- Xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả
333- áo khoác nam
2.2.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam
tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam
2.2.2.1. Các nhân tố khách quan * Môi trường kinh tế
Hiệp định ATC qui định việc loại bỏ hoàn toàn hạn ngạch sau ngày 31/12/2004 phù hợp với qui định của WTO. Tuy nhiên, qui định này chỉ được áp dụng với những nước là thành viên của WTO. Điều đó có nghĩa, tự do hóa thương mại đã đặt ngành dệt may Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới. Trong khi các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tự do xuất khẩu một lượng hàng không bị giới hạn vào thị trường Mỹ và Châu Âu, thì Việt Nam vẫn tiếp tục bị khống chế bởi hạn ngạch ở nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh. Đó là chưa kể đến các phần bánh hạn ngạch nhỏ bé này lại rất dễ bị các nước xuất khẩu khổng lồ chiếm lấy, vì họ có nhiều lợi thế hơn, khả năng cạnh tranh lại cao hơn.
Ngoài ra, những diễn biến kinh tế không thuận lợi tại một số thị trường hạn ngạch quan trọng của Việt Nam như Mỹ và EU, có thể làm tăng xu hướng bảo hộ ngành dệt may trong các nước, đó là một nguy cơ đối với Việt Nam, chừng nào Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO. Trong giai đoạn đầu thực hiện việc bỏ hạn ngạch từ năm 2005, các nước có quyền áp đặt các biện pháp tự vệ tạm thời trong vòng 3 năm kể từ năm đầu là rất lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ gặp thêm những khó khăn vì vẫn chưa hoàn toàn được coi là một nền kinh tế thị trường, nên dễ bị các nước áp đặt các biện pháp tự vệ và chống bán phá giá. Có ý kiến cho rằng, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa đáng kể. Tuy nhiên, vụ kiện cá Tra, Basa gần đây cho thấy, do chưa phải là thành viên WTO và vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường, Việt Nam rất dễ là mục tiêu để các nước như Mỹ áp đặt hạn ngạch nhằm xoa dịu một số lực lượng trong nước. Điều đáng quan tâm hơn là do lo ngại trước tình trạng hạn chế này về thị trường của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ chuyển dịch hướng đầu tư sang nước khác, gây khó khăn hơn cho ngành dệt may Việt Nam.
* Môi trường luật pháp, chính trị, xã hội
Tham gia WTO cũng có nghĩa chúng ta phải tuân thủ theo những quy định, những điều luật chung của thế giới. Việc bảo đảm thực hiện những qui định của WTO đã là một thách đố lớn lao đối với bộ máy quản lý và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Ngay việc hiểu cho đúng nội dung các qui định này đã là một trở ngại lớn, không chỉ đối với phần lớn các doanh nghiệp, mà cả cho các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất của nhà đầu tư nước ngoài không phải là trình độ quản lý yếu kém, luôn luôn đòi hối lộ của các cơ quan công quyền, hay tính không minh bạch trong hoạt động tài chính, mà là môi trường pháp lý không rõ ràng, luôn luôn có thể bị thay đổi tùy theo lợi ích chính trị của tầng lớp cầm quyền, theo tương quan quyền lực giữa các
phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản. Những yếu tố quan trọng cho quyết định đầu tư như vậy lại là những yếu tố không thể dự đoán được đối với nhà đầu tư vào Việt Nam. Với việc chấp nhận Việt Nam có 12 năm kinh tế phi thị trường, Mỹ đồng thời cũng phát đi tín hiệu cảnh báo cho cộng đồng quốc tế phải tính toán đến các yếu tố rủi ro trên.
Bản thân WTO cũng chưa phải là một cơ sở pháp lý đầy đủ và hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi pháp lý của nhà đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Quyền lợi pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài nói chung và của Mỹ nói riêng, khi xảy ra tranh cãi, chỉ có thể được bảo đảm khi:
- Quá trình xét xử được thực hiện một cách khách quan, công bằng, bởi một hệ thống tòa án độc lập với các thẩm phán có trình độ chuyên môn xứng đáng
- Phán quyết chung cuộc của tòa án phải được thực hiện một cách triệt để và chỉ có tòa án mới có quyền ảnh hưởng đến việc thực hiện này
- Quyền khiếu nại của nhà đầu tư phải được bảo đảm bởi một hệ thống toàn án chuyên ngành hoàn chỉnh các cấp, kể cả tòa Hiến pháp và toàn án quốc tế thích hợp.
