Cải cách doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 61 - 65)

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước góp phần tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn. Các doanh nghiệp cổ phần của Việt Nam mặc dù hoạt động kinh doanh tuy chưa sinh lời cao, thậm chí có nhiều doanh nghiệp chưa có hiệu quả nhưng trên TTCK, đối với các nhà đầu tư thì cổ phiếu của các doanh nghiệp vẫn được quan tâm. Sở dĩ có điều này vì các doanh nghiệp Việt Nam đa phần vẫn đang có tiềm năng phát triển trong xu thế chung của nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao. Lợi nhuận của một số công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước

cũng tăng khả quan. Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên một năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt, có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11%. [1, tr 8].

Năm 2007, cổ phần hoá được 116 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá lên 3.756 DN. Tuy nhiên, nếu đặt kết quả này trong tổng thể kế hoạch giai đoạn 2007-2010, cần cổ phần hoá 950 doanh nghiệp thì hai năm còn lại sẽ phải chạy nước rút để đuổi kịp tiến độ. Trong cả năm 2008, chỉ có 74 doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Bảng 2.10: Số lƣợng các doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa qua các năm

Giai đoạn / Năm Số lƣợng doanh nghiệp CPH

1992-1996 5 1996-1998 25 1998-2000 745 2001 204 2002 164 2003 611 2004 700 2007 116 2008 74

Cổ phần hóa có ba mục tiêu cơ bản: huy động vốn, thay đổi cơ chế quản lý, và quan trọng hơn: tìm được những ông chủ có trách nhiệm, đủ năng lực để Nhà nước giao doanh nghiệp cho họ cải tổ, phát triển. Với ba mục tiêu như vậy, nếu thực hiện tốt cổ phần hóa sẽ có tác động lớn đến thu hút vốn đầu tư gián tiếp vì dòng vốn này sẽ hướng vào nơi có tỉ suất lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro nhất định. Do đó hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sẽ là một trong những căn cứ để nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định của mình.

Sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp đã có bước chuyển lớn cả về quy mô, giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Bước chuyển đó được đánh giá thực tế từ thị trường. Theo số liệu từ tập đoàn ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải HSBC, năm 2003, Vinamilk được đánh giá ở mức 100 triệu USD; một năm sau thực hiện cổ phần hóa, theo đánh giá của thị trường là 150 triệu. Với Đạm Phú Mỹ, vào thời điểm cổ phần hóa, giá trị doanh nghiệp này được xác định ở mức 3.800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốn đầu tư. Khi tiến hành đấu giá vào cuối tháng 4/2007, Nhà nước thu về gần 7.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chi phối ở công ty. Nếu bán toàn bộ vốn Nhà nước, Nhà nước có thể thu về 20.520 tỷ đồng, cao hơn giá trị được xác định ban đầu 16.720 tỷ đồng.

Như vậy, cổ phần hóa đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó có hai thuận lợi cần đề cập. Thứ nhất, cổ phần hóa góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chủ trương này góp phần làm giảm những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, thuộc các ngành, lĩnh vực không cần Nhà nước nắm giữ 100% vốn, không có tác động lớn đến cơ cấu vốn, đầu tư và vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ trên 12.000 năm 1993 cho đến nay, tháng 1/2009 chỉ còn hơn

2.000. Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng cao rõ rệt.

Như trên đã nói, cổ phần hóa doanh nghiệp góp phần tạo thêm hàng hóa cho TTCK, các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn. Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài, mục tiêu của họ là đầu tư vào những doanh nghiệp hoạt động tốt, có triển vọng. Do vậy, những doanh nghiệp kinh doanh tốt, lợi nhuận ổn định, trình độ quản lý tốt thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tương đối cao. Điển hình, tỷ lệ sở hữu của khối đầu tư ngoại đối với cổ phiếu VNM là 48.20%, REE là 48.16%, gần đạt mức sở hữu tối đa 49%. Yếu tố sở hữu nước ngoài này không phản ánh hoàn toàn về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố mà mỗi doanh nghiệp phải quan tâm khi muốn thu hút vốn qua phát hành chứng khoán.

Bảng 2.11: Tỷ lệ nắm giữ một số loại cổ phiếu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tính đến thời điểm 22/5/2009

Mã chứng khoán Lợi nhuận quý I/2009 (ĐVT: tỷ đồng) Tỉ lệ sở hữu nƣớc ngoài (ĐVT: %) VNM 496.436 48.20 DPM 336.008 19.22 PPC 284.264 20.13 PVD 290.712 29.72 VSH 121.069 29.25 REE 78.694 48.16 DHG 40.691 43.13 VNR 47.543 33.30 CII 48.521 49.00

Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều giữ bộ máy quản lý, cách điều hành như trước khi cổ phần hóa nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau CPH vẫn chưa có những đột phá.

Tiến trình cổ phần hoá ở Việt Nam vẫn còn chậm, qui mô doanh nghiệp nhỏ và vẫn còn nhiều các doanh nghiệp cổ phần hoá chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mặt khác một số doanh nghiệp không có động lực thu hút vốn nước ngoài vì sợ tuột mất quyền quản lí, sở hữu doanh nghiệp và tài sản của mình. Các doanh nghiệp cổ phần hoá phần lớn vẫn chưa kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế đồng thời chưa xếp định mức tín nhiệm đầu tư… làm cho tính minh bạch giảm vì vậy dẫn tới hạn chế thu hút nguồn vốn quan trọng này.

Nhà đầu tư thường quan tâm đến lợi tức và hiệu quả hoạt động kinh doanh dài hạn. Chính sách lợi tức chưa hợp lí cùng với chính sách đầu tư không công khai đã làm giảm một lượng đầu tư khá lớn. Doanh nghiệp nhà nước phải mạnh dạn, táo bạo hơn để có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)