Về phía ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 113 - 120)

- Diện tích chiều sâu 756,

3.2.3. Về phía ngành

3.2.3.1. Giải pháp nguồn cung ứng phục vụ sản xuất * Thiết bị sản xuất và nguyên phụ liệu

Trước mắt nên đầu tư trọng điểm cho ngành để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh, cung cấp cho ngành may. Phấn đấu đến năm 2010, ngành có thể tự cung cấp các nguyên liệu cho ngành để có thể chủ động được nguyên phụ liệu trong sản xuất, đẩy mạnh chương trình tăng tốc của ngành theo Quyết định 55 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với thiết bị sản xuất, ngành dệt may Việt Nam phải làm tốt công tác nhập khẩu thiết bị phụ tùng sản xuất trong ngành, đặc biệt là công tác kiểm định hàng nhập khẩu, thẩm định chất lượng công nghệ để nhập được những thiết bị phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới trong ngành tránh tình trạng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ của thế giới

Đối với nguồn nguyên phụ liệu, hiện nay, ngành dệt may phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: xơ sợi, phụ liệu may xấp xỉ 50%,

vải 70%, bông 90%, sợi tổng hợp, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc gần như 100% với chi phí không nhỏ. Nếu tình trạng này không cải thiện, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ bị giảm khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu mà e rằng, ngay trên "sân nhà" cũng không đủ sức đối chọi với hàng dệt may ngoại vào Việt Nam sau WTO. Do đó cần tận dụng nguồn lực sẵn có của điều kiện khí hậu thuận lợi trong nước để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành. Cụ thể là phát triển vùng nguyên liệu trồng bông. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên phụ liệu đang phải nhập khẩu góp phần đảm bảo ngành dệt phát triển, cung cấp kịp thời nguồn phụ liệu đáng kể cho sản xuất đảm bảo yêu cầu, tiến độ thực hiện hợp đồng sản xuất.

Có thể nói, nguyên liệu đáp ứng cho ngành may chính là yếu tố quyết định “đầu ra” cho sản xuất sản phẩm. Với mục tiêu phát triển toàn ngành, ngành dệt cần phải tăng cường đầu tư sản xuất để đuổi kịp ngành may. Tới năm 2005, Việt Nam phải tập trung đầu tư nhằm thay thế hết các trang thiết bị cổ điển, tập trung vào lĩnh vực sản phẩm dệt kim đang được ưa chuộng.

*Nguồn vốn

Nguồn vốn được xem là một trong những giải pháp cần khắc phục quan trọng bậc nhất trong chiến lược tăng tốc phát triển cho ngành. Với con số đưa ra để thực hiện là 35 000 tỷ đồng đến hết năm 2005, và 30 000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006-2010. Đây là một bài toán mà ngành dệt may đang gấp rút tìm phương án giải quyết.

Để huy động được nguồn vốn, các công ty trong ngành cần phải thay đổi mô hình quản lý, tận dụng những nguồn lực có sẵn như: cơ sở hạ tầng có sẵn, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, cũng cần phải thu hút vồn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh, cổ phần

* Nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy, gửi nhân công đi đào tạo chính qui ở nước ngoài để có các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp có đủ trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu.

Tăng cường đầu tư cho các trường đào tạo công nhân ngành may, chú trọng đào tạo theo hướng tiêu chuẩn hóa để nâng cao kỹ năng và hiệu suất sử dụng thiết bị của công nhân, giúp công nhân may Việt Nam có trình độ và năng suất lao động ngang tầm với các nước trong khu vực

Xây dựng cơ chế ứng xử, cả về tinh thần và vật chất (thực chất là nền văn hóa doanh nghiệp) nhằm thu hút mọi nguồn chất xám cho phát triển ngành dệt may. Khi xóa bỏ hạn ngạch hàng dệt may, có thế các nước phát triển sẽ có những quy định khắt khe hơn về môi trường, về lao động,... Do đó, các doanh nghiệp không cần áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO-9000, mà cần phải áp dụng ISO-14000 và SA 8000 để sản phẩm của Việt Nam đủ tiêu chuẩn đứng vững và phát triển trên thị trường thế giới trong thời gian tới. Xây dựng mạng lưới thông tin điều hàng cũng là công việc cần phải làm, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý doanh nghiệp

3.2.3.2. Giải pháp về thị trường * Thị trường nội địa

Là một quốc gia đông dân, với con số 80 triệu dân và thu nhập ngày càng tăng, thị trường trong nước hiện đang là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng. Việc chiếm lĩnh và phát triển thị trường nội địa là công việc mà ngành dệt may Việt Nam cần sớm thực hiện.

Để thành công trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường nội địa, cần phải có sự kết hợp từ phía Nhà nước, ngành và doanh nghiệp cụ thể như:

- Nhà nước phải tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển thị trường nội địa. Nhà nước cần quan tâm giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp trong phát triển thị trường nội địa. Cần tăng cường công tác quản lý thương mại biên giới với Trung Quốc, đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, quản lý chặt chẽ các chợ đầu mối biên giới nhằm làm giảm đến mức thấp nhất có thể hiện tượng buôn lậu trốn thuế với các mặt hàng nói chung và với hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu nói riêng. Có chính sách thích hợp để thu hút đầu tư của Trung Quốc trong công nghiệp may mặc cũng như trong phát triển ngành dệt, tạo nguyên liệu cho ngành may phát triển.

