Chính sách thuế, chi tiêu và vấn đề thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Chính sách thuế, chi tiêu và vấn đề thâm hụt ngân sách

Trong 45 năm gần đây, có tới 40 năm ngân sách Mỹ thâm hụt do chính sách giảm thuế và vay nợ kích cầu tiêu dùng. Từ thời chính quyền cựu Tổng thống R.Reagan (1981-1989), thâm hụt ngân sách Mỹ tới 1.900 tỷ USD, chỉ đến khi cựu Tổng thống B.Clinton (1998-2001) lên nắm quyền mới xoay chuyển được tình hình, đưa ngân sách từ thâm hụt sang bội thu, nhưng người kế nhiệm G.Bush (2001 -2009) lại để ngân sách rơi vào tình trạng thâm hụt nghiêm trọng và kéo dài tới B.Obama.

Vấn đề cốt lõi để xử lý nợ là phải trả được nợ, điều này chỉ khả thi khi GDP phải tăng đủ mạnh để giảm tỷ lệ nợ công/GDP. Chính phủ sẽ phải giảm mức thâm hụt ngân sách thông qua việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế hoặc kết hợp cả hai phương án trên. Lộ trình được chính phủ Mỹ đặt ra là đến năm 2022 sẽ giảm 4 nghìn tỷ USD thâm hụt ngân sách. Trong đó có 1 nghìn tỷ USD đến từ việc tăng doanh thu, 2 nghìn tỷ khác đến từ cắt giảm chi tiêu và 1 nghìn tỷ USD sẽ đến từ các khoản tiết kiệm khác. Nguồn thu ngân sách của Chính phủ phải tăng từ 20-30% trong khi chi tiêu cũng phải được cắt giảm ở mức tương đương.

65

Trong đề xuất ngân sách năm tài khóa 2011, Tổng thống Obama đã đưa ra một sáng kiến chính sách về việc cam kết tạo ra một Ủy ban Tài chính lưỡng đảng với nhiệm vụ đưa nước Mỹ hướng tới một nền tài chính bền vững. Ủy ban này có hai mục tiêu chính: cân đối ngân sách không bao gồm các khoản thanh toán lãi ròng đến năm 2015 và xem xét cách thức để đạt được sự bền vững tài chính trong dài hạn. Về phía nguồn thu của ngân sách, báo cáo của Ủy ban Tài chính đề xuất cải cách thuế toàn diện: Thuế cần phải được chuyển đổi, chứ không phải chỉ đơn thuần tăng thêm. Chính phủ cần xem xét xóa bỏ các ưu đãi thuế đồng thời triển khai một số hình thức thuế mới như thuế tiêu dùng liên bang để có thể tạo thêm nguồn thu mới, xem xét lại mức thuế suất thuế cá nhân và doanh nghiệp, mở rộng cơ sở tính thuế, cắt giảm chi phí nộp thuế, và duy trì hoặc tăng lũy tiến mã số thuế.

Ví dụ, xóa bỏ tất cả các chi phí nộp thuế, có thể làm tăng thêm 1 nghìn tỷ USD trong nguồn thu của ngân sách mỗi năm, điều này sẽ cho phép giảm thâm hụt và giảm mức thuế suất trong tất cả các khung thuế suất.

Ủy ban Tài chính ủng hộ kế hoạch có thể loại bỏ tất cả các thuế chi phí (các khoản tín dụng, khấu trừ và miễn trừ), vốn được cho là yếu tố góp phần bóp méo các hoạt động kinh tế. Mức thuế suất dành cho doanh nghiệp cũng sẽ giảm và chi phí thuế doanh nghiệp sẽ được loại bỏ. Hơn nữa, bản báo cáo đề nghị ban hành một hệ thống thuế doanh nghiệp lãnh thổ mang tính cạnh tranh, ở đó thuế chỉ được áp dụng trong nước nơi xảy ra hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế ở nước chủ sở hữu.

Hai mức thuế suất dành cho người có thu nhập cao là 33% và 35%, đã quay trở lại mức 35% và 39,6% khi việc cắt giảm thuế của tổng thống George W. Bush hết hạn vào cuối năm 2013. Trung tâm Chính sách thuế ước tính giới

66

hạn 50.000 USD ngân sách sẽ tăng 749 tỷ USD trong vòng 10 năm và hệ thống thuế cải thiện hơn rất nhiều: 80% số tiền bổ sung sẽ đến từ 1% người có thu nhập cao, và những cải cách này sẽ làm ổn định việc thu thuế ở mức 21% GDP, cao hơn mức trung bình trong lịch sử.

