Khảo sát ảnh hưởng của Aspirin

Một phần của tài liệu ứng dụng vi khuẩn methylobacterium sp. trong việc kéo dài tuổi thọ hoa cắt cành (Trang 62)

3 KẾT QUẢ & THẢO LUẬN

3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của Aspirin

Bảng 3.6. Kết quả tính điểm theo cảm quan của các nghiệm thức Aspirin

Aspinrin

(ppm) Hoa Thân/lá Gốc Tuổi thọ

0 1,38 ± 0,06e 1,71 ± 0,02e 2,69 ± 0,11c 7,90 ± 0,10d 200 3,52 ± 0,08b 3,33 ± 0,05b 3,45 ± 0,11b 9,67 ± 0,01b 400 4,73 ± 0,07a 4,42 ± 0,07a 4,12 ± 0,07a 11,61 ± 0,03a 600 2,31 ± 0,08c 2,70 ± 0,03c 2,68 ± 0,05c 8,17 ± 0,09c 800 2,00 ± 0,00d 2,00 ± 0,00e 2,53 ± 0,01c 8,00 ± 0,00cd 1000 1,40 ± 0,10e 1,69 ± 0,01e 3,00 ± 0,01c 7,66 ± 0,06f

Các giá trị có cũng chữ số không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 0,05 theo phương pháp Duncan.

47

Biểu đồ 3.8. Hàm lượng Chlorophyll ở các nghiệm thức Aspirin khi đối chứng tàn

Bảng 3.7. Hàm lượng chlorophyll, đường, protein, phytohormone của nồng độ Aspirin

tối ưu tại thời điểm đối chứng tàn

Chlorophyll (µg/g) Đường (µg/g) Protein (µg/g)

Đối chứng 609,48 73,44 65,5

400 ppm 1678,83 206,97 85,5

Hình 3.3. Mức độ lão suy của hoa trong dung dịch Aspirin 400 và 1000 ppm khi đối

chứng tàn

Tác dụng kéo dài tuổi thọ hoa cẩm chướng ở các nồng độ Aspirin là từ 1 đến 1,4 lần so với đối chứng. Tuy nhiên đối với nồng độ Aspirin 1000 ppm, tuổi thọ hoa giảm,

48

thân hoa chuyển từ màu xanh sang xám, mềm và trở nên yếu ớt, lá cũng mất màu xanh. Điều này có thể giải thích là do nồng độ Aspirin quá cao đã gây ngộ độc cho hoa làm ảnh hưởng đến khả năng sống, do đó hoa nhanh chóng héo tàn.

Sử dụng Aspirin nồng độ từ 200 ppm – 800 ppm, giúp hoa nở to 2-3 ngày sau khi cắm. Tuy nhiên, thân không được cứng và thường có hiện tượng hoa bị gục đầu khi trên một cành hoa có quá nhiều hoa. Nước cắm hoa, khi hòa tan Aspirin có màu trắng đục và không phát sinh mùi hôi trong suốt quá trình cắm hoa. Như vậy, có thể nói rằng ngoài khả năng diệt khuẩn, Aspirin còn có khả năng kích thích hoa nở to và đều.

Chỉ tiêu sinh hóa tại ngày đối chứng tàn (ngày 8), hàm lượng Chlorophyll trong các nghiệm thức Aspirin cao hơn so với đối chứng. Trong đó, hàm lượng Chlorophyll ở nghiệm thức Aspirin 400 ppm cao nhất và gấp 2,7 lần so với đối chứng. Như vậy có thể kết luận là Aspirin có tác dụng kéo dài tuổi thọ của hoa cẩm chướng và nồng độ tối ưu là 400ppm.

Một phần của tài liệu ứng dụng vi khuẩn methylobacterium sp. trong việc kéo dài tuổi thọ hoa cắt cành (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)