Phối hợp nồng độ carbon, AgNO3 và vi khuẩn tối ưu

Một phần của tài liệu ứng dụng vi khuẩn methylobacterium sp. trong việc kéo dài tuổi thọ hoa cắt cành (Trang 76)

3 KẾT QUẢ & THẢO LUẬN

3.4 Phối hợp nồng độ carbon, AgNO3 và vi khuẩn tối ưu

Bảng 3.20. Kết quả tính điểm theo cảm quan của thí nghiệm phối hợp nồng độ carbon,

AgNO3 và vi khuẩn tối ưu

Nghiệm thức Hoa Thân/lá Gốc Tuổi thọ

Nước cất 1,52±0,10g 2,15±0,01f 2,01±0,13c 7,89±0,34g S0,5 3,49±0,03c 3,19±0,06cd 4,00±0,00b 14.83±0,34c S1,0 3,49±0,12c 3,42±0,06bc 5,00±0,00a 15,20±0,10bc S1,5 4,75±0,06a 4,45±0,10a 5,00±0,00a 16,99±0,19a S2,0 4,18±0,04b 4,34±0,09a 4,00±0,00b 15,9±0,10b E0,5 4,12±0,01b 3,47±0,14bc 4,00±0,00b 14,58±0,30cd E1,0 4,13±0,01b 3,59±0,09b 4,00±0,00b 15,33±0,19bc E1,5 3,42±0,07bc 3,37±0,12bc 4,00±0,00b 14,54±0,23cd E2,0 3,29±0,09cde 3,19±0,04cd 4,00±0,00b 13,67±0,26ef G0,5 3,15±0,04de 3,17±0,04cd 4,00±0,00b 13,51±0,26ef G1,0 3,19±0,07cde 3,23±0,05bcd 4,00±0,00b 13,45±0,15ef G1,5 3,08±0,04ef 2,87±0,07de 4,00±0,00b 12,55±0,11f G2,0 2,82±0,08f 2,63±0,07e 4,00±0,00b 12,69±0,09ef

Các giá trị có cũng chữ số không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 0,05 theo phương pháp Duncan.

61

Biểu đồ 3.15. Hàm lượng chlorophyll ở các nghiệm thức phối hợp nồng độ carbon, AgNO3 và mật độ vi khuẩn tối ưu tại thời điểm đối chứng tàn (ngày 8)

Bảng 3.21. Hàm lượng Chlorophyll, đường, protein tại thời điểm đối chứng tàn

Nghiệm thức Sắc tố (µg/g) Protein (µg/g) Đường (µg/g)

Đối chứng 609,48 65,50 73,44

S1,5 2201,48 120,50 310,83

62

Nguồn carbon có tác dụng cung cấp năng lượng cho cành hoa, và đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng không tốt đối với cành hoa và làm giảm tuổi thọ của hoa. Vì vậy, để khảo sát nồng độ carbon cần thiết cung cấp năng lượng cho hoa cũng như môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn

Methylobacterium phát triển, chúng tôi thực hiện nghiệm thức có bổ sung AgNO3, AgNO3 có tác dụng ức chế vi sinh vật gây thối nhưng không ảnh hưởng đến vi khuẩn

Methylobacterium.

Kết quả thống kê các chỉ tiêu độ tươi cánh hoa, cuống, lá, gốc cho thấy nghiệm thức S1,5 (sinh khối vi khuẩn 10%, AgNO3 35ppm, Sucrose 1,5%), có tác dụng kéo dài tuổi thọ hoa cẩm chướng cao nhất gấp 2,15 lần so với nghiệm thức là nước cất.

Dung dịch S1,5 có tác dụng làm cho hoa cẩm chướng nở đều, và giữ được màu sắc hoa rất tốt, lá cứng và không có sự khác biệt so với lúc mới cắm, điều này, có lẽ là do các phytohormone (auxin và cytokinin) do vi khuẩn sản sinh ra tác động lên sự nở hoa và màu sắc hoa và do nguồn đường sucrose cung cấp năng lượng cho hoa phát triển; ngoài ra AgNO3 ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối hoa nên giữ hoa tươi lâu hơn và nước cắm hoa không có mùi hôi. Tuy nhiên môi trường có chứa AgNO3 làm cho gốc hoa bị thâm và nước cắm hoa có màu nâu đỏ.

Tại thời điểm đối chứng tàn (ngày 8). Hàm lượng chlorophyll ở các nghiệm thức đều cao hơn so với đối chứng, trong đó hàm lượng chlorophyll ở nghiệm thức S1,5 là cao nhất gấp 3,6 lần so với đối chứng. Hàm lượng đường gấp 4,23 lần; protein gấp 1,84 lần so với đối chứng.

Vậy, có thể kết luận, sucrose 1,5% là nguồn cacbon phù hợp nhất trong việc cung cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn Methylobacterium H2T cũng như cung cấp nguồn năng lượng cho hoa phát triển.

63

Một phần của tài liệu ứng dụng vi khuẩn methylobacterium sp. trong việc kéo dài tuổi thọ hoa cắt cành (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)