Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đố

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 84)

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả

2.3.1.Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đố

333- áo khoác nam

2.3.1.Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đố

Trong kết quả bình chọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam” năm 2006, các doanh nghiệp đã có sự dàn trải đều sản phẩm về các mặt, mặc dù kết quả đó mới được thể hiện qua một vài doanh nghiệp tiêu biểu nhưng nó cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm may mặc Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm may mặc của các quốc gia trên thị trường thế giới. Trong đó, các danh hiệu được bình chọn đó là:

Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, tiêu biểu như: Công ty May Việt Tiến với các thương hiệu (viettien® thương hiệu thời trang dành cho công sở, business như áo sơ mi, quần âu, quần kaki; Vee Sendy thương hiệu thời trang thông dụng dành cho giới trẻ như áo sơ mi, sơ mi body, jean...; thương hiệu ∏- up® dành cho giới trẻ sành điệu như sơ mi, quần tây, bộ vest, áo kiểu, váy...), Công ty CP May Việt Thắng với các thương hiệu sản phẩm (three camels, VIETTHANG FASHION, Brilliant), Công ty Dệt may Hà Nội

(Hanosimex, Jump, Bloom), Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn (Rosshi, Mennis), Công ty May 10,... các thương hiệu này đã dần được khẳng định trên cả thị trường trong nước và thế giới, góp phần tạo dựng hình ảnh của sản phẩm may mặc Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới

Doanh nghiệp phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao như: Công ty CP May Nhà Bè (với bộ sản phẩm veston xuất khẩu), Công ty CP May Phương Đông (với nhóm sản phẩm F-house xuất khẩu), Công ty May Việt Tiến (với nhóm sản phẩm Vee Sendy và T-up xuất khẩu), Công ty May Tiền Tiến (với nhóm sản phẩm thời trang nữ xuất khẩu). Đây là nhóm sản phẩm đóng góp vào danh mục sản phẩm hàng may mặc Việt Nam thêm phong phú đa dạng hơn, tăng sức thu hút của sản phẩm Việt Nam trước các thị trường may mặc khó tính

Doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa tốt. Nhiều doanh nghiệp đã xem trọng và đầu tư đúng mức nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, một thị trường hết sức tiềm năng mà từ lâu các doanh nghiệp của chúng ta đã bỏ quên, với dân số khoảng 100 triệu vào năm 2015 và sức mua hàng thời trang đang tăng theo cấp số nhân. Nghiên cứu kỹ thị hiếu, tổ chức sản xuất, cung ứng kịp thời và làm chủ mạng lưới tiêu thụ trong nước là những hướng đi đã được một số doanh nghiệp trong ngành quan tâm. Công ty Dệt may Hà Nội, Công ty Coats Phong Phú, Công ty May Việt Tiến, Công ty Agtex, Công ty Dệt may Thành Công, Công ty An Phước, Công ty May Sông Hồng - Nam Định, Công ty May 20,... là những đơn vị đã thành công tại thị trường nội địa hiện nay. Đây là những bước đi hoàn toàn đúng đắn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc khẳng định vị thế năng lực cạnh tranh, bởi lẽ khẳng định vị thế cạnh tranh trên sân nhà sẽ là một bước tiến vững chắc cho sản phẩm

may mặc Việt Nam trước khi chúng ta vươn ra khẳng định ở thị trường quốc tế

Tuy nhiên, cũng còn những tồn tại mà dệt may Việt Nam cần quan tâm trong quá trình phát triển, đó là chưa có chính sách phát triển cụ thể đến từng nhóm hàng, chủng loại hàng. Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu còn nghèo về chủng loại; các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất với một tỷ lệ rất nhỏ, gia công là chủ yếu nên chất lượng không đồng đều; việc xây dựng chiến lược marketing, tiếp thị cho sản phẩm còn yếu kém:

