Đánh giá hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng qua phân tích chất lượng tín

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 91 - 94)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng qua phân tích chất lượng tín

dụng tiêu dùng của Vietcombank chi nhánh Hạ Long giai đoạn 2012 - 2014

3.2.3.1. Hiệu quả thu hồi doanh số cho vay tiêu dùng

Để đánh hiệu quả sử dụng vốn và quản lý dư nợ tín dụng, chỉ tiêu hệ số thu nợ (%) cho biết hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Chi nhánh, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay, tỷ số này càng cao càng tốt.

Bảng 3.10: Khả năng thu hồi doanh số cho vay tiêu dùng của Vietcombank chi nhánh Hạ Long

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số cho vay Tỷ đồng 86,20 113,60 161,60

Doanh số thu nợ Tỷ đồng 63,60 84,90 134,24

Hệ số thu nợ % 74 75 83

ổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, hệ số thu nợ của Vietcombank chi nhánh Hạ Long đang tăng dần lên qua các năm. Cụ thể nếu trong năm 2012 hệ số thu nợ đạt 74% cho biết cứ cho vay tiêu dùng 1 đồng thì trong năm Chi nhánh thu hồi được 0,74 đồng; sang năm 2013 thì khả năng thu nợ của Chinh nhánh là 75%, đến năm 2014 đạt 83%. Điều này phản ánh hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng của Vietcombank trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái là rất tốt.

Bên cạnh đó, số liệu trong bảng 3.9 cũng chỉ ra cho thấy Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2012 là 86,20 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 63,60 tỷ đồng. Sang đến năm 2013, doanh số cho vay tăng lên là 113,60 tỷ đồng và doanh số thu nợ tăng lên 84,90 đồng, tức tăng 32% so với năm 2012. Đến năm 2014, doanh số cho vay tiếp tục tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng cao 42%, còn 161,60 tỷ đồng, cùng với đó, doanh số thu nợ tăng mạnh đạt 60% so với năm 2013. Điều này dẫn đến hệ số thu nợ năm 2014 của Ngân hàng vẫn tăng lên so với năm 2013. Có thể thấy rằng, hệ số thu nợ tăng dần qua các năm đã thể hiện sự cố gắng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Vietcombank chi nhánh Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3.2. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng càng cao chứng tỏ

ả năng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của vốn cho vay tiêu dùng cho khách hàng.

Bảng 3.11: Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng tẠi Vietcombank chi nhánh Hạ Long gian đoạn 2012 - 2014

Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Doanh số thu nợ CVTD Tỷ đồng 86,20 113,60 161,60 2. Dư nợ bình quân CVTD Tỷ đồng 119,24 147,19 199,43 3. Vòng quay vốn CVTD lần 0,72 0,77 0,81

ổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014

Quan sát số liệu trong bảng 3.11 chỉ ra rằng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Vietcombank chi nhánh Hạ Long trong giai đoạn qua có sự tăng trưởng nhanh. Cụ thể trong năm 2012, nền kinh tế đang giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái mạnh nhưng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng vẫn đạt 0,72 lần (Nếu như xem báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước thì trong năm 2012, vòng quay vốn tín dụng bình quân các ngân hàng thương mại trong cả nước đạt 0,67 lần). Đến năm 2013 thì tốc độ luân chuyển này tăng lên thành 0,77 là và đạt cao vào năm 2014 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu vay vốn tăng lên và việc mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng đang được áp dụng mạnh mẽ và bắt đầu phát huy tác dụng.

3.2.3.3. Phân tích Nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Gia tăng nợ quá hạn là điều mà các Ngân hàng đều không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng như chi phí dòi nợ và chi phí xử lý

tài sản đảm bả ể đánh giá một cách chính xác

chỉ tiêu này, người ta chia nợ quá hạn thành 2 loại: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi. Các chỉ tiêu nợ quá hạn là những chỉ tiêu điển hình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng cho vay tại ngân hàng.

