Nâng trần nợ

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 67)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Nâng trần nợ

Trong khi Mỹ vẫn đang sử dụng chính sách đi vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế, thì nâng trần nợ chính là một biện pháp tình thế đối phó để đảm bảo vấn đề “Mỹ là nước dễ đi vay nợ”. Hiện chính sách vay nợ vẫn đang đem lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ, khi USD vẫn được thừa nhận là đồng tiền định giá và thanh toán quốc tế, cùng với sự phát triển của thương mại Mỹ 11, các nước khác có thể sử dụng ngoại tệ có được từ giao dịch thương mại với Mỹ để đầu tư mua trái phiếu Chính phủ Mỹ, như một khoản đầu tư có độ tin cậy và ổn định – tiếp tục chuyển tiền về với Chính phủ Mỹ. Như đã phân tích chi tiết tại chương 2, để duy trì sự hoạt động của nền kinh tế, Mỹ vẫn cần biện pháp để tiếp tục vay. Nâng trần nợ công là giải pháp tình thế cần thiết để để tránh cho Chính phủ Mỹ khỏi

11 Theo WTO, tổng giá trị thương mại hàng hóa Mỹ hơn 3,9 nghìn tỉ USD trong năm 2013, chỉ đứng sau Trung Quốc với 4,16 nghìn tỉ USD .

61

tuyên bố vỡ nợ. Sau khi nâng trần nợ vào 27/02/2014, Chính phủ đã bỏ phiếu thông qua dự luật trì hoãn áp dụng trần nợ đến 15/03/2015.

Đơn vị: nghìn tỷ USD

Biểu đồ 3.1: Trần nợ công của Mỹ từ 2011 đến 2014

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của cơ quan nghiên cứu trực thuộc Quốc hội Mỹ, CRS.

Luật về giới hạn (mức trần) nợ của Mỹ được đưa ra từ năm 1917 để quản lý nợ công của Mỹ – là một phần quan trọng của nền kinh tế vĩ mô cũng như hệ thống tài chính Hoa kỳ – với mục đích ban đầu là cho phép phát hành trái phiếu và giấy tờ ghi nợ khác mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội, miễn là tổng số nợ dưới mức trần nợ theo luật định. Việc quyết định giới hạn trần nợ công thông thường mang nhiều tính chính trị hơn là hiệu quả kinh tế. Nâng trần nợ tức là giãn nợ, sau khi nâng trần nợ càng tăng nhiều hơn, tuy nhiên việc nâng trần nợ này gắn liền với đường lối kinh tế (xu hướng chi tiêu) của nhà cầm quyền. Thực tế, việc bỏ phiếu thông qua về trần nợ thường được diễn ra sau khi các nhà lập pháp đã thông qua việc tăng chi tiêu và cắt giảm thuế, tuy nhiên đây là biện pháp

14,700 15,200 16,400 16,700 17,200 13,000 13,500 14,000 14,500 15,000 15,500 16,000 16,500 17,000 17,500 T8/2011 T9/2011 T1/2012 T5/2013 T2/2014 Nghìn tỷ $

62

cần thiết để giúp chính phủ Mỹ tránh khỏi tình trạng “vỡ nợ kỹ thuật” và là biện pháp cần thiết để trấn an các chủ nợ hiện tại của Mỹ.

Từ khi ra đời luật về trần nợ đến nay, Mỹ đã hai lần vỡ nợ, vào các năm 1933 và 1979, và những thỏa thuận nâng giới hạn nợ vào phút chót của quốc hội Mỹ đã giúp Nhà trắng thoát được nguy cơ “vỡ nợ kỹ thuật” khi đối mặt với “khủng hoảng trần nợ công” (debt-ceiling crisis) khi số nợ vượt quá mức trần cho phép vào các năm 1995, 2011 và 2013. Sau khi trần nợ công được điều chỉnh vào tháng 5 năm 2013, tháng 2 năm 2014, nợ công Mỹ đã lại chạm trần lần thứ 5 kể từ năm 2008 – khiến Chính phủ phải đẩy trần nợ lên mốc mới vào ngày 27/02/2014 (mức trần nợ mới thiết lập là 17.211.558.177.668,77 USD) và bỏ phiếu thông qua dự luật trì hoãn áp dụng trần nợ đến 15/03/2015.

