Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đố

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 88)

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả

2.3.2.Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đố

333- áo khoác nam

2.3.2.Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đố

Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối là ta so sánh năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ cạnh tranh. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc số 1, chiếm tới 40- 50% thị phần dệt may của thế giới, tiếp đến là ấn Độ và Pakistan... Do đó, theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu, trong thời gian tới, để đảm bảo cạnh tranh khi hạn ngạch được dỡ bỏ, không còn cách nào khác, ngành Dệt- May phải hình thành những nhóm sản phẩm chuyên sâu, bằng cách những nhà máy nhỏ, những tổ sản xuất địa phương nên chuyển ra làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, trong tương lai, sẽ phải hình thành các khu, các cụm công nghiệp dệt may, các công ty mẹ - con và các nhóm sản phẩm chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu nhanh của thị trường.

Ngoài ra, trong bối cảnh mà trình độ công nghệ và năng suất lao động của ngành đang ở mức thấp như hiện nay, thì rõ ràng, muốn cạnh tranh, chúng ta không thể lấy yếu tố giá thành làm “điểm nhấn”, mà phải chú trọng đến

“chất lượng” và “mẫu mã” của sản phẩm. Và do đó, đối với bản thân mỗi doanh nghiệp, để tồn tại, nhất thiết doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên thương trường quốc tế bằng các sản phẩm có chất lượng trung bình hoặc kém,... cái chính là cần phải chú trọng sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao. Vì rằng, tính từ lúc này đến thời điểm hạn ngạch bị bãi bỏ, nếu so với hàng chất lượng trung bình, giá rẻ của Trung Quốc, thì chắc chắn sản phẩm cùng loại của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi. Nhưng, nếu so với các sản phẩm cao cấp cùng loại, thì sản phẩm của Trung Quốc hiện đang bán trên thị trường thế giới giá lại cao hơn hoặc tương đương của Việt Nam. Chính vì thế, để tránh đương đầu với các sản phẩm dệt may Trung Quốc nói riêng và các cường quốc xuất khẩu dệt may khác nói chung, điều kiện cần và đủ trong thời gian tới, các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phải “chú tâm” vào sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao để cạnh tranh; đồng thời nhanh chóng tiến hành đổi mới doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước) bằng cách cổ phần hoá, tham gia vào thị truờng chứng khoán, nhằm tạo nguồn vốn cho đầu tư và đổi mới công nghệ,... cũng như tiến hành xây dựng nền công nghiệp sản xuất nguyên liệu, tránh sự phụ thuộc bấp bênh vào thị trường nước ngoài. Có như thế, ngành Dệt - May Việt Nam mới có thể trụ vững và phát triển khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trong khi đó, ở một khía cạnh khác, ngành công nghiệp Dệt may của Việt Nam còn có năng suất thấp, trình độ công nghệ chưa cao, khối lượng, chủng loại, mẫu mã đơn điệu, lại phần lớn may gia công cho các đối tác nước ngoài, nên giá thành còn cao hơn so với một số nước trong khu vực Châu Á có tiềm năng về xuất khẩu như Trung Quốc, Srilanka hay Pakixtan,... mà giá trị tăng thêm lại không cao. Chẳng hạn so với Trung Quốc, do trình độ công nghệ của ngành Dệt may Việt Nam kém, kèm theo đó là không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất dẫn đến thực tế, một số sản phẩm của

các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu thường có mức giá cao hơn 5- 10%, thậm chí có những mặt hàng cao hơn 15% so với các sản phẩm của Trung Quốc. Điều này đã lý giải tại sao, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (cho dù thế giới vẫn chưa thực hiện chế độ bãi bỏ hạn ngạch), nhưng hàng hoá Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường thế giới một cách đáng kinh ngạc, 40% thị phần ở Nhật Bản. Còn Việt Nam, một trong bốn quốc gia dẫn đầu về hàng xuất khẩu tại thị trường rất khó tính này bao gồm Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc và Việt Nam. Năm 2003 sản phẩm dệt may của Việt Nam đã vượt qua Italia và Hàn Quốc để trở thành quốc gia thứ hai sau Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao tại thị trường này, với 480 triệu đô la trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may 3,7 tỷ đô la, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 26% thị phần dệt may của Nhật Bản. Tuy nhiên, so với năm trước đó thì những con số này đã bị giảm sút: năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam là 620 triệu đô la và thị phần đạt khoảng 29%.