Bảng 3.12: Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

tại Vietcombank Hạ Long giai đoạ 2014

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) I.Dƣ nợ cho vay 784,35 100 843,72 100 928,73 100 1. Nợ quá hạn 24,55 3,13 27,2 3,22 28,79 3,10 2. Nợ xấu 2,98 0,38 2,1 0,25 1,76 0,19 3. Nợ đã xử lý rủi ro 9,49 1,21 13,2 1,56 16,53 1,78 II.Dƣ nợ CVTD 121,03 100 108,16 100 126,77 100 1. Nợ quá hạn 1,91 1,58 1,63 1,51 1,86 1,47 2. Nợ xấu 0,91 0,75 0,29 0,27 0,62 0,49 3. Nợ đã xử lý rủi ro 0,29 0,24 0,49 0,45 1,00 0,79

: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)

Các Ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của mình ở mức thấp nhất để đảm bảo an toàn cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao hay thấp sẽ cho biết quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi dù doanh thu cho vay cao, dư nợ lớn nhưng không thu được nợ sẽ dẫn đến hoạt động không có hiệu quả.

Tuy nhiên tình hình kinh tế trong những năm qua có nhiều biến động, khó lường trước được, nên tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trong cả nước đều tăng. Tuy nhiên tính đến giữa năm 2013 trở đi thì nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi qua đó nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng giảm. Nếu như năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 0,38% và nợ quá hạn là 3,13% thì trong năm 2013, tỷ lệ này tương ứng với 0,25% và 3,22%. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh còn 0,19%, Nguyên nhân nợ xấu giảm là do trong giai đoạn này, Chi nhánh áp dụng nhiều chính sách nhằm ngăn ngừa rủi ro bằng cách sử dụng những cán bộ tín dụng có đủ năng lực phân tích hồ sơ vay vốn, kiểm soát chặt chẽ đối tượng cho vay và thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng khi các khoản nợ sắp đến hạn. Với chính sách đó, Chi nhánh đã bắt đầu vượt qua được giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Tính từ năm 2011 là năm khó khăn của nền kinh tế như: giá cả có nhiều sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến động lớn, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ giá và lãi suất thay đổi liên tục…dẫn đến một số khách hàng gặp nhiều khó khăn về tài chính cũng như việc xâm nhập vào thị trường kinh doanh, ảnh hưởng đến việc chậm trả gốc và lãi.

Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng qua các năm đều cao hơn so với tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay nói chung. Điều này cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng hiện tại vẫn còn thấp và còn nhiều hạn chế, cần được chú trọng cải thiện.

Hơn nữa, nếu phân tích kỹ hơn, từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giảm xuống trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng lên cho thấy thực chất thì chất lượng cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Chi nhánh Hạ Long vẫn chưa thực sự được cải thiện. Tỷ lệ nợ quá hạn sở dĩ giảm xuống vì có những món nợ là nợ quá hạn thực sự nhưng có những món nợ được xếp vào nhóm nợ quá hạn chỉ do tiền lãi không được trả đúng hạn. Vì thế, nếu chỉ dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn tăng hay giảm ta chưa thể kết luận gì về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng có chuyển biến hay không.

Mặc dù, nợ đã xử lý rủi ro được theo dõi ngoài bảng cân đối nhưng để phân tích rõ hơn, cụ thể hơn về thực trạng các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tại Vietcombank Chi nhánh Hạ Long, nếu ta cộng số dư nợ đã xử lý rủi ro vào với nợ xấu thì tỷ lệ này qua 3 năm lần lượt chiếm 1,6%, 1,8% và 1,9%. Tương tự như vậy, với dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2012 là 0,99; năm 2013 là 0,72; và năm 2014 tăng lên là 1,28. Điểu này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng là chưa thực sự cao nhưng cũng đáng cảnh bảo mặc dù chưa vượt quá tỷ lệ cho phép của Vietcombank Chi nhánh Hạ Long (5%). Năm 2012, tỷ trọng của nợ xấu cho vay tiêu dùng là 0,75%, năm 2013 giảm xuống 0,27 và năm 2014 lại tăng lên là 0,49%. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của năm 2013 đều thấp hơn các năm 2012, 2014 do thị trường năm 2013 khá ổn định.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hạ Long (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)