Chính sách thuế và chi tiêu dẫn đến thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1Chính sách thuế và chi tiêu dẫn đến thâm hụt ngân sách

Nguyên nhân chủ yếu làm nợ công của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục như hiện nay là do hậu quả từ thâm hụt ngân sách Liên bang kéo dài triền miên trong nhiều năm. Nghĩa là Chính phủ Mỹ đã chi tiêu vượt mức thu nhập trong suốt một thời gian dài. Ngay từ thời tổng thống G.W.Bush số nợ đã tăng thêm 4900 tỷ USD so với người tiền nhiệm, thời tổng thống Obama con số này tiếp tục tăng 2400 tỷ USD.

Đơn vị: nghìn tỷ USD

Biểu đồ 2.9: Tổng nợ chính phủ Mỹ và tổng nguồn thu từ thuế từ 2000-2013

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ usgovermentrevenue.com

Như 2.1 đã phân tích, ngoài chương trình cải tổ hệ thống y tế quốc gia, Mỹ còn phải hứng chịu gánh nặng về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm vỡ nợ, hậu quả

5,792 6,783 7,918 8,993 11,898 14,781 16,738 1,991 1,782 2,153 2,567 2,104 2,303 2,775 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ USD

50

của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Các khoản chi cho các gói kích thích kinh tế và một loạt các chương trình của dự trữ Liên bang, Kho bạc, và Liên hiệp bảo hiểm tiền gửi liên bang Corporation (FDIC) đã được tung ra như Quốc hội ban hành một gói kích thích kinh tế trị giá 152 tỷ USD (Economic Stimulus Act 2008), để kích thích tiêu dùng bằng cách gửi trả lại tiền cho người nộp thuế và cho phép các công ty khấu hao vốn đầu tư nhanh hơn và Đạo luật tái đầu tư và phục hồi nền kinh tế Mỹ năm 2009, ước tính tổng cộng các khoản là 831 tỷ USD, tuy nhiên vẫn không đem lại hiệu quả mong đợi. Bên cạnh đó là việc chi tiêu cho các cuộc chiến tranh ở Iraq, Apganishtan, Libya cũng tác động không nhỏ đến nợ công và sự phục hồi kinh tế của Mỹ.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến nợ công của Mỹ ngày càng phình to là do việc trả lãi cho chính các khoản nợ công đó. Trong năm 2011, Hoa Kỳ đã chi 213 tỉ USD hay 1,5% GDP cho các khoản lãi ròng do nợ gây ra. Chính phủ trả lãi phụ thuộc vào lãi suất thị trường cũng như quy mô và thành phần của các khoản nợ Liên bang. Một số nhà kinh tế, đã bày tỏ lo ngại rằng chi phí chi trả lãi Liên bang có thể tăng mạnh khi kinh tế phục hồi và điều này sẽ đem lại gánh nặng cho ngân sách. Chi phí lãi ròng Liên bang dự kiến sẽ tăng nhanh chóng khi hoạt động kinh doanh trở lại mức bình thường: nhu cầu vay vốn tăng, đẩy lãi suất tăng lên chính là một hậu quả điển hình của việc phục hồi kinh tế. Vì lý do này, hầu hết các dự báo kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trong vài năm tới. Mức nợ Liên bang, sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Chi phí lãi ròng tăng từ 213 tỷ trong năm 2011 lên 534 tỷ trong năm 2016, và theo đà tăng trưởng này, đến năm 2018, nếu GDP ở vào khoảng 221 nghìn tỷ, và tích lũy nợ đã tăng lên đến 241 nghìn tỷ, Mỹ sẽ có một tỷ lệ nợ/ GDP là 109%. Chi phí lãi suất bình thường trên nợ Liên bang của Mỹ sẽ tăng 80% lên 741,2 tỷ, chiếm 15,8% ngân sách hàng năm.

51

Bên cạnh đó, Mỹ luôn duy trì một môi trường kinh doanh tự do và hạn chế các can thiệp của Chính phủ bằng cách không thực hiện việc đánh thuế cao và vì vậy khoản thu ngân sách của Mỹ từ thuế là thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác. Quan điểm của các nhà lãnh đạo nước Mỹ qua rất nhiều đời tổng thống là duy trì một mức thuế thấp qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và từ đó tăng thu ngân sách chứ không theo đuổi chính sách đánh thuế cao để tăng thu ngân sách.

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 56)