Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài qua thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 37 - 41)

đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài qua thị trƣờng chứng khoán

Bài học kinh nghiệm đầu tiên cho Việt Nam trong lĩnh vực này là bài học về tự do hóa tài chính: coi đầu tư gián tiếp nước ngoài là xu hướng tất yếu, phải tiếp nhận nó và tạo điều kiện cho dòng vốn này hoạt động theo đúng sự vận động của thị trường.

Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Bởi lẽ, dòng vốn FPI ngoài những tác động tiêu cực, nó còn mang đến những tác động tích cực khác: nó là nguồn vốn tiềm năng cho phát triển kinh tế, là động lực để cải thiện hoạt động các doanh nghiệp và cổ vũ sự phát triển thị trường chứng khoán của nước tiếp nhận đầu tư.

Mặc dù tự do hoá tài chính là cần thiết để một quốc gia gia nhập thị trường thế giới nhưng nhất thiết phải chuẩn bị đủ các điều kiện trước khi tiến hành tự do hoá.

Thứ hai là bài học về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát dòng vốn: Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài

chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ. Có hai phương pháp kiểm soát dòng vốn:

Kiểm soát vốn trực tiếp, còn gọi là kiểm soát vốn mang tính hành chính và kiểm soát vốn gián tiếp. Kiểm soát vốn trực tiếp là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính. Kiểm soát hành chính tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước này sang nước khác. Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghĩa vụ hành chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dòng vốn.

Kiểm soát vốn gián tiếp là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và các giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường như hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế ngầm và biện pháp chủ yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dòng vốn dài hạn.

Thời gian qua, trước sức ép phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán, Việt Nam đã có những động thái để kiểm soát vốn nhưng thực chất kiểm soát vốn trong giai đoạn vừa qua (chủ yếu là dừng lại ở giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) chỉ là do yếu tố tình thế chứ không xuất phát từ mục tiêu dài hạn.

Như vậy điều quan trọng là Chính phủ cần nghiên cứu các mục tiêu của kiểm soát vốn theo nghĩa hướng đến một chiến lược tổng thể, chứ không phải chỉ duy nhất là vì sự phát triển của TTCK. Với một thị trường tài chính còn non trẻ như VN, thì mục tiêu của kiểm soát vốn hiện nay không nằm ngoài mục đích hướng đến hệ thống tài chính - tiền tệ trong nước phát triển lành mạnh và ổn định. Chúng ta nên thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn gián tiếp (đánh thuế cao trên dòng vốn ngắn hạn đi liền với việc miễn thuế cho các dòng vốn dài hạn), hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp kiểm soát mang tính hành chính bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương thu hút vốn hiện nay.

Thị trường tài chính của nước ta tuy còn sơ khai, nhỏ bé nhưng vẫn cần được kiểm soát chặt chẽ. Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy thị trường tài chính đặc biệt nhạy cảm và dễ tổn thương trước các tác động bên trong cũng như bên ngoài. Tính lành mạnh của thị trường tài chính được đảm bảo bằng khả năng kiểm soát biến động của các loại giá trên thị trường tài chính (lãi suất, tỉ giá, giá chứng khoán), khối lượng giao dịch và động thái luân chuyển của các dòng vốn, không để các biến động đó làm náo loạn, ảnh hưởng xấu đến nền tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh các công cụ tài chính như sử dụng dự trữ, thuế, phí… còn có thể sử dụng các công cụ hành chính như tạm thời đóng cửa sàn giao dịch, tạm dừng giao dịch một số loại chứng khoán hay xiết chặt các điều kiện chuyển đổi tiền tệ, cấm chuyển vốn ra nước ngoài.. để can thiệp vào thị trường, tránh khủng hoảng tài chính tiền tệ. Malaysia đã áp dụng tương đối thành công các giải pháp lành mạnh hóa thị trường tài chính đối phó với khủng hoảng châu Á. Kẻ thù nguy hiểm nhất của một thị trường tài chính lành mạnh là sự lũng đoạn và đầu cơ. Chính giới đầu cơ quốc tế chịu một phần trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Biện pháp hữu hiệu nhất để chống lại lũng đoạn và đầu cơ trên thị trường tài chính là thiết lập hệ thống giám sát có hiệu quả thị trường tài chính và tiến hành tự do hóa có trình tự, tránh nóng vội mở cửa khi khả năng kiểm soát và tiềm lực còn yếu.

Thứ ba, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cần phải hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chính sách tỷ giá luôn gắn liền với chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước quản lý ngoại hối chặt chẽ, kết hợp với quản lý dự trữ ngoại hối và ngoại tệ của quốc gia để đảm bảo sử dụng các

nguồn ngoại tệ có hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá và thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế trong các thời kỳ khác nhau.

Thứ tư, việc ổn định và nâng cao uy tín đồng tiền quốc gia sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích kinh nghiệm Trung Quốc, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như uy tín của đồng tiền quốc gia trên thị trường quốc tế sẽ khiến các nhà ĐTNN yên tâm đầu tư vốn lớn và lâu dài vào quốc gia đó. Môi trường hối đoái ổn định sẽ giúp quốc gia đó thu hút được các nguồn vốn xuất khẩu trên thế giới

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)