Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 69)

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả

2.2.1.Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam trong thời gian qua

trong thời gian qua

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm

Tiêu chí đầu tiên khi đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm là tốc độ tăng trưởng. Để đo lường tốc độ tăng trưởng của sản phẩm ta có thể xét tốc độ tăng trưởng của nó trên một thị trường cụ thể, trong phần này thị trường mà đề tài đề cập là thị trường Mỹ - một thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Điều này được thể hiện cụ thể qua số liệu bảng sau:

Bảng 2.8: Giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu vào Mỹ

Đơn vị: Triệu USD

Các quốc gia 1- 2006 12-2005 12. 2005 - 1. 2006

$ %

Nhập khẩu của tất cả các

nước 7.788,6 6.906,8 881,9 12,8%

Nhập khẩu của 10 quốc

gia 4.995,1 4.061,6 933,5 22,98% 1 Trung Quốc 2.104,6 1.597,6 507,0 31,7% 2 Ấn độ 530,9 392,3 138,7 35,3% 3 Mexico 492,8 523,1 -30,2 -5,8% 4 Hong Kong 319,8 296,5 23,3 7,9% 5 Indonesia 311,5 214,4 97,1 45,3% 6 Viet nam 276,2 223,2 53 23,7% 7 Pakistan 270,4 224,1 46,4 20,7% 8 Bangladesh 245,0 197,7 47,3 23,9% 9 Canada 244,5 223,5 21,0 9,4% 10 Thái Lan 199,4 169,2 30,3 17,9%

(Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ)

Ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng sản phẩm may mặc của Việt Nam vào thị trường Mỹ khá cao, từ 223,2 triệu USD năm 2005 lên tới 276,2 triệu USD năm 2006 tăng 53 triệu USD, tốc độ tăng trưởng là 23,7%. Mặc dù có thua Trung Quốc và một số nước khác, nhưng với vị trí thứ 6 trong số các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đang là nhà xuất khẩu lớn đầy tiềm năng cho thị trường hàng may mặc.

Tốc độ tăng trưởng hàng may mặc còn được biểu hiện rất rõ thông qua Bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam:

Năm Giá trị

Năm 1995 850 triệu USD

Năm 2000 1.892 triệu USD

Năm 2001 1.975 triệu USD

Năm 2002 2.732 triệu USD

Năm 2003 3.687 triệu USD

9 tháng năm 2004 3.400 triệu USD

(Nguồn: www.trade. Hochiminh city.gov.vn)

Có thể nói rằng, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam tăng mạnh. Năm 1995, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam mới chỉ đạt 850 triệu USD. Năm 2004 (gần 10 năm sau), kim ngạch xuất khẩu đã vượt trên con số 3,4 tỷ USD, chiếm 16,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tiếp tục duy trì được ở vị trí thứ hai trong số các ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam đặt chỉ tiêu xuất khẩu đạt 5 tỷ USD và phấn đấu đạt khoảng 8-9 tỷ USD vào năm 2010.

Theo số liệu khác của Hải quan Hoa kỳ năm 2001, khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ mới chỉ đứng ở vị trí 70 trong tổng số gần 200 nước xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, thì đến năm 2002 đã vượt lên xếp thứ 23; năm 2003 bứt phá mạnh hơn, xếp thứ 8 và năm 2004 xếp ở vị trí thứ 6, vượt 64 bậc sau 3 năm.

Trái ngược với Mỹ, EU và Canada chọn giải pháp hoan nghênh hàng dệt may Việt Nam. Năm 2005, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU có thể đạt giá trị khoảng 1,33 tỷ USD nếu như tận dụng được hết số lượng hạn ngạch đã được phê chuẩn. Với việc bãi bỏ hạn ngạch từ 2005

của các thị trường này, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ có điều kiện phát triển cho dù thị trường Mỹ áp dụng biện pháp khống chế. Mặc dù là thị trường lớn, nhưng EU cũng không thể hấp thụ được tất cả hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh nếu như họ muốn duy trì phát triển lâu dài ở các khu vực thị trường khác thông qua công tác tiếp thị, thiết kế mẫu mã và công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, hình ảnh ngành dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới.

2.2.1.2. Thị phần

Theo thống kê của WTO năm 2002, thị phần của Việt Nam cho hàng dệt là 67 triệu USD trong Liên minh châu Âu (0,1% kim ngạch nhập khẩu, hạng 35), 4 triệu USD tại Canada (0,1%, hạng 26) và 84 triệu USD tại Nhật (1,9%, hạng 9). Về hàng may mặc, thị phần của Việt Nam là 39 triệu USD tại Canađa (1%, hạng 18), 981 triệu USD tại Mỹ (1,5%, hạng 23), 645 triệu USD trong Liên minh Châu Âu (0,8%, hạng 19), và 471 triệu USD (2,7%, hạng 3) tại Nhật. Như vậy, thành tích của Việt Nam nổi trội nhất là ở Nhật, nhất là cho hàng may mặc chỉ sau mỗi Trung Quốc và Liên minh châu Âu, và trước cả Mỹ. Phải nói là, Nhật là nước phi hạn ngạch và một trong những bạn hàng đầu tiên của Việt Nam.

2.2.1.3. Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về kiểu cách, mẫu mã

Nhu cầu của người tiêu dùng là ngày càng phong phú. Do đó, các doanh nghiệp đã đầu tư vào việc đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc. Việc xác định sự đa dạng về mẫu mã được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Chủng loại cụ thể hàng may mặc Việt Nam - Trung Quốc. Cat Đơn vị Việt nam Trung Quốc 2003 2004 2005 2004

332-tất chất liệu bông Tá đôi 200 723 22.816 Đã tách

gộp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 69)