- Hoạch định chiến lược marketing

Việc xác định thị trường của các công ty thương mại nhà nước còn mang nặng tính cảm tính, chưa dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố môi trường và phân đoạn thị trường nên chưa khai thác được hết tiềm năng thị trường cũng như phát hiện những đe doạ tiềm ẩn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Ðiều đáng lo ngại nữa là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có hệ thống thông tin và đảm bảo thông tin riêng về thị trường; về những sản phẩm thích hợp có thể đưa ra thị trường thế giới; về các đối thủ cạnh tranh trên các lĩnh vực kinh doanh và đối thủ cạnh tranh quốc tế, mà chủ yếu dựa trên các kênh thông tin khác, đặc biệt là sự hỗ trợ thông tin từ nhà nước.

- Tiến hành các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, PR (quan hệ công chúng)

Mặc dù thời gian gần đây Việt Nam đã thành lập Cục Xúc tiến Thương mại, song hiệu quả của hoạt động marketing quốc tế vẫn còn hạn chế, trong đó vai trò của các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài còn chưa cao so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan. Năng lực nghiên cứu thị trường nước ngoài để xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp còn thấp. Trong bối cảnh

hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được các thuận lợi và thách thức của tự do hoá thương mại và do đó thiếu chuẩn bị chiến lược kinh doanh, cạnh tranh trong dài hạn cho bản thân doanh nghiệp.

Công tác tiếp thị ở Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển nhất định trong những năm gần đây chủ yếu qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song cho đến nay, vẫn còn ít được đầu tư hoặc chưa được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng. Do hạn chế về khả năng tài chính, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có một chương trình cụ thể hay có một sự chuẩn bị ban đầu về quảng cáo sản phẩm thông qua các quảng cáo ở nước ngoài, tìm hiểu lĩnh vực, cơ hội và các đối tác đầu tư. Theo điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có đến 83,5% doanh nghiệp phải tự tiếp xúc với khách hàng. Chỉ có khoảng 11% tìm được khách hàng qua các tổ chức và cá nhân môi giới thương mại. Kết quả điều tra còn cho thấy, chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp có chi phí thường xuyên dành cho quảng cáo, tiếp thị. Trong số 30% số doanh nghiệp có khoản chi thường xuyên dành cho quảng cáo, tiếp thị nêu trên 20% số doanh nghiệp chi dưới 1% tổng chi phí; 31% số doanh nghiệp chi từ 1 đến 5% tổng chi phí; 9% số doanh nghiệp chi trên 5% tổng chi phí cho quảng cáo. Các hoạt động định hướng khách hàng trong nước như khuyến mãi, khuyếch trương sản phẩm, quan hệ giao tế công chúng (public relations) chưa được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.

- Nghiên cứu, thu thập thông tin thị trường, khách hàng

Trong thời gian dài do hậu quả của cơ chế kế hoạch tập trung, công tác thiết kế sản phẩm và định hướng vào thị trường và người tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít được triển khai. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có kinh nghiệm trong việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp, mẫu mã, bao bì của riêng mình và chủng loại hàng hóa còn hạn chế; các doanh nghiệp chủ yếu bắt chước các mẫu thiết kế của các sản phẩm của nước ngoài.

Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hướng tới người tiêu dùng, chưa hoạch định chiến lược thị trường lâu dài. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam (trừ những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hoặc gia công cho đối tác nước ngoài) chưa từng tổ chức các biện pháp nghiên cứu về người tiêu dùng, dù chỉ là giản đơn như phỏng vấn, phát phiếu hỏi về những vấn đề quan tâm của người tiêu dùng. Nhận định của doanh nghiệp về nhu cầu của người tiêu dùng còn mang tính cảm quan hoặc đơn thuần qua việc đánh giá tĩnh qua thống kê về tăng, giảm doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm. Các doanh nghiệp mới chỉ tìm hiểu thông tin về khách hàng, thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Đây là những yếu điểm cần khắc phục trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 84)