Chức năng của thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 25 - 28)

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

“Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời” [23, tr8]

Trong đó:

- Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, chính phủ có thêm một nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùng của chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư.

- Thị trường cấp hai là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.

Hàng hoá mua bán trên TTCK là cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh với nhiều loại hình khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng, qua đó cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và chính phủ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư phát triển kinh tế. Bài học kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới cho thấy sẽ không thể triển khai các dự án tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nếu không tập hợp được những nguồn vốn nhàn rỗi, phân tán trong dân chúng thành một nguồn vốn khổng lồ, mà người tập hợp có thế sử dụng vào những mục tiêu trung hạn và dài hạn.

Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô, cụ thể là:

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Qua kênh này, chính phủ và địa phương có thể huy động vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ nhu cầu chung của xã hội bằng cách phát hành các chứng khoán có giá dưới dạng chứng khoán nợ trên thị trường sơ cấp. Khi đó,

chính phủ là người đi vay và người giữ các chứng khoán này là chủ nợ. Đối với doanh nghiệp, để thành lập hoặc tăng vốn điều lệ, họ sẽ phát hành các chứng khoán vốn. Nguồn vốn này ổn định, đảm bảo sử dụng trong dài hạn, các doanh nghiệp không phải lo hoàn trả như khi đi vay ngân hang.

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, độ rủi ro, cho phép nhà đầu tư lựa chọn loại hàng hóa phù hợp khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Hoạt động của thị trường chứng khoán thứ cấp là trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đã được phát hành. Thông qua thị trường, các loại chứng khoán dễ dàng chuyển đổi thành tiền. Đây là đặc tính làm tăng sức hấp dẫn của chứng khoán. Thị trường càng năng động thì tính thanh khoản của chứng khoán càng nâng cao.

Phản ánh tình hình kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng: Các chỉ số của TTCK phản ánh khái quát tình hình kinh tế. Thông qua việc lên xuống của giá chứng khoán, người ta có thể đánh giá được hoạt động tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nhìn xa hơn nữa, đó là thực trạng tổng thể của cả nền kinh tế. Thị trường chứng khoán giúp đánh giá doanh nghiệp một cách thuận lợi hơn, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, các nhà kinh tế thừa nhận tín hiệu từ thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh trung thực thực trạng kinh tế bởi các biến động của nó còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố phi kinh tế.

Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô: Các chỉ báo của thị trường phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và khá chính xác. Khi giá chứng khoán tăng cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền

kinh tế đang tăng trưởng và ngược lại, giá chứng khoán giảm báo hiệu những khó khăn của nền kinh tế. Từ đó, chính phủ sẽ có những điều chỉnh mang tính vĩ mô. Chính vì thế, nó được ví như “phong vũ biểu” của nền kinh tế, là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua kênh này, Chính phủ có thể mua, bán trái phiếu tạo nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách, kìm chế lạm phát, tạo lãi suất chuẩn cho thị trường.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 25 - 28)