7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Tác động lên tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo các nhà kinh tế Kenneth Rogoff và Carmen Reinhart, trong năm 2012 trong số 20 nước phát triển được khảo sát có tốc độ tăng GDP hàng năm trung bình 3-4%, nếu tỉ lệ nợ ở mức tương đối hoặc thấp (tức là dưới 60% GDP) nhưng con số tăng trưởng sẽ chỉ còn 1,6% nếu tỷ lệ nợ ở mức cao (tức là trên 90% GDP). Trên thực tế, tỷ lệ nợ công/ GDP của Mỹ vượt 60% kể từ năm 2004.
8Chi tiêu nhạy cảm theo lãi suất bao gồm đầu tư vốn (các nhà máy sản xuất và thiết bị), đầu tư dân cư (nhà mới), và hàng tiêu dùng lâu bền (xe ô tô và các thiết bị).
54
Đơn vị: % GDP
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ công/GDP và tăng trƣởng kinh tế Mỹ từ 2000 - 2013
Nguồn: Tổng hợp từ BEA và St. Louis Federal Reserve.
Để vực dậy nền kinh tế, chính phủ Mỹ đã sử dụng ngân sách liên tục tung ra các gói cứu trợ kinh tế - từ QE1 đến QE3 với hi vọng sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể, QE được thực hiện khi: Ngân hàng Trung ương có xu hướng giảm lãi suất thấp để khuyến khích khách hàng vay tiền và kích thích chi tiêu, tuy nhiên, khi lãi suất về đến giới hạn 0% thì không thể giảm thêm được nữa, vì vậy Ngân hàng Trung ương cần tung ra gói nới lỏng định lượng QE, góp phần bơm tiền cho nền kinh tế. Mà vấn đề của kinh tế Mỹ hiện nay không phải là thiếu thanh khoản, mà là kênh tín
-4.00% -3.00% -2.00% -1.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 % p h át tr iể n c ủ a G D P Tỷ t rọ n g % n ợ c ô n g/ GDP % phát triển GDP % Nợ/ GDP
55
dụng bị tắc nghẽn do nhu cầu vay vốn quá thấp, dẫn đến hoạt động đầu tư kém sôi động, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ tiêu dùng thấp. 9
Các gói QE ngoài việc tạo ra bội chi ngân sách, đẩy mức trần nợ công tăng cao, nhưng mặt khác đã thể hiện những vai trò kinh tế nhất định như sau:
QE1 có giá trị 1.700 tỷ USD (tháng 12/2008) được thực hiện cuối năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. FED đã hạ lãi suất đồng USD về 0 - 0,25% đồng thời chi khoảng 1.700 tỷ USD để mua Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu nợ địa ốc.
QE2 (tháng 11/2010) trị giá 600 tỷ USD, theo đó FED tiến hành mua các trái phiếu kho bạc dài hạn của Mỹ trong thời hạn tám tháng, chia đều cho từng tháng. Bơm thêm tiền vào nền kinh tế, đẩy lãi suất cơ bản vốn đã thấp (0 - 0,25%) lại xuống thấp hơn, tạo cơ hội kích cầu. Bằng hình thức này, chính phủ hy vọng khi một lượng tiền nhiều hơn được lưu thông trong nền kinh tế, người dân sẽ mạnh tay hơn trong việc chi tiêu, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hoá và giúp cho nền kinh tế từng bước phục hồi… trên thực tế QE2 đã không đem lại các tác động được như kỳ vọng (dẫn đến việc chính phủ phải tiếp tục phát hành QE3).
QE3 (tháng 9/2012) là gói kích thích kinh tế và tăng việc làm được phân bổ cụ thể và trực tiếp, bơm dần tiền vào thị trường theo tháng, với định lượng 85 tỷ USD/ tháng – và mới giảm xuống 75 tỷ/ tháng từ tháng 12/2013, đã đẩy lạm
9 Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing = QE) là tiến hành in thêm tiền nhằm mua trái phiếu Chính phủ hoặc chứng khoán, góp phần bơm thêm tiền cho nền kinh tế với mục đích: • tăng lượng lưu thông tiền tệ (tăng thanh khoản)
• kích thích đầu tư & chi tiêu, đối phó với khủng hoảng
• cân đối ngân sách
56
phát của nền kinh tế đầu tàu thế giới tiếp tục dâng cao, giá trị của đồng USD tiếp tục suy giảm.
QE3 đi liền với chủ trương giảm thuế cho các công ty thuê mới nhân công và giảm 50% thuế tính theo bảng lương cho công nhân, người lao động và các doanh nghiệp nhỏ, giúp tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ngành xây dựng, giáo viên, cựu chiến binh và những người thất nghiệp dài hạn. Theo đó, mỗi một gia đình công nhân viên chức sẽ được giảm 1.500 USD tiền thuế trong năm 2012; ngân sách dành 65 tỷ USD chi khuyến khích các công ty nhỏ thuê thêm người lao động; 30 tỷ USD chi cho ngành giáo dục, nhằm cải thiện đời sống của giáo viên; năm tỷ USD chi cho việc hỗ trợ hoạt động của cảnh sát và lực lượng cứu hỏa; 50 tỷ USD chi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng; 49 tỷ USD chi cho bảo hiểm thất nghiệp...
Các gói kích cầu này đã đem lại sự chuyển dịch trong cơ cấu nợ công của Mỹ, tuy góp phần tạo ra sự chênh lệch lớn hơn nữa về thu và chi ngân sách của liên bang, nhưng, đã thể hiện được vai trò của mình bằng những tác động đem lại những chuyển biến trong nền kinh tế: GDP thực của Mỹ quý 4 năm 2012 là 0,4% thì quý 1 năm 2013 đã là 2,5% - trung bình năm 2013 là 1,9%.