Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận tại công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 97)

Từ kết quả phân tích, đánh giá tình hình lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận tại công ty TNHH Một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, thấy được trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đánh giá được chất lượng của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Và ta cũng đã phát hiện ra những ưu điểm cần phát huy những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Với mục đích góp phần gia tăng lợi nhuận của công ty trong thời gian sắp tới, em xin được đề ra một số biện pháp chủ yếu như sau:

Biện pháp 1: Phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh Bảng 3.1: Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2009-2010-2011

ĐVT: Đồng 2009 2010 2011 Stt Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) 1 Giá vốn hàng bán 136.178.423.083 92,70 157.838.363.022 93,19183.010.934.290 93,08 2 Chi phí bán hàng 6.531.008.483 4,45 6.763.848.810 3,99 8.433.689.132 4,29 3 Chi phí QLDN 4.196.208.289 2,86 4.773.671.134 2,82 5.172.838.416 2,63 4 Tổng 146.905.639.855 100 169.375.882.966 100196.617.461.838 100

Trong giai đoạn 2009-2011 doanh thu ngày càng tăng kéo theo các khoản chi phí cũng tăng theo là điều tất yếu. Nhưng một ban quan lý được xem là có trình độ có năng lực thì sẽ có những phương án kinh doanh đem lại lợi nhuận cao bằng cách tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao trong sản xuất kinh doanh.

Có thể nói rằng tiết kiệm chi phí là tạo điều kiện để tái sản xuất, là cho thấy việc sử dụng máy móc thiết bị đúng đắn tiết kiệm được hao phí lao động, góp phần nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Từ bảng 3.1 ta thấy trong tổng chi phí của công ty thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng cao nhất (trên 92% tổng chi phí). Doanh nghiệp cũng không thể tăng giá bán quá nhiều vì trên thực tế việc tăng giá bán phụ thuộc vào các điều kiện khách quan trên thị trường. Và nếu giá bán sản phẩm của công ty cao hơn so với đối thủ khi chất lượng tương đương thì như vậy công ty sẽ mất khả năng cạnh tranh, mất thị phần dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận của công ty. Do đó, để tăng lợi nhuận giải pháp đầu tiên đưa ra đó là biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây là một vấn đề quan trọng hàng đầu, buộc mọi doanh nghiệp, mọi bộ phận trong doanh nghiệp phải quan tâm. Vậy để hạ thấp giá thành sản phẩm ta có thể cải tiến công tác tổ chức sản suất kinh doanh như:

Đối với cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm hiện nay đang chiếm đa số trong công ty với tay nghề còn thấp thì công ty tiếp tục đào tạo và hướng dẫn mỗi cá nhân nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề. Cũng cố nhận thức cho nhân viên về việc nâng cao năng lực cá nhân chính là góp phần để nâng cao năng suất lao động tăng lợi nhuận cho công ty qua đó nhân viên sẽ được hưởng nhiều lợi ích.

Nên tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, luôn chấp hành đúng định mức sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra sữa

chữa thường xuyên, máy móc thiết bị, tìm cách làm giảm tỷ lệ phế phẩm góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

Nếu một số loại máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp, định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu lớn và tiêu hao nhiều năng lượng thì ta đẩy mạnh thay thế và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay công ty còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị thì công ty nên chủ động liên kết và hợp tác kinh doanh với những doanh nghiệp thuộc ngành khác. Sự hợp tác này giúp công ty giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường.... và đẩy mạnh phát triển nội lực cho công ty.

Tăng cường công tác quản lý giá thành: lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp cho từng đối tượng, xây dựng quy tắc tính phù hợp với phương pháp kế toán và các chế độ hiện hành. Căn cứ vào quy tắc tính giá thành đã xây dựng để tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị sản phẩm theo khoản mục giá thành quy định đúng kỳ hạn, đúng phương pháp, chế độ và bảo đảm chính xác. Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành, vạch ra nguyên nhân hoàn thành, chưa hoàn thành để có thể xử lý kịp thời.

Ngoài ra, Công ty cũng nên có những biện pháp quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để có thể hạ thấp tổng mức chi phí. Qua bảng 3.1 chi phí bán hàng năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 và sang năm 2011 lại tiếp tục tăng cả chi phí bán hàng lẫn chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy để có thể giảm bớt chi phí phát sinh trong doanh nghiệp ta có thể thực hiện quản lý như: Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẽ và cụ thể hơn, từ chối các dịch vụ không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Đối với chi phí văn phòng phẩm nên lập kế hoạch và dự trù văn phòng phẩm hàng tháng khoán cho các phòng. Hạn chế các phòng sử dụng điện thoại việc riêng của bản thân ra bên ngoài bằng cách đặt tổng đài máy chủ phân cho phòng hành chính tổng hợp quản lý các cuộc gọi.

+ Định mức tiền xăng công tác phí theo km tuyến đường, các khoản chi phí khác phải có hóa đơn thanh toán cụ thể rõ ràng, hợp lý hợp lệ và phục vụ đúng mục đích. Nếu thấy những khoản chi này không hợp lý, cần triệt để cắt giảm hoặc hạn chế sử dụng.

+ Và quan trọng hơn hết là nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.

