7. Kết cấu của luận văn
2.1.4 Cơ cấu nợ công của Mỹ
Biểu đồ về tình hình nợ chính phủ Mỹ khi kết thúc năm tài chính 2013 cho thấy, xấp xỉ 35% nợ chính phủ Mỹ do quốc tế nắm giữ, còn lại, nằm ở khu vực tư nhân và chính phủ. Theo Báo cáo tháng về nợ công Mỹ của Bộ Tài chính, vào thời điểm kết thúc năm tài chính 2013 (30/9): tổng số nợ liên bang là 16.738.184 triệu USD, trong đó nợ thuộc về khu vực tư nhân là 11.976.279 triệu USD, nợ chính phủ là 4.761.904 triệu USD.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ chính phủ Mỹ 2013
44
Các thành phần chính cấu thành tổng nợ của Mỹ bao gồm: nợ Chính phủ; nợ của các chính quyền bang (nợ tiểu bang), nợ của chính quyền địa phương (nợ địa phương), nợ của các cá nhân (nợ cá nhân); nợ của các công ty phi tài chính (nợ doanh nghiệp), nợ của các khu vực tài chính trong nền kinh tế (nợ khu vực tài chính), quy chung thành nợ khu vực tư nhân và nợ công thuộc chính phủ.
Nếu như phần lớn các khoản nợ thuộc khu vực tư nhân đều nằm dưới hình thức các giấy tờ tài chính hoặc công cụ nợ có thể tự do chuyển nhượng trên thị trường vốn/ chứng khoán như trái phiếu tiết kiệm, giấy tờ có giá v.v… thì nợ chính phủ lại phần lớn là những khoản thuộc tài khoản Chính phủ, ngoài thị trường tài chính có thể tự do chuyển đổi.7
Nợ công thuộc khu vực tư nhân (nợ của các cá nhân, công ty, tổ chức, hộ gia đình): thường là các loại trái phiếu kho bạc được bán tự do trên thị trường tài chính. Trái phiếu ngắn ngày với lãi suất thấp nhưng linh hoạt hơn trong quản lý tiền mặt; còn trái phiếu dài hạn, đem lại lãi suất cao hơn, nhưng thực chất lại có tác dụng bảo vệ người đi vay (thường là chính phủ liên bang) chống lại nguy cơ tăng lãi suất trong trung và dài hạn.
Nợ công thuộc Chính phủ (nợ nội Chính phủ) : Gần như tất các khoản nợ thuộc sở hữu Chính phủ là dành cho các loại quỹ tín thác dùng để thực hiện các chương trình Chính phủ. Khoảng 20 quỹ tín thác của Mỹ chiếm 98% tổng nợ chính phủ, Ngân hàng tài chính liên bang (FFB), giới hạn cho các khoản nợ này đến 15 tỷ USD. Các quỹ này nhận được khoản thanh toán lãi từ Bộ Tài chính Mỹ, thường dưới hình thức trái phiếu Chính phủ bổ sung, vào 2 lần trong năm:
7 Tài khoản chính phủ: (Government account series ) bao gồm nhiều quỹ khác nhau như quỹ bình ổn, quỹ khủng hoảng, giải quyết khiếu nại.
45
cuối tháng 6 và cuối năm (tháng 12). Trong đó lớn nhất là quỹ phúc lợi an sinh tuổi già, bảo hiểm nhân thọ, và bảo hiểm khuyết tật.
An sinh xã hội được đảm bảo từ các khoản thuế, và các khoản lãi của việc đầu tư quỹ tín thác, và theo luật, các chứng khoán kho bạc được phát hành cho các quỹ an sinh này được tính vào giới hạn nợ liên bang. Khi kho bạc trả tiền trợ cấp an sinh xã hội, tương ứng với việc mua lại một số lượng tương đương Trái phiếu Chính phủ của các quỹ tín thác để hoàn vốn cho chúng, nếu Kho bạc thiếu tiền mặt để chi trả quyền lợi, nó phải vay bằng cách phát hành nợ công mới.
Sự dịch chuyển của nợ công từ khu vực này sang khu vực khác: Việc gia tăng các chương trình an sinh xã hội liên tiếp trong các năm 2010 - 2013 đã mang đến việc thâm hụt tiền mặt. Từ năm 2011 – 2013, phí cho các khoản trợ cấp và quản lý đã vượt quá thuế doanh thu. Việc giảm thuế cho người lao động (thuế suất 4,2% đối với lao động và lao động tự do 10,4%), Đạo luật về cứu trợ thuế, bảo hiểm thất nghiệp được tái phê chuẩn và Đạo luật việc làm năm 2010 (ký 17/12/2010) và một cơ số các quy định khác đã tạo ra một sự mất cân bằng. Sự gia tăng trong chi trả đảm bảo an sinh xã hội làm thâm hụt dòng tiền, kho bạc buộc phải mua thêm chứng khoán Chính phủ thuộc các quỹ tín thác. Chỉ trong trường hợp kho bạc có thặng dư ngân sách (có tiền dương trong cân bằng quỹ chung của kho bạc), thì kho bạc mới có thể mua lại các tài sản của quỹ tín thác bằng tiền mặt, như thế sẽ không có sự gia tăng nào trong nợ công của chính phủ và sẽ tạo tác động ròng làm giảm dư nợ liên bang. Còn trên thực tế 2011 – 2013, để mua lại chứng khoán quỹ tín thác – kho bạc phải vay mượn một số tiền tương đương từ dân chúng, sau đó thì nợ thuộc khu vực Chính phủ được chuyển thành nợ thuộc khu vực sở hữu tư nhân, tác động ròng lên tổng số nợ liên bang sẽ bằng 0, chỉ có sự chuyển dịch giữa 2 dạng nợ Chính phủ và tư nhân.
