì cũng gây áp lực cho việc hoàn thành kế hoạch huy động vốn của Chi Nhánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động huy động vốn của Vietcombank Hạ Long giai đoạn 2012 -2014 Năm

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012

2014/2013 Tốc độ PTBQ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) +Δ +% +Δ +% Nguồn vốn huy động 1.190,91 100% 1.209,96 100% 1.239,00 100% 19 1,60 29 2,40 2,00 I. Phân theo nguồn

vốn HĐ

1. Tiền gửi của dân cư 255,45 21,45 288,82 23,87 314,95 25,42 33 13,06 26 8,30 11,04 2. Tiền gửi của tổ chức

kinh tế 778,14 65,34 826,89 68,34 856,40 69,12 49 6,26 30 3,45

4,91

3. Tiền gửi của các TCTD 157,32 13,21 94,26 7,79 67,65 5,46 -63 -40,09 -27 -39,33 -34,42

II. Phân theo thời hạn

2.1. Ngắn hạn 539,96 45,34 576,79 47,67 601,29 48,53 37 6,82 24 4,07 5,53 2.2. Trung và dài hạn 650,95 54,66 633,17 52,33 637,71 51,47 -18 -2,73 5 0,71 -1,02

III. Theo loại tiền

3.1. Việt nam đồng 319,04 26,79 369,89 30,57 301,45 24,33 51 15,94 -68 -22,70 -2,80 3.2. Ngoại tệ ($) quy

đổi VND 871,86 73,21 840,08 69,43 937,55 75,67 -32 -3,65 97 10,40 3,70

Nguồn: Phòng Thanh toán và Kinh doanh dịch vụ Vietcombank Hạ Long các năm 2012-2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả huy động vốn của Chi nhánh được xem xét theo nguồn hình thành cho thấy nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho Chi nhánh là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Cụ thể trong năm 2012 tỷ trọng tiền gửi từ các doanh nghiệp thương mại tại Chi nhánh chiếm 65,34% so với tổng nguồn vốn huy động được. Và tỷ lệ này càng tăng dần trong giai đoạn 2012-2014 với tốc độ phát triển bình quân là 4,91%. Như ta biết, Vietcombank là ngân hàng thương mại với mục tiêu ban đầu là phục vụ giao dịch tiền tệ trong thương mại của các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu với đối tác nước ngoài và vì vậy, cho đến nay với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động giao dịch với các đối tác nước ngoài đã giúp tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng doanh nghiệp. Đây cũng là lợi thế của Vietcombank nói chung và tại Chi nhánh Hạ Long nói riêng, nhất là khi Quảng Ninh là địa phương có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại đây trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và du lịch nên nhu cầu trao đổi ngoại tệ cũng rất lớn. Trong những năm gần đây do sự hình thành của nhiều Ngân hàng thương mại trên thị trường thì sức cạnh tranh tăng dần khiến cho Chi nhánh đưa ra nhiều chính sách nhằm mở rộng thêm đối tượng huy động vốn, đặc biệt cơ cấu nguồn vốn huy động từ phía khách hàng cá nhân, các hộ gia đình có sự tăng trưởng cao (bình quân 11,04% giai đoạn 3 năm từ 2012 tới 2014).

Xét cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn thì không có sự chênh lệch nhiều giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn. Nếu như trong năm 2012 số tiền huy động trong ngắn hạn chiếm 45,34% thì trung và dài hạn đạt 54,665. Như ta biết trong những năm qua do nhà nước đã sử dụng chính sách kích cầu thông qua việc hạ lãi suất (từ năm 2012) thì người dân không mặn mà gửi tiền vào ngân hàng. Với tâm lý như vậy, số lượng tiền gửi vào ngân hàng theo thời hạn 3 đến 6 tháng là chủ yếu. Số tiền gửi trung và dài hạn bình quân 3 năm giảm 1,02%.

Cũng qua phân tích số liệu trong bảng trên, cơ cấu số tiền huy động được từ ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất cao. Trong năm 2012, tỷ trọng này là 73,2% và giảm xuống còn 69,43% trong năm 2013. Lý do là trong năm 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp thương mại phá sản hoặc kinh doanh cầm chừng diễn ra liên tục. Mặc dù vậy tốc độ phát triển bình quân của nguồn vốn huy động từ ngoại tệ quy đổi VND tăng trưởng khá và đạt 3,7% một năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.5.2. Hoạt động sử dụng vốn

Như chúng ta đã biết, mỗi một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và phát triển hay không thường đánh giá nhiều mặt, nhiều tiêu chí. Tuy nhiên hoạt động sử dụng vốn thường được coi trọng nhất, đây chính là hoạt động phản ánh năng lực, uy tín và kết quả kinh doanh tiền tệ của mỗi Ngân hàng trong một thời gian nhất định. Kết quả hoạt động sử dụng vốn của Vietcombank Hạ Long được thể hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá như đã được trình bày trong bảng 3.3.

