Bài học từ biện pháp nâng trần nợ

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Bài học từ biện pháp nâng trần nợ

Như đã trình bầy ở Chương 1, có sự khác biệt trong việc thống kê và định nghĩa nợ công giữa chính phủ Việt Nam với các định nghĩa, cách thống kê của Mỹ, một số quốc gia, các tổ chức tài chính khác. Sự khác biệt này dẫn đến Việt Nam cũng phải xây dựng những căn cứ khác để đưa ra mức trần và giới hạn cho việc vay nợ của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp công do Chính phủ bảo lãnh.

Tổng nợ công của Việt Nam được định nghĩa là nợ trong nước và nước ngoài của khu vực công, bao gồm nợ của Chính quyền Trung ương, nợ của Chính quyền Địa phương, nhưng không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước, kể cả những doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn. Chỉ có nợ của các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh mới được tính vào tổng nợ công – chính vì thế con số nợ được Chính phủ công bố và dựa vào đó để đưa ra các quyết sách hiện đang có sự chênh lệch lớn.

Khác với Mỹ, trần nợ của Việt Nam không được quy định bằng một con số cụ thể mà được xác định bằng tỷ lệ % nợ/ GDP. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá quy mô của nợ nói chung, tuy nhiên, khi đưa ra căn cứ theo một chỉ số khác (thay vì trần nợ cố định như Mỹ) khiến cho việc đưa ra chính sách bị phụ thuộc nhiều hơn vào sai số của các thống kê, cũng như có độ trễ cao hơn vì phụ thuộc chặt vào số liệu để đánh giá. Con số tổng nợ công được thông báo đã tăng

70

rất nhanh lên từ mức 44,6% GDP năm 2010 – đến thời điểm 31/12/2011, số dư nợ công bằng 54,9% GDP; dư nợ Chính phủ bằng 43,2% GDP. Năm 2012, dư nợ chiếm 54,9% GDP.Trước đây, mức trần được quy định là an toàn là 50% GDP, nhưng hiện tại Quốc hội đã quyết định nâng trần nợ công của Việt Nam lên không quá 65% GDP đến năm 2015.16

Đối với vấn đề ngân sách: thâm hụt ngân sách hàng năm của Việt Nam được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi ngân sách trung ương và địa phương trong năm đó của Chính phủ, tỷ lệ thâm hụt này đang tăng nhanh. Một trong những nguyên nhân là thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. 17

Đơn vị: % GDP

Biểu đồ 3.3 Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam từ 2000-2011

Nguồn: Tổng hợp từ IMF (2003, 2006, 2011)

16 Đã được phê duyệt tại Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ tại “Chiến lược nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” như sau: trần khống chế trong giai đoạn 2011-2020: dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP.

17 Theo Tổng cục thống kê, năm 2007 cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt là 14,2 tỷ USD; năm 2008 thâm hụt thương mại là 18 tỷ USD; năm 2009 cán cân thâm hụt là 12,2 tỷ; và năm 2010 cán cân thương mại thâm hụt là 12,4 tỷ USD.

-16% -14% -12% -10% -8% -6% -4% -2% 0% 2% 4% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

71

Thâm hụt thương mại nghiêm trọng trong tài khoản vãng lai ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá – đặc biệt trong tình huống đồng nội tệ yếu như đồng Việt Nam. Để tài trợ cho thâm hụt này là một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế ngày càng lớn – nợ nước ngoài gia tăng từ đó đe dọa sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Chính phủ cũng đang dự kiến sẽ trình Quốc hội nâng giới hạn tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước từ mức 4,8% GDP như hiện nay lên 5,3% GDP vào năm 2015.

Gánh nặng về nợ công của Việt Nam chưa bị các tổ chức tài chính, tính dụng quốc tế đưa vào nhóm cảnh báo nguy hiểm, nhưng xu hướng gia tăng của nó trong thời gian qua, cả về quy mô, tỷ trọng cũng như cơ cấu cần đặc biệt lưu ý. Hiện nay, chính phủ đang có các động thái để tăng mức trần nợ công, cũng như nới lỏng các quy định về mức thâm hụt, tiếp tục thể hiện quan điểm phát triển dựa vào những chính sách có định hướng thâm hụt để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 76)