Sự phát triển của kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 54 - 56)

Trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào một quốc gia bất kì, nhóm yếu tố đầu tiên phải kể đến là sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Một nền kinh tế phát triển và tăng trưởng, ổn định vĩ mô sẽ là môi trường tốt để các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng rót vốn.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự tăng trưởng ổn định: Trung bình gần một thập kỉ qua, GDP của Việt Nam tăng 7%/năm. Đặc biệt, năm 2007, GDP Việt Nam đạt mức 8.46%. Riêng năm 2008, trước những khó

khăn của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng vấp phải nhiều khó khăn nhưng GDP Việt Nam vẫn tăng 6,23%, chỉ số lạm phát là 19.9%. So sánh với một số quốc gia Châu Á như Lào, Singapore, Thái Lan.. thì mức tăng trưởng của Việt Nam là cao và tương đối ổn định.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam và một số quốc gia châu Á (ĐVT: %) Quốc gia 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Việt Nam 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.23 Nhật Bản 1.41 2.74 1.93 2.42 2.09 1.5 Thái Lan 7.14 6.34 4.53 5.11 4.75 4.5 Singapore 3.50 9.00 7.30 8.20 7.70 1.5 Trung Quốc 10.00 10.10 10.40 11.10 11.90 9 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Sang đầu năm 2009, một số dự báo về tăng trưởng của Việt Nam sẽ có thể đạt mức thấp nhất trong vòng mười năm trở lại (5.45% theo tập đoàn ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải HSBC). Đó là một khó khăn mà chính phủ cần có các biện pháp giải quyết để đạt được mức tăng trưởng như trong quá khứ bởi lẽ, đây là một trong những số liệu căn cứ quan trọng mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến thu hút vốn nước ngoài là năng lực cạnh tranh quốc gia, phản ánh thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh.

Những cố gắng của Việt Nam thời gian qua chưa đưa Việt Nam tiến lên vị trí cao trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong số 117 quốc gia, vị trí của Việt Nam trong 3 năm qua là hạng 64 (năm 2006), hạng 68 (năm 2007) và hạng 70 (năm 2008). Trong khi đó, các nước châu Á khác đều đã vươn lên những vị trí cao hơn, được đánh

giá tốt hơn về năng lực cạnh tranh quốc gia: Singapore xếp vị trí thứ 5, Malaixia xếp vị trí 21, Trung Quốc vị trí thứ 30. Do vậy, để cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì Việt Nam phải quan tâm hơn nữa trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư, trình độ thị trường tài chính, các chuẩn mực kế toán kiểm toán; nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư…

Bảng 2.5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh một số quốc gia Châu Á

Quốc gia Xếp hạng 2008 Xếp hạng 2007 Singapore 5 7 Nhật 9 8 Hàn Quốc 13 11 Malaisia 21 21 Trung Quốc 30 34 Thái Lan 34 28 Indonesia 55 54 Việt Nam 70 68 Philipine 71 71 Campuchia 109 110

(Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới)

Ngoài các yếu tố kể trên, sự phát triển của thị trường chứng khoán và vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài. Hai yếu tố này sẽ được nghiên cứu và trình bày kĩ hơn ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)