Tất cả các điều kiện này đều thiếu hụt một cách trầm trọng ở Việt nam. Như vậy, các nhà đầu tư lớn trong những lĩnh vực có tầm quan trọng then chốt để phát triển kinh tế quốc dân sẽ không ồ ạt vào Việt Nam, ít nhất là trong 12 năm Việt Nam còn tồn tại kinh tế phi thị trường. Ngân hàng nước ngoài cũng sẽ rất thận trọng trong hoạt động cho vay vốn đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các lĩnh vực có thể nhận được làn sóng đầu tư đẹp mắt từ nước ngoài là những lĩnh vực trực tiếp tận dụng sức mua của người dân Việt Nam rất lớn nhờ kiều hối, nhờ xuất khẩu lao động- chứ không phải những lĩnh vực khai thác sức sản xuất của VN.
Có thể nói, WTO không trao môi trường pháp lý tốt nhất cho Việt Nam. Nó chỉ tạo sức ép và đặt Việt Nam vào lộ trình không thể đảo ngược được với đích đến là xã hội văn minh dân sự, nhà nước pháp quyền dân chủ. Nhanh hay chậm hoàn toàn là công việc nội bộ của Việt Nam. Hiện tại, chúng ta đang ở trình độ như các nước đang phát triển vào những năm 70 của thế kỷ trước. Một khi chúng ta vẫn quyết tâm “sáng tạo” nhà nước pháp quyền XHCN, vẫn cương quyết lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, thì không thể có các quyết sách quốc gia có tính cạnh tranh được và nguy cơ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế chỉ tăng cường mà không phát triển sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực. Trước mắt qui chế thành viên WTO sẽ làm nền kinh tế Việt Nam có bộ mặt hào nhoáng trong một thời gian ngắn. Việc khai thác tốt những khả năng và triển vọng do WTO đem lại phụ thuộc rất nhiều vào sự thực thi nghiêm chỉnh các qui định của WTO trong thực tế và quyết tâm cải tổ của chính phủ Việt Nam. Sự gia nhập WTO cũng là một cú hích, đưa Việt Nam thực sự bước vào quá trình không thể đảo ngược để trở thành một xã hội văn minh dân sự với một nhà nước pháp quyền dân chủ thật sự của dân, do dân và vì dân.
2.2.2.2. Các nhân tố chủ quan * Năng lực tài chính
Trong chiến lược tăng tốc cho ngành cần có một số giải pháp rất lớn về vốn, nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, trong đó giải pháp về vốn được xem là quan trọng nhất. Để triển khai thực hiện chương trình này, ngành dệt may cần phải huy động một lượng vốn khoảng 35 000 tỷ đồng đến hết năm 2005, và 30 000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006-2010. Đây là một bài toán mà ngành dệt may trong nước đang gấp rút tìm phương án giải quyết, vì có như vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh mới được thực hiện
Để huy động nguồn vốn, trước tiên các công ty trong ngành phải thay đổi mô hình quản lý, tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có như: các tài sản không dùng đến thông qua việc khấu hao cơ bản, huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong ngành. Bên cạnh đó, cần phải thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh, cổ phần, nhằm tận dụng nhà xưởng cơ sở hạ tầng sẵn có, đầu tư chiều sâu và đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may nhưng đầu tư không trực tiếp mà thông qua chứng khoán, vì làm như vậy buộc các doanh nghiệp ngành may hoạt động có hiệu quả
* Năng lực nguồn nhân lực
Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ: Có thể nói đây là lợi thế nổi bật của ngành dệt may Việt Nam.
