7. Kết cấu của luận văn
2.1.2 Thu chi của Liên bang và thâm hụt ngân sách
Nợ tại khu vực công cộng về cơ bản là tổng thâm hụt ngân sách theo thời gian, việc thâm hụt này là do có sự chênh lệch giữa doanh thu và chi tiêu.
Đơn vị: Triệu USD
Biểu đồ 2.2: Cân đối thu chi của Chính phủ Mỹ từ 2000-2013
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Whitehouse.gov
Bắt đầu từ năm 2009, thâm hụt ngân sách hàng năm theo GDP cao hơn nhiều so với thâm hụt ngân sách trong bất kỳ thời kỳ nào, kể từ năm 1945. Tổng thâm hụt ngân sách trong năm 2011 là 1.296 tỷ USD, bằng 8,7% GDP. Tổng thâm hụt năm 2011 thấp hơn một chút so với mức thâm hụt năm 2010 (1.293 tỷ USD hay 9,0% GDP) và thấp hơn mức thâm hụt năm 2009 (1.413 tỷ USD và 10,1% GDP). Thâm hụt ngân sách năm 2012 là 1.079 tỷ USD hay 7,0% GDP và thấp hơn năm 2011. Trong năm 2011, chính phủ Mỹ đã chi 3,6 nghìn tỷ USD và thu 2,3 nghìn tỷ USD. So với năm 2008, chi tiêu trong năm 2012 tăng 616 tỷ USD trong khi nguồn thu giảm 222 tỷ USD (trên danh nghĩa).
1,991,082 1,880,114 2,567,985 2,162,706 2,775,103 1,862,846 2,292,841 2,728,686 3,457,079 3,454,605 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Triệu $ Năm
37
Các khoản thu Liên bang: Trong năm 2000, các khoản thu của Liên bang tương đương 20,6% GDP. Đến năm 2011, các khoản thu này đạt 15,4% GDP, một trong những mức thấp nhất kể từ năm 1950. Trong vài năm gần đây, nguồn thu của Liên bang thấp do suy thoái kinh tế và một số quy định về cắt giảm thuế. Trong năm 2011, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân đạt 7,3% GDP, từ bảo hiểm xã hội chiếm 5,5% GDP và từ thu nhập doanh nghiệp tương đương 1,2% GDP. Thuế thu nhập cá nhân từ lâu đã là nguồn thu lớn nhất của Liên bang, tiếp theo là bảo hiểm xã hội và thuế doanh nghiệp. Ngày 02/01/2013, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật, theo đó chính quyền liên bang sẽ tăng thuế đối với các cá nhân có thu nhập từ 400.000 USD/năm trở lên và các hộ gia đình có thu nhập trên 450.000 USD/năm, với mức thuế áp lên tới 39,6%.
Chi tiêu của Liên bang: Chi tiêu Liên bang thường được chia thành ba loại là chi tiêu không bắt buộc, chi tiêu bắt buộc, và chi trả lãi ròng. Trong năm tài chính 2000, chi tiêu tổng cộng của Liên bang là 18,2% GDP và đạt mức cao nhất vào năm 2009 với 25,2% GDP. Năm 2011, tổng chi tiêu đạt 24,1% GDP trong đó chi tiêu không bắt buộc chiếm 9,0% GDP.
Kể từ năm 2000, chi tiêu không bắt buộc tính theo GDP trung bình tăng 7,4% một năm tính theo giá trị danh nghĩa. Chi tiêu không bắt buộc trong giai đoạn này tăng chủ yếu là do hoạt động quân sự ở Iraq và Afghanistan, và gần đây hơn, các chi cho các gói cứu trợ nhằm phục hồi nền kinh tế Mỹ. Trung bình, từ năm 2000 đến 2012, chi tiêu cho quốc phòng trong phần chi tiêu không bắt buộc tăng 8,2% mỗi năm trên danh nghĩa, trong khi chi tiêu không bắt buộc phi quốc phòng tăng 6,6% mỗi năm trên danh nghĩa.
Trong năm 2013, chi tiêu bắt buộc chiếm 56,3% tổng chi tiêu, chi tiêu không bắt buộc chiếm 37,4%, và chi trả lãi ròng chiếm 6,3%. An sinh xã hội, chăm sóc y tế chiếm 43,4% tất cả chi tiêu Liên bang.
38
Bởi vì chi tiêu không bắt buộc chỉ chiếm gần một phần ba tổng số chi tiêu Liên bang nên một số chuyên gia ngân sách cho rằng muốn giảm chi tiêu Liên bang một cách đáng kể thì phải cắt giảm chi tiêu bắt buộc. Các chuyên gia về ngân sách và chính sách xã hội khác lại cho rằng cắt giảm chi tiêu bắt buộc kết hợp với việc tăng thu ngân sách bằng thuế sẽ gây ra tác động suy giảm lợi ích đáng kể cho nhiều hộ gia đình, bởi vì quỹ chi tiêu bắt buộc là một phần quan trọng của mạng lưới đảm bảo sinh toàn xã hội.