- Với ngành may, cần có sự quan tâm hơn nữa đối với thị trường trong nước. Xác lập và tổ chức có hiệu quả các quan hệ liên ngành trong phát triển công nghiệp dệt may. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể Phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp, cần tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu, các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thích hợp với nhu cầu trong nước. Cụ thể: tích cực đầu tư vào các vùng trồng bông (hiện sản lượng bông mới chỉ đáp ứng được 10-15% nhu cầu sản xuất xơ tổng hợp), đầu tư thêm các nhà máy kéo sợi chất lượng cao để nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm...

- Về phía doanh nghiệp, điều cần thiết đầu tiên là tăng cường sức cạnh tranh, đặc biệt là với đối thủ Trung Quốc qua việc giảm chi phí, nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ, kỹ thuật,... Cần nghiên cứu thị trường nội địa, phát hiện các kẽ hở thị trường để tấn công. Ngoài thị trường tiêu dùng hàng may mặc cao cấp, doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn tới thị trường tiêu dùng bậc trung bình và thấp. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng và quảng bá thương hiệu như một biện pháp chiến lược kích cầu cả ở thị trường nội địa chứ không phải chỉ ở các thị trường xuất khẩu.

* Thị trường nước ngoài

- Đối với thị trường hạn ngạch

Việt nam cần có những biện pháp làm cho việc thực hiện hạn ngạch của các doanh nghiệp may mặc được thuận lợi. Ví dụ, việc phân bổ hạn ngạch hợp lý, giảm bớt các loại phí hạn ngạch, tăng cường việc cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho các doanh nghiệp, cần xúc tiến các cuộc đàm phán, thương thuyết thương mại, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước thuộc những thị trường có hạn ngạch để họ gia tăng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng phi hạn ngạch. Cụ thể:

Với thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường phát huy tính chuyên môn hóa trong sản xuất là những mặt hàng có sức cạnh tranh khá lớn như: các loại gối, vỏ chăn và đồ jeans, áp dụng công thức nhà sản xuất Việt Nam + nhà bán lẻ Châu Âu, thay vì nhà sản xuất Việt Nam + nhà sản xuất Châu Âu nhằm giảm bớt khâu trung gian.

Với thị trường Mỹ, hiện đang là thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp cũng cần tìm đến làm ăn với các nhà phân phối chính thức, tập trung khai thác có hiệu quả nhất bằng cách tăng các mã hàng xuất khẩu có hạn ngạch, đồng thời tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chưa bị khống chế hạn ngạch. Theo qui định của Mỹ, các sản phẩm dệt may được chia thành 167 mã hàng riêng lẻ, trong đó riêng hàng may mặc có tới 106 mã hàng. Trong số 38 mã hàng dệt may Việt Nam bị khống chế hạn ngạch, có tổng cộng 35 mã hàng may mặc (chiếm 33% tổng số mã hàng may mặc vào thị trường Mỹ). Như vậy, vẫn còn tới 129 mã hàng Việt Nam có thể xuất tự do vào thị trường Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển đổi mã hàng sản xuất phù hợp bằng cách đàm phán và thương lượng với khách hàng để chuyển sang mã hàng không bị áp đặt hạn ngạch.

- Đối với thị trường phi hạn ngạch

Ngành dệt may Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng, nhưng không chỉ đơn thuần hiểu là chất lượng sản phẩm, mà cần phải hiểu theo một nghĩa bao quát hơn là chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ đi kèm, giá, yếu tố con người, các yếu tố đạo đức mà khách hàng quan tâm, hình ảnh đất nước, hình ảnh công ty bán hàng. Cụ thể, đối với thị trường Nhật Bản, các mặt hàng dệt kim, khăn bông, các loại quần ka ki và áo sơ mi Việt Nam là những mặt hàng có sức cạnh tranh khá lớn. Do vậy, với nguồn lực lao động dồi dào có sẵn nếu biết kết hợp với nguồn nguyên liệu, công nghệ Nhật Bản, và tích cực khai thác chính sách Trung Quốc chắc chắn chúng ta sẽ thành công.

Các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi cách tiếp cận để mở rộng thêm nguồn khách hàng. Ví dụ, có thể tìm cửa ngõ qua thị trường Lào, đông bắc Thái Lan để tạo thành một tổng thể thị trường giúp Việt Nam có vị thế vững chắc ngay gần sân nhà.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên thương trường dù ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào đều phải chấp nhận sự cạnh tranh như một yếu tố thúc đẩy phải cố gắng hết sức để tồn tại phát triển.

Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và một số chính sách khác của Nhà nước đã tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại thị trường Việt Nam và cũng mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đua tài. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã, đang và sẽ là những cuộc cạnh tranh gay gắt, ganh đua rất quyết liệt. Ngành hàng dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã đề ra từ nay đến năm 2010, ngành dệt may còn phải đối mặt với nhiều thách thức, từ những vấn đề tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu của ngành đến những khó khăn của việc cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Việc nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cạnh tranh là một yếu tố tồn tại khách quan trong nền kinh tế.

Hy vọng rằng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc tìm ra giải pháp cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp nói chung và cho ngành hàng dệt may Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 113 - 120)