nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán
Quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường Việt Nam hiện nay còn rất chặt chẽ, trong bối cảnh thị trường quốc tế đang có sự cạnh tranh gay gắt về thu hút vốn nước ngoài thì quy định này cần phải linh hoạt hơn. Tuy hạn chế sự tham gia của khối nước ngoài trong thời gian đầu là cần thiết để tránh nguy cơ chiếm lĩnh, thao túng nền kinh tế nhưng việc làm này chỉ nên áp dụng đối với một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế như: ngân hàng, giáo dục, quốc phòng,…còn đối với những lĩnh vực kinh doanh khác của Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp hiện đang thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên việc thu hút vốn FPI trên thị trường chứng khoán là cần thiết.
Việc nới lỏng sự tham gia của nhà đầu tư ngoại trên thị trường có thể thực hiện một cách linh hoạt:
- Hạn chế tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài chỉ nên áp dụng với một số ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới an ninh và kinh tế quốc gia. Do vậy, có thể xây dựng danh mục các lĩnh vực khối nước ngoài bị hạn chế tỷ lệ tham gia. Những lĩnh vực còn lại có thể tham gia không hạn chế ngay trong thời điểm hiện nay.
Việc duy trì một tỷ lệ giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài đã đang và sẽ hạn chế nguồn ngoại tệ chảy vào Việt Nam. Một mặt, chúng ta luôn khuyến khích thu hút nguồn vốn nước ngoài để xây dựng đất nước nhưng thực tế, việc giới hạn tỉ lệ tham gia của khối nước ngoài là tự tạo ra rào cản trước nguồn vốn này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể kiểm soát được nguồn vốn để tăng cường hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài.
Quy định hiện nay là tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên các trung tâm giao dịch chứng khoán... Nhưng, tỷ lệ này nên mở rộng hơn, thậm chí một số ngành có thể mở rộng tối đa 100%, trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bộ Tài chính căn cứ vào danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài để xác định danh sách những doanh nghiệp không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. Đối với doanh nghiệp thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì vẫn áp dụng tỷ lệ nắm giữ hiện hành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam nên chấp nhận những doanh nghiệp Việt Nam mà 100% quyền sở hữu thuộc về nước ngoài, những doanh nghiệp mới đổi chủ sẽ hoạt động tốt hơn, bởi những doanh nghiệp bị thôn tính là những doanh nghiệp đã đến lúc bị đào thải khỏi thị trường và ông chủ mới của doanh nghiệp là
người có khả năng vực dậy doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển đi lên. Do có sự đào thải lẫn nhau nên các doanh nghiệp trên thị trường phải tăng cường cạnh tranh hơn để tự bảo vệ mình. Kết quả của việc nới rông tỉ lệ sở hữu này là làm tăng tính cạnh tranh, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp trên thị trường.
Nhà nước nên nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất, cung ứng vật liệu nổ, hóa chất độc, chất phóng xạ, sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.
Ngoài những ngành trên, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ của những doanh nghiệp có trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ thuật nghiệp vụ mật mã, các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng, vùng sâu, vùng xa kết hợp kinh tế với quốc phòng.
- Ngoài ra, có thể xử lý linh hoạt quy định về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài theo cách mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã làm: cấp quota cho những nhà đầu tư lớn có uy tín thông qua thành tích của nhà đầu tư đó, bớt quota cho các nhà đầu tư có hành vi đầu cơ ngắn hạn. Việc làm này sẽ khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư dài hạn và qua đó thu hút được dòng vốn dài hạn ổn định.