Định hướng phát triển sản phẩm may mặc Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 99)

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả

333- áo khoác nam

3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm may mặc Việt Nam

Từ những thực tế trên, cần thiết phải xây dựng một chiến lược toàn diện cho phát triển thị trường ngành hàng may mặc Việt Nam cả ở nội địa cũng như xuất khẩu, trong đó thị trường nội địa phải có một vai trò quan trọng. Đây cũng chính là tư tưởng cơ bản của Đảng ta thể hiện qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu" [20].

Để có được một chiến lược phát triển thị trường nội địa cụ thể và hữu hiệu, một mặt, cần xác định lại những tiền đề thể hiện tiềm năng, thế mạnh của ngành may mặc Việt Nam. Đó là thiên thời (sự chuyển dịch ngành này từ các nước phát triển Châu Âu sang các nước đang phát triển Châu Á, từ các nước Châu Á sang Đông Nam Á và Việt Nam, ưu thế cạnh tranh về giá nhân công), địa lợi (thuận lợi về địa lý, tự nhiên, văn hoá, nguồn nhân lực và truyền thống lâu đời, quy mô thị trường nội địa, các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công nghiệp dệt may), nhân hoà (doanh nghiệp dệt may ngày càng lớn mạnh và có được chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới). Mặt khác, không thể không xét đến nhân tố Trung Quốc đối với chiến lược phát triển thị trường nội địa. Trung Quốc sẽ là đối thủ chủ yếu có sản phẩm cạnh tranh chính đối với hàng may Việt Nam trên thị trường nội địa, đồng thời Trung Quốc lại là nhà cung ứng nguyên liệu quan trọng cho ngành may

mặc Việt Nam. Hơn nữa, Trung Quốc cũng là bạn hàng tiềm năng để hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý trong ngành dệt may.

Trong chiến lược phát triển Dệt may đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/04/2001 đối với ngành may, cần phải đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Một là, tăng sản lượng sản phẩm may mặc. Năm 2005 đạt 780 triệu sản phẩm, gấp rưỡi sản lượng năm 2002; đến năm 2010 đạt 1,5 tỷ sản phẩm, gấp 3 lần năm 2002.

Hai là, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm trong nước tiến tới giảm dần nhập khẩu nguyên liệu ngành may, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ dệt may. Sản phẩm dệt may xuất khẩu phải đạt tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên 50% giá trị năm 2005 và trên 75% năm 2010

Ba là, nâng cao giá trị xuất khẩu. Nhiệm vụ thực hiện kim ngạch xuất khẩu đối với năm 2005 là 4-5 tỷ USD, năm 2010 là 8-9 tỷ USD

Bảng 3.3: Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Tăng trưởng bình quân (2001-2005) Năm 2010 Tăng trưởng bình quân (2006-2010) Trị giá Triệu USD 5000 17,1% 8000 9,2%

Bốn là, giải quyết vấn đề việc làm, với mức phấn đấu năm 2005 là 2,5- 3 triệu lao động và năm 2010 là 4-4,5 triệu lao động

Thực hiện chiến lược phát triển này cần thực hiện theo đúng quan điểm quy hoạch của Chính phủ. Với ngành dệt may nội dung quy hoạch đó là:

3.1.2.1. Thị trường

Trước hết thị trường trong nước phải đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thuộc ngành may trong nước: bằng chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, đa dạng hoá các mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân. Thứ hai củng cố giữ vững và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực, từng bước hội nhập thị trương kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO

3.1.2.2. Đầu tư công nghệ để phát triển sản xuất và xuất khẩu

Kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới máy móc thiết bị, nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn có khả năng khai thác bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm

3.1.2.3. Đầu tư phát triển nguyên liệu

Nâng tỷ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu để tăng giá trị gia tăng của công nghiệp may. Mà cụ thể là phát triển vùng nguyên liệu trồng bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và hạn chế nhập khẩu nguyên liệu nhâp khẩu từ nước ngoài.

Bảng 3.4: Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2000 2005 2010

- Sản xuất

+ Vải lụa Triệu m 800 1330 2000

+ Sản phẩm dệt kim Triệu sản

phẩm 70 150 210

+ Sản phẩm may (quy chuẩn) " 580 780 1200 - Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2000 3000 4000

+ Hàng Dệt " 370 800 1000

+ Hàng May " 1630 2200 3000

Bảng 3.5: Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu

Nguyên liệu Đơn vị Năm 2000 Năm 2010

- Bông

Diện tích Ha 37 000 100 000

+ Năng suất bông Tấn/ha 1,4 1,8

+ Sản lượng bông hạt Tấn 54 000 182 000

+ Sản lượng bông sợi Tấn 18 000 60 000

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)