Tác động lên tỷ lệ lạm phát

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Tác động lên tỷ lệ lạm phát

Trong thời kỳ có nhiều biến động kinh tế, đặc biệt là khủng hoảng tài chính 2008, Mỹ đã phải liên tục bơm tiền vào nền kinh tế để tránh giảm phát. Năm 2009, chỉ số lạm phát của Mỹ là -0,34% – tức là đã xẩy ra hiện tượng giảm phát. Tăng trưởng kinh tế 2009 là số âm, nền kinh tế tiếp tục những dấu hiệu suy thoái và trì trệ đi kèm của giảm phát. Chính phủ đã nhanh chóng thành lập các quỹ cứu trợ thường trực, chạy các chính sách nới lỏng tiền tệ liên tiếp, đồng thời, Ngân hàng trung ương tiếp tục bơm thêm tiền tạo áp lực lạm phát với hi vọng kéo tăng

57

trưởng kinh tế trở lại sau thời kỳ suy thoái và tăng trưởng chậm chạm kéo dài. (Đây là thời gian QE3 được tung ra nhằm đưa tăng trưởng kinh tế về đúng quỹ đạo cùng với cải thiện thị trường việc làm.)

Đơn vị: % GDP

Biểu đồ 2.11: Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế Mỹ từ 2000 - 2013

Nguồn: Tổng hợp từ BEA và St. Louis Federal Reserve.

Năm 2009, nợ công tăng đột biến – chiếm 82% GDP để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu Chính phủ, đảm bảo việc tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế, cùng với đó là gia tăng lạm phát từ 2009 – 2012.

Xét về mặt quốc tế: Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong nước có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu

-4.00% -3.00% -2.00% -1.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Lạm phát Tăng trưởng GDP

58

ngoại tệ tăng lên, đồng USD giảm giá làm tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị… lại tiếp tục dẫn đến việc đẩy cao chỉ số lạm phát.

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 63)