Là ngành sử dụng nhiều nhân công, nhưng không yêu cầu cao về tầm vóc và thể lực, thời gian đào tạo nhanh. Lao động ngành may mặc xưa nay được coi là lao động cường lực, rất khó cải tiến kỹ thuật để đưa lại hiệu quả cao. Đặc trưng của ngành công nghiệp này là dùng nhiều loại nguyên liệu mềm, mỏng, mẫu mã rất đa dạng về chi tiết, sản phẩm ngày càng có tính đơn nhất theo xu thế thời trang, do đó việc áp dụng tự động hóa vào ngành này rất khó khăn. Bàn tay khéo léo của người thợ vẫn là khâu quyết định chất lượng sản phẩm may.
Thực tế cho thấy, ngành may mặc nước ta còn rất thiếu lao động có tay nghề cao, những cán bộ kỹ thuật, thiết kế, nhất là các doanh nghiệp may nhà nước vừa và nhỏ. Lượng công nhân và cán bộ trung cấp kỹ thuật may hàng năm được đào tạo tại các trường chính quy ra trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nguồn nhân lực cho ngành may. Vì vậy, trong các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cần quan tâm đến chương trình
hỗ trợ nguồn nhân lực thông qua hệ thống cơ sở đào tạo nghề may có trình độ và tay nghề cao cho các doanh nghiệp.
Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng, nhiều giám đốc các doanh nghiệp may nhà nước ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được đòi hỏi của phát triển nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Do không phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh nên không ít giám đốc doanh nghiệp nhà nước thiếu tính sáng tạo và quyết tâm đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ. Ở nước ta cũng chưa hình thành “thị trường giám đốc”, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước vẫn do cấp trên bổ nhiệm nên vẫn còn nhiều giám đốc yếu về năng lực chuyên môn và khả năng điều hành kinh doanh. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản trị cho các doanh nghiệp may trước và sau cổ phần hóa là rất cần thiết.
* Năng lực quản lý và điều hành
Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có doanh nghiệp hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Các doanh nghiệp đều phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, nếu không sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh. Những trường hợp doanh nghiệp phát triển rầm rộ trong một vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí tan vỡ là các minh chứng (các vụ đổ vỡ như Minh Phụng, Epco, Tamexco,… là những ví dụ đáng xem xét để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích). Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.
Về mặt chiến lược cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh, nếu các doanh nghiệp chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
* Năng lực về thiết bị sản xuất và nguyên phụ liệu
Trang thiết bị cho ngành dệt may nói chung còn lạc hậu nên chi phí đầu vào cao, hiện nay khoảng 80% nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài, các chi phí điện, nước, bưu chính viễn thông còn cao hơn các nước trên thế giới. Theo số liệu của Ban Vật giá Chính phủ, điện dùng cho sản xuất công nghiệp ở Việt Nam lên tới 6,3 cent/kwh, trong khi đó tại Trung Quốc chỉ 4,5 cent/kwh, Malayxia là 5,7 cent/kwh và Indonexia là 4,50 cent/kwh. Do vậy, giá đầu vào với các sản phẩm công nghiệp nói chung và của dệt may nói riêng đều có mức cao hơn mức giá của thế giới.
* Năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Gia nhập WTO, thị trường được mở rộng, vì vậy các doanh nghiệp cần nỗ lực thực hiện các hợp đồng đã có, chủ động thu hút đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. Các doanh nghiệp cần linh hoạt trong hợp tác, liên doanh, hình thành các chuỗi liên kết thực hiện các đơn hàng lớn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cần chú ý hàng rào kỹ thuật về chống bán phá giá, chứng nhận xuất xưởng sản phẩm và vấn đề môi trường, điều kiện làm việc để bảo đảm phát triển doanh nghiệp bền vững.
Tập đoàn Dệt - May cần xây dựng thương hiệu thời trang tầm cỡ quốc tế. Các doanh nghiệp may lớn như: May Việt Tiến, May 10,...không chỉ ký hợp đồng đơn hàng lớn mà cũng cần thực hiện cả đơn hàng nhỏ, lẻ, giá trị
cao, thời gian giao hàng trong một tuần. Mới đây, công ty dệt Phong Phú liên doanh với Tập đoàn ITG (Mỹ), xây dựng cụm công nghiệp dệt - may hiện đại tại khu công nghiệp Hòa Khánh (Ðà Nẵng) với vốn đầu tư 80 triệu USD. Ðây là nỗ lực chủ động làm ăn lớn của doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và ngoài nước.