Như vậy nếu cũng cố công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất trong công ty như trên sẽ đem lại không ít lợi ích như: hạ thấp được giá thành sản phẩm từ đó tạo điều kiện hạ thấp giá bán để tăng sức mạnh cạnh tranh, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm tăng lợi nhuận, ngoài ra có thể giúp công ty giảm bớt được vốn lưu động sử dụng vào sản phẩm và tiết kiệm vốn cố định để tạo điều kiện cho công ty mở rộng quy mô sản xuất.

Biện pháp 2: Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và lâu dài phục vụ sản xuất

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào có tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Nếu thiếu nguyên liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, từ đó không đáp ứng tiến độ giao hàng theo hợp đồng. Nếu nguồn nguyên liệu không đảm bảo thì sẽ khiến cả tiến trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm không tốt điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Về phía Công ty là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về mặt

hàng thủy sản cho nên yếu tố nguồn nguyên liệu không phải khi nào cũng có sẵn mà nó biến động theo mùa vụ. Mặc khác, tình hình tranh mua nguyên liệu rất lớn từ phía các doanh nghiệp Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao cho ngư dân khi tàu vừa cập bến, vơ vét sạch bất kể chất lượng, kích cỡ. Vì thế thiếu nguyên liệu chế biến là một trong những bài toán nan giải của công ty nói riêng và các công ty cùng ngành nói chung.

Qua phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Do nguồn nguyên liệu khan hiếm nên giá nguyên vật liệu và chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cao dẫn đến giá thành đơn vị tăng, giá vốn tăng kéo theo lợi nhuận của công ty giảm rất đáng kể. Trước thực trạng như vậy, công ty cần có biện pháp thiết thực để đảm bảo sự ổn định và lâu dài về nguồn nguyên liệu nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Sau đây là một số giải pháp góp phần tăng cung nguyên liệu cho công ty TNHH Một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất, cần tăng cường xây dựng mối quan hệ với ngư dân để tạo mối ruột. Chủ động thu mua nguyên liệu như: “bắt tay” với các nhà cung cấp nguyên liệu thủy sản cả nước từ miền Trung, miền Tây và tại địa phương. Thực hiện các biện pháp như bảo đảm thu mua hết sản lượng đánh bắt của một số tàu cá của ngư dân trước khi họ ra khơi, thành lập ở mỗi vùng nguyên liệu những nhà cung cấp bền vững làm mối ruột của công ty. Đồng thời, công ty phải chủ động cam kết uy tín bao tiêu, hỗ trợ giá thì người dân mới hết lòng với mình.

Về chiến lược lâu dài, công ty có thể kiến nghị cùng với ngành thủy sản tổ chức những đội tàu làm dịch vụ hậu cần nghề biển, ra khơi lấy dầu đổi cá nhằm giúp ngư dân giảm bớt chi phí vào đất liền thường xuyên, tiếp tục bám biển. Có như vậy, mới hạn chế được tình trạng thiếu nguyên liệu như trong thời gian qua.

Trong khả năng cho phép công ty có thể cùng thỏa thuận với các công ty trong ngành và thực hiện đúng quy định của nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, để có được sự hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật sinh sản nhân tạo, chọn giống cá nước ngọt, giống tôm he, tôm càng xanh, cá rô phi, cua xanh… nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng thì từ đó mới tạo ra sản phẩm có chất lượng cao thu hút được khách hàng và gia tăng được doanh thu của công ty.

Chỉ khi nào trong nước không có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất thì giải pháp cuối cùng công ty mới thực hiện là nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để đáp ứng hợp đồng với bạn hàng và ổn định sản xuất. Vì chí phí nhập khẩu nguyên liệu chế biến lớn hơn chi phí thu mua nguyên liệu trong nước và đôi khi việc nhập khẩu cũng không dễ dàng vì thủ tục rất phức tạp, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao…

Để làm được điều trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ ở bộ phận thu mua nguyên liệu của công ty phải có kiến thức về thị trường, am hiểu về địa bàn thu mua cũng như có kinh nghiệm trong việc tạo mối mối liên kết với ngư dân nuôi trồng thủy sản trên địa bản tỉnh và các khu vực lân cận được chặt chẽ, thì sẽ khai thác được tối đa nguồn nguyên liệu trong nước góp phần rất lớn trong việc duy trì hoạt động sản xuất của công ty qua đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty rất nhiều.

Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Từ kết quả phân tích ở chương 2 cả hai tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu không cao. Mặc khác, Công ty hoạt động chủ yếu là vốn vay do đó nếu vốn vay sử dụng không hiệu quả dẫn đến công ty không trả lãi trả gốc đúng thời hạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và trầm trọng hơn nếu không trả nợ đúng hạn có thể bị chủ nợ buộc phá sản. Vì vậy, việc sử dụng vốn có hiệu quả

là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh, là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng lợi nhuận công ty cần:

→ Lập kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

→ Xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Khi huy động vốn từ ngân hàng thì công ty cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn lúc đó mới xây dựng được lòng tin ở các ngân hàng.

Ngoài ra, công ty có thể tăng chiếm dụng vốn thông qua tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng bằng cách:

→ Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

→ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

→ Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có

và chỉ nhờ có cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.

Thực chất việc chiếm dụng vốn là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

→ Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Tăng cường quan hệ hợp tác, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty.

→ Công ty nên tổ chức hẳn một phòng marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Đây là nhu cầu cấp bách của công ty để xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cơ sở cho

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận tại công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)