Nếu Mỹ không nâng trần nợ công và để xẩy ra vấn đề “vỡ nợ kỹ thuật” thì các hệ quả có thể rất phức tạp và chắc chắn sẽ không mang lại bất cứ lợi ích nào cho nước Mỹ. Thị trường tài chính sẽ chìm nghỉm, thị trường chứng khoán lao dốc12, ngân hàng ngừng cho vay13, các công tác đảm bảo an sinh xã hội bị giới hạn. Các doanh nghiệp Mỹ có hợp đồng liên quan đến khu vực công bị ảnh hưởng trực tiếp khi vướng phải sự chậm trễ trong thanh toán, dẫn đến phá sản và do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, gây bất ổn về mặt xã hội.14

12 Trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các chỉ số chứng khoản Mỹ đã lao dốc không phanh. Chỉ số S&P mất 37% trong một năm (Viện nghiên cứu phúc lợi xã hội người lao động của Mỹ, 2010)

13 Các ngân hàng Mỹ hiện nắm giữ khoảng 1.850 tỷ USD các khoản nợ khác nhau được Chính phủ Mỹ bảo lãnh chính vì thế việc vỡ nợ sẽ dẫn tới ngân hàng ngừng cho vay.

14 Trong vòng 2 tuần Chính phủ Mỹ bị đóng cửa, công ty dịch vụ an ninh G4S, và Serco - hãng cung cấp dịch vụ nhân sự cho chính phủ cho biết, toàn bộ nhân sự ở Mỹ của họ đã phải tạm thời nghỉ việc vô thời hạn. Vào thời điểm tháng 12/2007, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 5%, tương đương với 30 tháng trước đó. Thế nhưng khi Đại suy thoái kết thúc, tỷ lệ này là 9,5% và đã lên đến đỉnh 10% tháng 10/2009.

63

Một trong những ảnh hưởng nguy hiểm khác là làn sóng bán tháo đồng USD, điều này sẽ giáng đòn nặng nề vào vị trí đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng USD. Vật giá cũng tăng lên và sức mua của người tiêu dùng giảm xuống. Nền kinh tế gần như chắc chắn rơi vào một cuộc đại khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.

Vào ngày đầu tiên của năm tài chính 2014, ngày 1 tháng 10 năm 2013, việc Chính phủ Mỹ không thông qua được dự luật cho phép kéo dài giới hạn nợ liên bang đến ngày 7/2/2014 và cấp ngân sách cho Chính phủ đến ngày 15/1/2014 đã dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa trong 16 ngày, thực tế cũng đã có những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ. Cụ thể là tổng thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ ước từ 12 đến 24 tỷ USD, tương đương với 1,5 tỷ USD/ngày và làm mất khoảng 250.000 việc làm. Việc Chính phủ đóng cửa đã làm giảm 20% tăng trưởng quý IV, giảm tỷ lệ tăng GDP bằng 0,3–0,4 điểm phần trăm vào quý IV, so với tỷ lệ tăng GDP của Mỹ không tới 2% năm 2013.

Một khi Mỹ vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ tài chính thế giới, thị trường trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán sẽ tụt giảm nghiêm trọng. Khi đồng USD mất giá trầm trọng, sẽ khiến cho mốt số mặt hàng như giá dầu tính bằng USD tăng cao, gây ra nạn lạm phát cao ở các nền kinh tế khác. Các nhà đầu tư trên thế giới cho Mỹ vay tiền thông qua việc mua trái phiếu kho bạc của nước Mỹ. Về lý thuyết, nếu Mỹ không trả lãi suất cho các khoản vay thì sẽ gây ra một làn sóng thu hồi vốn của các nhà đầu tư. Và đến khi đó những nước nắm giữ nợ của chính phủ Mỹ sẽ khó có cơ hội bán đi được tạo nên hoảng loạn và khiến những chứng khoán nợ này thành “giấy lộn”.

Rõ ràng là với đại đa số các quốc gia trên thế giới, việc Mỹ bị vỡ nợ là điều không hề mong muốn. Đối với châu Âu, những bế tắc hiện nay của Mỹ có

64

thể gây tổn hại đến các nước thuộc khối đồng Euro (Eurozone) trong bối cảnh họ đang cố gắng kiểm soát các vấn đề nợ công của mình và tăng cường phục hồi kinh tế. Trung Quốc cũng cảm thấy lo ngại về khoản tiền hơn 1.300 tỉ USD mà họ đầu tư ở Mỹ.

Để trấn an các nền kinh tế thế giới, cùng với hành vi tăng trần nợ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã khẳng định sẽ tiếp tục duy trì vai trò của Mỹ như là “mỏ neo của hệ thống tài chính quốc tế”.

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 67)