5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng của Vietcombank Hạ Long đến năm 202 0
Kế hoạch tín dụng năm 2015 hội sở chính giao cho chi nhánh là tăng trưởng 35% so với năm 2014 với số dư thực hiện đến 31/12/2015 dự kiến đạt 1.872 tỷ đồng, trong đó tín dụng thể nhân được chú trọng tăng trưởng mạnh hơn, tăng 43% so với năm 2014 với số dư thực hiện đến 31/12/2015 dự kiến đạt 567,5 tỷ đồng. Đây là một phần chặng đường được cụ thể hóa trong tổng thể chiến lược dài hạn đến năm 2020 của Vietcombank Hạ Long. Định hướng chiến lược tín dụng TD cá nhân nói riêng và tín dụng nói chung của Chi nhánh đến năm 2020 như sau [25], [26]:
4.1.2.1. Công tác khách hàng
Rà soát, đánh giá thị phần khách hàng, thị phần hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn. Trên cơ sở đó tập trung làm tốt công tác chăm sóc, phát triển khách hàng. Phân cấp, giao kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể trong Ban Giám đốc, các phòng trong việc tiếp cận, phát triển khách hàng của chi nhánh.
- Đối với khách hàng đang quan hệ: Những khách hàng có tỷ lệ dư nợ tại Vietcombank Hạ Long so với tổng dư nợ của KH tại các TDTD nhỏ hơn 50% thì cần có kế hoạch, lộ trình để tăng lên trên 50%. Những khách hàng đang có tỷ lệ dư nợ tại Vietcombank Hạ Long so với tổng dư nợ của KH tại các TDTD từ 50% trở lên thì cần phải ổn định được thị phần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với khách hàng mới: tăng cường tiếp xúc, tiếp cận sát sao, năng động, chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm cạnh tranh để thu hút khách hàng về.
4.1.2.2. Công tác tín dụng
Mở rộng và đẩy mạnh phát triển tín dụng trên cơ sở kiểm soát được rủi ro, với phương châm: phát triển tín dụng bền vững, an toàn, hiệu quả, tuân thủ nghiêm túc các quy trình tín dụng, Vietcombank Hạ Long định hướng như sau:
Thứ nhất: Tập trung tăng trưởng tín dụng đối với các khách hàng tốt, có
phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng không hạ chuẩn.
Thứ hai: Cạnh tranh bằng phong cách phục vụ, bán chéo sản phẩm, linh hoạt
trong lãi suất và chăm sóc khách hàng. Bám sát chủ trương, theo dõi biến động thị trường, đề ra chính sách linh hoạt.
Thứ ba: Đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá hình ảnh góp phần hoàn thành chỉ tiêu
tín dụng, chú trọng đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư.
Thứ tư: Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng
khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.
Thứ năm: Chuẩn hoá các sản phẩm tín dụng bán lẻ theo hướng tập trung rủi
ro tín dụng về Hội sở chính.
Thứ sáu: Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ khách hàng, lựa chọn những
cán bộ có kinh nghiệm để bố trí vào các vị trí tham gia quá trình cấp tín dụng.
4.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, chi nhánh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh