Xây dựng môi trƣờng vĩ mô ổn định.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 88 - 89)

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế trên phương diện toàn cầu hiện nay, việc xây dựng và duy trì một nền kinh tế quốc gia tăng trưởng cao và ổn định là rất cần thiết đối với các quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Xu hướng đầu tư nước ngoài nói chung đều do tính chất của nền kinh tế quốc gia quyết định. Đối với các quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng cao thì quốc gia đó nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài hơn.

Để tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài qua TTCK Việt Nam nói riêng, Việt Nam phải duy trì nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định. Muốn đạt được điều đó, Việt Nam phải thực hiện các biện pháp cụ thể như: kiểm soát lạm phát, hoàn thiện môi trường đầu tư, thận trọng và linh hoạt trong việc sử dụng chính sách tài chính.

Bài học của các nước Đông Á trong cuộc khủng hoảng Đông Á cho thấy việc cố hữu duy trì một chế độ tỷ giá quá chặt chẽ sẽ có thể gây ra biến động xấu đối với vốn FPI. Khi có sự thay đổi trong dòng vốn gián tiếp nước ngoài (sự rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài mà có thể có nguyên nhân từ môi trường quốc tế) sẽ gây ra sự mất cân đối về ngoại tệ trên thị trường. Nếu quá cố hữu

duy trì một chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhà nước sẽ phải dốc hết nguồn dự trữ ngoại tệ trên thị trường, thậm chí sẽ phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt về ngoại tệ, do đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới cán cân vãng lai của nền kinh tế. Vì vậy, chính sách tỷ giá phải được vận dụng linh hoạt.

Mặt khác, để xử lý tình trạng vốn FPI đổ vào trong nước gây sức ép tăng giá nội tệ và tác động lên tỷ giá thì cần phải tiến hành điều chỉnh dự trữ ngoại tệ nhằm đảm bảo mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe dọa và giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá nhiều thì có thế khiến tăng chi phí dự trữ, nếu quá ít có thể dẫn đến nền kinh tế không có đủ khả năng thanh khoản khi các nhà đầu tư rút vốn. Để xử lý bài toán này các quốc gia đang phát triển thường sử dụng tiền dự trữ đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ - một trong những loại trái phiếu chính phủ an toàn nhất, nhưng lại có lãi suất thấp. Tuy nhiên, Việt Nam có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư vào trái phiếu chính phủ các nước khác nhau để tối ưu hóa hiệu quả đồng tiền dự trữ.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 88 - 89)