46
“Chủ nợ” trong nước của Mỹ: Nợ công của Mỹ được nắm giữ bởi các nhà đầu tư và các tổ chức trên toàn thế giới, trong đó, nước Mỹ tự nắm 65 % của tất cả các khoản nợ của Chính phủ Liên bang. Cơ cấu của phần nợ trong tay các nhà đầu tư, tổ chức và Chính phủ Mỹ tương ứng như sau:
- Quỹ Hưu trí Quân sự của chính phủ Mỹ sở hữu 2,4% của nợ quốc gia. - Quỹ Hưu trí Liên bang và hỗ trợ khuyết tật chiếm 5,6% nợ của quốc gia. - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhờ các chương trình nới lỏng định lượng của những năm gần đây , hiện đang nắm giữ 10,8% tổng số nợ quốc gia của Mỹ. Cụ thể: tháng 3 năm 2009, FED chỉ nắm giữ 474 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, sau khi tung ra gói kích cầu Q.E 1.0, đến tháng 12 năm 2011, con số này là 1,684 nghìn tỷ, và 2012 là 1,676 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, FED còn nắm giữ các chứng khoán nợ Liên bang khác theo chương trình nới lỏng định lượng. Kết quả là, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đi từ việc nắm giữ 4,7% của tất cả các khoản nợ do Chính phủ Mỹ cấp vào ngày 18 tháng ba năm 2009 thành nắm giữ 10,8 % vào cuối năm tài chính 2012.
- Quỹ tín thác an sinh xã hội Mỹ nắm giữ 16,7% nợ quốc gia.
- Các cá nhân và các tổ chức Mỹ, (công dân Mỹ, các ngân hàng , công ty bảo hiểm và các tổ chức khác của Chính phủ) , sở hữu 26% các khoản nợ của quốc gia.
“Chủ nợ” nước ngoài của Mỹ: các tổ chức nước ngoài sở hữu 35% của tất cả các khoản nợ Chính phủ Mỹ phát hành, tức là Chính phủ Mỹ cứ vay 3 USD, thì có 1 USD gắn chặt với quyền lợi của các tổ chức nước ngoài. Phần nợ trong tay các chủ nợ nước ngoài này có cơ cấu như sau:
47
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nợ công Mỹ do nƣớc ngoài nắm giữ 2012
Nguồn: Cơ quan nghiên cứu của bộ Tài chính Mỹ BEA, 2012
Cụ thể:
- Các nước xuất khẩu dầu OPEC: Ecuador, Venezuela, Indonesia, Bahrain, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Algeria, Gabon, Libya, Nigeria và United Arab Emirates: 1,6%
- Vương quốc Anh: 1,8 % - Nhật Bản: 6,7%
- Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông): 7,6%.
48
Theo số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nợ nước ngoài từ trái phiếu Liên bang năm 1997 là 1,2 nghìn tỷ (chiếm 23% tổng nợ) song đến năm 2008 con số này đã tăng lên 2,85 nghìn tỷ USD (chiếm 28% tổng số nợ). Tính đến thời điểm 31 tháng 1 năm 2011, các chủ nợ nước ngoài nắm giữ khoảng 4450 tỷ USD, chiếm 47% trong tổng số 9490 tỷ USD nợ công của Mỹ do công chúng nắm giữ và chiếm 32% trong tổng số nợ Liên bang của chính phủ Mỹ. Những chủ nợ lớn nhất của Mỹ là các Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và Brazil. Tính đến tháng 12/2011, nợ công của Mỹ với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước xuất khẩu dầu mỏ lần lượt là 1151,9 tỷ USD, 1058 tỷ USD, và 258,3 tỷ USD.
Trong đó chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc với tỷ lệ nắm giữ là 23,1% tổng số đầu tư nước ngoài của Mỹ do tư nhân nắm giữ nợ công, Nhật chiếm 21,1% còn các nước xuất khẩu dầu mỏ chiếm khoảng 5,2%. Nợ Chính phủ của Mỹ do các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ đã tăng đáng kể từ đầu thế kỷ 21. Vào năm 2000, tỷ lệ trái phiếu Kho bạc của Mỹ do các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ chỉ chiếm 6% trong tổng số trái phiếu Kho bạc của Mỹ thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, song đến giữa năm 2011, con số này đã lên đến 26%. Song song với sự gia tăng của các khoản nợ nước ngoài, người ta lo ngại rằng những nhân tố kinh tế, các vấn đề chính trị giữa các nước cũng có thể làm cho vấn đề nợ công của Mỹ thêm rủi ro, đặc biệt là con số nợ khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc.
Có thể nói, cơ cấu nợ công của Mỹ như hiện nay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tài chính và bất ổn chính trị. Nếu các Ngân hàng Trung ương đồng loạt ngừng mua và bán tháo trái phiếu kho bạc mà họ đang nắm giữ, thị trường tài chính của Mỹ sẽ rơi vào tình trạng hết sức khó khăn.
49