3.1.2.2. Thay đổi trong chi ngân sách

Sau khi thừa hưởng sự thặng dư ngân sách do người tiền nhiệm Bill Clinton để lại, tổng thống Bush đã tạo ra cảnh đi xuống ngày càng ảm đạm của ngân sách, với thâm hụt lên tới 521 tỷ USD, George Bush đã đưa ra kế hoạch giảm 1/3 mức thâm hụt ngân sách vào năm 2006 và còn 1/2 trong khoảng từ năm 2007 tới năm 2009: cắt giảm 1/2 ngân sách hoạt động của 15 cơ quan chính chính phủ, đề nghị Quốc hội chấm dứt hoạt động của 65 chương trình quốc gia lớn và giảm chi cho 63 chương trình khác, duy trì mức tăng chi tiêu cho các Bộ An ninh nội địa và Quốc phòng, (trong số bị chấm dứt hoạt động có chương trình nhà ở với ngân sách hàng năm 149 triệu USD và chương trình của Bộ Thương mại về phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp có ngân sách 171 triệu USD), nhưng tình hình chi tiêu công vẫn không được cải thiện đáng kể.

Cuối năm 2012, chính quyền của Tổng thống Barack Obama và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã ký một thỏa thuận cho phép các cuộc đàm phán tiếp tục tới ngày 1/3/2013 để đạt được một kế hoạch cắt giảm ngân sách toàn diện. Năm 2013 đã trôi qua rất căng thẳng với chương trình “ObamaCare”, tuy nhiên, thực tế, ngân sách tài khóa 2013 đã bị tự động bị cắt giảm 85 tỷ USD nhằm giảm nợ công và chi tiêu công, riêng chương trình y tế chăm sóc sức khỏe đã cắt giảm 700 triệu USD. Sau khi nỗ lực thương lượng giữa Nhà Trắng và Quốc hội không đạt kết quả, Chính phủ Mỹ sẽ phải thực hiện chương trình cắt giảm chi

67

tiêu của mình một cách triệt để hơn nữa: chi tiêu thực tế của các cơ quan Chính phủ Mỹ phải giảm tới 1.2 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới đây.

Đơn vị: % GDP

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng phân bổ tiêu ngân sách của Mỹ từ 2000 – 2013

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Congressional Budget Office.

Nếu không tiến hành cắt giảm chi tiêu công Mỹ sẽ thật sự đối mặt với khủng hoảng nợ vào năm 2020, khi các khoản chi cho chăm sóc y tế và lương hưu sẽ tăng mạnh do tình trạng già hóa dân số. Hiện nay, tỷ lệ người lao động/số người về hưu là 3/1 (ba người làm việc nuôi bốn người), nhưng dân số trong độ tuổi thanh niên sẽ giảm đi nhanh chóng những năm tới, tỷ lệ trên sẽ giảm còn 1,5/1 hoặc 1/1. Hiện nay, ngân sách Mỹ đang chi trả cho mỗi người dân trên 65 tuổi trung bình tới 26 nghìn USD/năm. Như vậy, nếu không có

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 % GDP Trả lãi suất An sinh xã hội Chăm sóc y tế Các khoản chi khác

68

những thay đổi triệt để thì ba chương trình chăm sóc y tế, hỗ trợ y tế và an sinh xã hội như hiện nay sẽ chiếm hết ngân sách Mỹ trong 25 năm tới.

Theo Bộ Y tế và các Dịch vụ xã hội Mỹ, việc cắt giảm ngân sách tự động sẽ khiến 30.000 trẻ em không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công mỗi năm. Trong khi đó, các nhà dưỡng lão tại Mỹ cũng sẽ mất đi khoảng 4 triệu bữa ăn trợ cấp, hơn 400 triệu USD dành cho chương trình hỗ trợ trẻ em thiệt thòi sẽ bị cắt giảm sẽ làm mất đi cơ hội chăm sóc của gần 70.000 trẻ em này. Hiện nay, khoảng 200 triệu USD hỗ trợ nhân đạo tại một số khu vực như Châu Phi, 400 triệu USD dành cho các chương trình hỗ trợ của Mỹ trong cuộc chiến chống HIV/AIDS và suy dinh dưỡng trên thế giới đã bị cắt giảm. Song đây là những việc bắt buộc phải làm để xử lý các vấn đề to lớn hơn.

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)