3 KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
3.6.2 Khảo sát ảnh hưởng của Tannic acid
Bảng 3.28. Kết quả tính điểm theo cảm quan của các nghiệm thức Tannic acid
Tannic acid
(ppm) Hoa Thân/lá Gốc Tuổi thọ
0 1,27 ± 0,15a 3,67 ± 0,33a 3,67 ± 0,88a 7,33 ± 0,33a
100 3,33 ± 0,88b 3,50 ± 0,29a 4,67 ± 0,33a 9,50 ± 0,29b*
200 3,67 ± 0,67b* 4,10 ± 0,10a 4,33 ± 0,33a 10,03 ± 0,21bc*
300 3,00 ± 0,58b 4,03 ± 0,09a 4,17 ± 0,17a 11,17 ± 0,44c*
400 3,63 ± 0,41b* 4,07 ± 0,23a 4,57 ± 0,23a 11,17 ± 0,60c*
500 3,10 ± 0,06b 3,87 ± 0,15a 3,83 ± 0,17a 10,97 ± 0,26c*
Các giá trị có cũng chữ số không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 0,05 theo phương pháp Duncan.
Bảng 3.29. Các thông số sinh hóa của hoa cẩm chướng cắm trong Tannic acid khi hoa
đối chứng tàn Tannic acid (ppm) Sắc tố (µg/g) Protein (µg/g) Đường (µg/g) 0 601,83± 13.98a 72,29 ± 2,41a 110,59± 4,18a 100 636,40 ± 23,47a 83,50± 20,89a 169,38 ± 6,01d 200 854,81 ± 6,79c 226,84 ± 12,16b 143,91± 11,19c 300 675,42 ± 42,33b 213,43± 6,21b 148,88± 9,75c 400 862,31 ± 5,76c 446,55 ± 19,27d 165,39 ± 5,56d 500 629,89 ± 0,44a 262,94 ± 19,93c 124,74± 3,49b
Các giá trị có cũng chữ số không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 0,05 theo phương pháp Duncan.
69
So sánh các chỉ tiêu cảm quan, chúng tôi nhận thấy tannic acid có tác động nhiều nhất tới hoa Cẩm chướng ở nồng độ 400 ppm. Mức độ lão suy dựa trên tình trạng thân, gốc, hoa đều cho kết quả tốt nhất ở nồng độ 400 ppm. Các nghiệm thức cho thấy hàm lượng sắc tố và protein ở hoa Cẩm chướng đều cao nhất ở nghiệm thức 400 ppm, tuy nhiên hàm lượng đường lại chỉ cao thứ hai. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải kết hợp thêm các chỉ tiêu cảm quan để có thể đưa ra một nhận định đúng đắn.
Mặc dù các chỉ tiêu sinh hóa, sinh lý có khác nhau tuy nhiên khi xét về chỉ tiêu tuổi thọ hoa cắt cành thì chúng tôi nhận thấy vẫn tại nồng độ 400 ppm, tác động kéo dài tuổi thọ hoa của Tannic acid rõ rệt nhất, với tuổi thọ hoa là 11,7 ngày.
Tannic acid là một chất có nhiều trong vỏ, hạt, trái nho, bã trà, là một chất gây ra vị chát, có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Đối với hoa cắt cành, ảnh hưởng của Tannic acid chưa được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên khi cắm hoa trong Tannic acid thì không có hiện tượng thối gốc, phải chăng tannic acid cũng hoạt tính kháng khuẩn như AgNO3? [19].
Hình 3.11. Mức độ lão suy của hoa trong các nghiệm thức Tannic acid khi đối chứng
70