vào Việt Nam qua thị trƣờng chứng khoán
Hội nhập tài chính, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua kênh thị trường chứng khoán chẳng những đem lại nguồn vốn cho đầu tư phát triển mà còn cải thiện trình độ quản lý, công nghệ và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất châu Á với nhiều tiềm năng phát triển. Khu vực này trong thời gian gần đây đã dành được nhiều sự quan tâm của các nhà ĐTNN, khác hẳn với thời gian trước kia vốn FPI nói riêng và vốn đầu tư nước ngoài nói chung tập trung vào các nền kinh tế phát triển. Lợi thế này đem lại nhiều cơ hội phát triển, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam sau gia nhập tổ chức thương mại thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng vào với kinh tế thế giới. Trong điều kiện đó, Việt Nam phải tuân thủ các cam kết, từng bước mở cửa cho đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực. Đó là sức ép đối với từng doanh nghiệp trong nước cần nâng cao hơn nữa năng lực của mình để cạnh tranh và tồn tại trước sự xuất hiện của những doanh nghiệp nước ngoài. Với áp lực này, doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả hơn, qua đó tạo đà cho sự phát triển kinh tế quốc gia, làm cơ sở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả thực tế đã chứng minh, bước đầu hội nhập, kinh tế Việt Nam đã đạt tăng trưởng tốt (8.5% năm 2007 và 6.23% năm 2008 trước sự khó khăn của kinh tế thế giới)
Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế kèm theo sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán với mức vốn hóa thị trường ngày càng tăng cao, thậm chí còn tăng vượt ra khỏi sự dự đoán của các nhà hoạch định chính sách.
Mới đây tập đoàn đầu tư lớn nhất hành tinh Goldman-Sachs đã dự báo rất tích cực về triển vọng tốt đẹp của kinh tế Việt Nam như một điểm đến xứng đáng của đầu tư nước ngoài, bởi Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, năng động vào bậc nhất trên thế giới. Tập đoàn này cũng dự báo đến năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ có quy mô thứ 17 trong các nền kinh tế trên thế giới. Ngoài ra Quỹ Pheim, một quỹ đầu tư hàng đầu tại châu Á - quỹ đầu tư tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN cũng có đánh giá rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong đà phát triển nhanh nhất trong khu vực và Pheim muốn vào Việt Nam sớm để có thể cạnh tranh với các quỹ trước đó. Những động thái và bước đi của nhà đầu tư nước ngoài cho thấy sự quan tâm của họ đến Việt Nam. Từ những thông tin trên, có thể dự báo trong dài hạn xu hướng đi lên là xu hướng chủ đạo của thị trường Việt Nam. Đồng thời, sự đánh giá cao của các tổ chức trên thế giới là một trong những yếu tố góp phần quảng bá về Việt Nam rất hữu hiệu đối với các nhà đầu tư.
Thứ ba, luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 là đạo luật căn bản điều chỉnh hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Khi thị trường vốn phát triển sẽ là môi trường tốt để thu hút vốn FPI và ngược lại, dòng vốn FPI sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường vốn. Theo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì những ràng buộc, hạn chế đối đầu tư nước ngoài sẽ chỉ còn bị giới hạn đối với một số ngành nghề đầu tư có điều kiện. Hạn chế về tỷ lệ tham gia cho nhà ĐTNN sẽ được loại bỏ theo tiến độ đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển thị trường vốn của Việt Nam cũng
như các cam kết khi đàm phán gia nhập WTO với những đối tác lớn như EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đây chính là một trong những động lực thúc đẩy nhà đầu tư rót vốn vào TTCK Việt Nam với dự báo lạc quan về làn sóng đầu tư nước ngoài thứ 3 dồi dào về tài chính hơn nhiều so với làn sóng đầu tư vào Việt Nam lần thứ nhất vào năm 1990 và làn sóng thứ hai vào năm 2002.
Thứ tư, môi trường chính trị tại Việt Nam được đánh giá là ổn định, mục tiêu hướng tới của Nhà nước và toàn thể nhân dân là: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Chính điều này sẽ là một lợi thế thu hút ĐTNN của Việt Nam khi gần đây, những bất ổn về chính trị tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á làm quan ngại việc đầu tư mạnh vào các quốc gia trong khu vực như Philippines, Thái Lan.