Chúng ta sẽ không biết những con số này sẽ biến động như thế nào trong những năm tới, nhưng phải thừa nhận rằng, việc xuất khẩu với giá trị lớn như trên chưa phải là do yếu tố cạnh tranh mang lại, mà phần lớn là nhờ chế độ áp dụng hạn ngạch từ một số thị trường lớn cũng như việc “thực hiện” may gia công cho các đối tác nước ngoài. Và như vậy, một khi Việt Nam đã gia nhập WTO và chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, không nói đâu xa, chỉ cần cạnh tranh với hàng hoá của Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấy bị “đuối sức”!

Với tốc độ gia tăng xuất khẩu nhanh chóng của dệt may Trung Quốc sang EU kể từ sau thời điểm xoá bỏ hạn ngạch (1/1/2005). Những tháng đầu năm 2005 dệt may Trung Quốc xuất khẩu sang EU tăng 47%, trong đó có nhiều mặt hàng tăng cao từ 400-500%... Điều này đã thực sự gây lo ngại cho sản xuất dệt may tại chỗ và EU đã có cảnh báo: sẽ theo dõi chặt chẽ khối

lượng hàng dệt may Trung Quốc xuất sang các nước EU từ đầu năm 2005 và áp dụng các biện pháp hạn chế cần thiết nếu phát hiện thấy các sản phẩm dệt may nhập từ nước này tăng lên tới "điểm giới hạn nguy hiểm". Với thực tế này, nhiều nhận định cho rằng, khả năng dệt may Trung Quốc sẽ bị áp dụng các biện pháp hạn chế là rất cao.

Giới lãnh đạo trong ngành dệt may Mỹ cũng kêu gọi Chính phủ sử dụng điều khoản "bảo vệ" đặc biệt của WTO để chặn hàng Trung Quốc vào Mỹ, đặt mức trần cho hàng dệt may Trung Quốc chỉ được tăng 7,5% lượng xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm cho tới 2008. Sở dĩ họ đưa ra những hạn ngạch như vậy là do những nhà sản xuất trong nước của Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ "nuốt gọn" 75% thị phần dệt may trên ngay sân nhà mình vào năm 2005. Đây là những nhận định của Hội đồng quốc gia Hiệp hội dệt may Mỹ dựa trên những bằng chứng thực tế là thị phần dệt may của Trung Quốc ở Mỹ năm 2001 chỉ chiếm 9%, nhưng ngay sau khi hạn ngạch đối với 29 hạng mục sản phẩm được dỡ bỏ, con số này đã lên tới 65% vào tháng 3/2004

Như vậy, cả Mỹ và EU đều đã bắt đầu tìm kiếm những biện pháp để hạn chế dệt may Trung Quốc. Điều này sẽ mang lại một số cơ hội xuất khẩu cho các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển chậm, bị ảnh hưởng do sự tăng trưởng nhanh và mạnh của Trung Quốc. Đối với Việt Nam đây là cơ hội để lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu sau khi kim ngạch xuất khẩu dệt may vào EU đã bị sụt giảm 0,3% trong quý I vừa qua.

Có thể nói rằng thành tựu mà ngành dệt may nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng mang lại trong quá trình cạnh tranh quốc tế đó là: mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế góp phần khẳng định vị thế cạnh tranh của Việt Nam với thế giới về ngành công nghiệp may mặc.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 88)