Tiêu chí để đánh giá mức an toàn của nợ công:

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Tiêu chí để đánh giá mức an toàn của nợ công:

Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỉ lệ nợ công/GDP được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cách nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia, mặc dù, khi xét đến nợ công, chúng ta không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm nhiều tới rủi ro và cơ cấu nợ. Vấn đề quan trọng phải tính là khả năng trả nợ và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ trên GDP.

Mức an toàn của nợ công được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó không, cụ thể: Giới hạn nợ công không vượt quá 50% – 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu.

Ngân hàng Thế giới đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công chung là 50% GDP. Các tổ chức quốc tế cho rằng, tỷ lệ nợ hợp lý đối với các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP, trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và trả nợ của Chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách.

Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế. Không phải tỷ lệ nợ công/GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Khi Mỹ có tỷ lệ nợ công trên 100% GDP vẫn được xem là ở ngưỡng an toàn bởi năng suất lao động của Mỹ cao nhất thế giới là cơ sở bảo đảm bền vững cho việc trả nợ. Nhật Bản có số nợ lên tới hơn 230% GDP vẫn được coi là ngưỡng an toàn. Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợ/GDP thấp hơn rất nhiều nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như: Venezuela năm 1981 với tỷ lệ nợ công chỉ là 15% GDP; Thái Lan

21

năm 1996 với tỷ lệ nợ công là 40% GDP; Argentina năm 2001 với tỷ lệ nợ công là 45% GDP; Ucraina năm 2007 với tỷ lệ nợ công là 13% GDP.

Đánh giá nợ công trong mối liên hệ với các tiêu chí kinh tế vĩ mô: Để đánh giá đúng mức độ an toàn của nợ công không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ/GDP, mà cần phải xem xét nợ một cách toàn diện trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư xã hội… Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được xem xét khi đánh giá bản chất nợ công, tính bền vững của nợ công. Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài.

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 27)