Chỉ tiêu doanh số cho vay phản ánh số tiền mà Chi nhánh cho khách hàng vay trong một năm đạt 1,13 nghìn tỷ đồng trong năm 2012 và tăng 264 tỷ đồng vào năm 2013. Cả trong giai đoạn 3 năm từ 2012 tới 2014, tốc độ phát triển bình quân của doanh số cho vay đạt 27,1%. Đây là tốc độ cao so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Với tổng số vốn cho vay trong năm đạt gần 1,3 tỉ trong năm 2012, Chi nhánh mới thu hồi được 953,77 tỉ. Con số này tăng thêm là 351 tỷ vào năm 2013. Xét trong cả giai đoạn 2012-2014, doanh số thu nợ tăng cao với tốc độ phát triển bình quân là 40,48%. Qua con số này cho biết năng lực thu hồi vốn cho vay của Chi nhánh rất tốt nếu đem so sánh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn (Agribank tốc độ thu nợ đạt 28,6% năm, Vietinbank đạt 31%).

Tổng dư nợ, đây là số tiền tính đến thời điểm cuối mỗi năm mà khách hàng còn nợ của Vietcombank Hạ Long. Số liệu trong bảng 3.3 chỉ ra rằng số tiền khách hàng còn nợ Chi nhánh chiếm 69% so với doanh số cho vay và đạt 784 tỷ đồng trong năm 2012. Đến năm 2013 tổng dư nợ đạt 843,7 tỷ đồng chiếm 65% so với tổng doanh số cho vay và tăng trưởng gần 7,6% so với 2012. Như ta biết trong giai đoạn này, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp thương mại bị phá sản hoặc thu hẹp kinh doanh điều này dẫn tới khả năng thu hồi vốn cho vay của Chi nhánh cũng gặp khó khăn và vì vậy cũng làm tăng tổng dư nợ trong các năm tiếp theo. Xét toàn giai đoạn 2012-2014 mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc nhưng tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn tăng trưởng bình quân 8,8% năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn thì số vốn mà Chi nhánh cho vay theo thời hạn ngắn vẫn chiếm tỷ trọng cao, tiếp theo lãi cho vay dài hạn. Tuy nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xét về tốc độ phát triển trong giai đoạn 2012 - 2014 thì cho vay dài hạn tăng trưởng cao nhất với tốc độ đạt 11,6% năm, tiếp đến là vay ngắn hạn đạt gần 8,5% năm. Sở dĩ có như vậy là phía Vietcombank có chính sách ưu tiên cho vay đối với các dự án kinh doanh dài hạn của các doanh nghiệp bởi vì lượng vốn huy động của Chi nhánh qua các năm vẫn tăng trưởng khá và nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nên tạo tâm lý cho các lãnh đạo Chi nhánh quyết định mở rộng cho vay dài hạn.

Xét về cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế thì cho vay doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần hay TNHH vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng. Trong các thành phần vay vốn, trong giai đoạn 3 năm này thì chỉ có DNNN, DN tư nhân, cho vay tiêu dùng và cho vay các đối tượng khác là tăng trưởng dương. Như số liệu trong bảng 3.3 đã chỉ ra, mặc dù cơ cấu dư nợ tính dụng tiêu dùng trong tổng số dư nợ hàng năm của Chi nhánh chỉ chiếm lượng nhỏ (15,43% trong năm 2012) nhưng nó phản ánh có sự điều chỉnh trong chính sách vay vốn của Vietcombank, hiện nay nội dung cho vay tiêu dùng đã được các nhà quản lý hệ thống ngân hàng Vietcombank quan tâm. Với tốc độ tăng trưởng khá của nền kinh tế thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư có xu hướng tăng. Nhất là Việt nam là một nước đang phát triển nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng thì khuynh hướng tiêu dùng cận biên của người dân là cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sử dụng vốn của Vietcombank Hạ Long giai đoạn 2012 - 2014

Năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tốc độ PTBQ (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) +Δ +% +Δ +% 1.129,73 1.394,15 1.823,90 264 23,41 430 30,83 27,06 953,77 1.304,27 1.882,23 351 36,75 578 44,31 40,48 784,35 100 843,72 100 928,73 100 59 7,57 85 10,08 8,82 - 561,83 71,63 604,27 71,62 661,16 71,19 42 7,55 57 9,41 8,48 - 69,96 8,92 61,00 7,23 77,55 8,35 -9 -12,81 17 27,13 5,28 - 152,56 19,45 178,45 21,15 190,02 20,46 26 16,97 12 6,48 11,60 2. Theo TPKT - DNNN 323,23 41,21 410,47 48,65 457,21 49,23 87 26,99 47 11,39 18,93 - 25,49 3,25 20,67 2,45 27,68 2,98 -5 -18,91 7 33,89 4,20 251,54 32,07 228,56 27,09 244,63 26,34 -23 -9,13 16 7,03 -1,38 - 42,59 5,43 35,69 4,23 33,90 3,65 -7 -16,20 -2 -5,02 -10,79 - HTX 0,24 0,03 0,08 0,01 0,00 0 0 -64,14 0 -100,0 -100,0 - 121,03 15,43 108,16 12,82 126,77 13,65 -13 -10,63 19 17,20 2,35 - 20,24 2,58 40,08 4,75 38,54 4,15 20 98,04 -2 -3,83 38,01 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hạ Long giai đoạn 2012 - 2014

Ngân hàng tồn tại và phát triển dựa trên mục tiêu là lợi nhuận. Thu nhập của Ngân hàng được quyết định bởi lãi suất trên khoản cho vay, đầu tư, và mức lệ phí tiền vay, các khoản thù lao khác cho các dịch vụ. Năm 2013 là năm các Tổ chức tín dụng (TCTD) cổ phần thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc và là thời kỳ cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau. Nguyên nhân là các TCTD có hội sở chính tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đã mở rộng mạng lưới nên trên địa bàn TP.Hạ Long đã khai trương và đi vào hoạt động hàng loạt các chi nhánh. Mặt khác, các NHTM Cổ phần Nông thôn cùng đồng loạt tăng vốn điều lệ và chuyển sang NHTM Cổ phần đô thị. Điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hạ Long , cụ thể là có sự giảm sút qua hai năm 2012, 2013. Nhưng đến năm 2014, bằng những nỗ lực của chính Ngân hàng đã đem lại kết quả hoạt động kinh doanh khả quan hơn năm 2013. Tình hình đó được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hạ Long qua 3 năm (2012 - 2014) ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2012 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng doanh thu 154.143,1 116.388,2 130.087,4 -37.755,0 -24,5 13.699,2 11,8 2. Tổng chi phí 129.855,2 104.346,4 88.789,7 -25.508,8 -19,6 -15.556,7 -14,9 3. Lợi nhuận 24.287,93 12.041,78 41.297,72 -12.246,15 -50,42 29.256 242,95

ổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2013 Vietcombank Hạ Long đạt mức lợi nhuận là 12.041,78 triệu đồng, giảm 12.246 triệu đồng tức giảm 50,42% so với năm 2012. Đến năm 2014, lợi nhuận của Vietcombank Hạ Long là 41.297 triệu đồng tăng 29.256 triệu đồng hay tăng 242,95% so với năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2: Đồ thị biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hạ Long giai đoạn 2012-2014.[25]

Nhìn vào đồ thị ta thấy lợi nhuận của Vietcombank Hạ Long không ổn định qua 3 năm. Trong thời gian này Ngân hàng phải cạnh tranh khốc liệt với sự xuất hiện của các NHTM khác trên địa bàn nên phải đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, ưu đãi để thu hút khách hàng kể cả giảm lãi suất để cạnh tranh. Cho vay giảm, lãi suất lại cạnh tranh, chi phí hoạt động tăng nên dẫn đến doanh thu giảm là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bước sang năm 2014 kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã có sự chuyển biến khả quan. Doanh thu tăng, chi phí giảm, lợi nhuận tăng vượt qua cả năm 2012. Với mục tiêu lành mạnh hóa tài chính, Vietcombank Hạ Long đã tiến hành phân tích từng khoản nợ để làm sao có thể nhanh nhất thu hồi nợ và giảm thấp nhất thiệt hại, chọn lọc khách hàng khi cho vay, tiến hành trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới thu hút nhiều đối tượng khách hàng cũng như tạo sự gắn bó của các khách hàng tốt, cải tiến các sản phẩm cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường, tiếp tục phát

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 62 - 73)