Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận tại công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 43)

2.1.7.1. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức

a. Thuận lợi:

-Là một doanh nghiệp có truyền thống vượt khó vươn lên; có một tập thể Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền; có sự đoàn kết thống nhất của tập thể cán bộ, công nhân – lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự điều hành năng động của ban giám đốc và dội ngũ cán bộ chủ chốt.

-Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty luôn được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ban ngành; sự chỉ đạo sát sao của Sở Thủy Sản (nay là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa) và sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp.

b. Khó khăn, thách thức:

-Do thường xuyên bị dòng thánh Giuse kích động trong việc giải quyết tranh chấp nhà, đất tại công ty nên gây phức tạp về an ninh trật tự. Việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng và thiết bị tiên tiến vào doanh nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng tới công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm.

-Nguồn nguyên liệu cho chế biến có nhiều biến động do khí hậu và thời tiết thất thường cộng với sự cạnh tranh gay gắt, tranh mua, tranh bán của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung đã đẩy giá thành lên cao và làm giảm chất lượng sản phẩm.

-Trình độ học vấn của công nhân - lao động trong công ty nói chung là thấp chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua trường lớp đào tạo, do vậy đã ảnh hưởng đến năng suất lao động và làm tăng chi phí sản xuất.

-Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), các sản phẩm xuất khẩu

của doanh nghiệp cũng bị kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một khó khăn, thách thức lớn khi công nghệ, thiết bị của công ty còn ở trình độ trung bình.

2.1.7.2. Phương hướng phát triển của Công ty

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010- 2015 nêu rõ: Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phấn đấu xây dựng Khánh Hòa thành trung tâm kinh tế – văn hóa – du lịch của cả nước, toàn tỉnh cơ bản đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung đạt được một số mục tiêu chủ yếu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 12-13%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD vào năm 2015 (tăng 2 lần so với năm 2010); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – du lịch; công nghiệp – xây dựng; nông, lâm, thủy sản. Tỷ trọng nông lâm thủy sản chiếm 9% GDP. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng trên 4%. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt trên 1.250 triệu USD, xuất khẩu địa phương tăng bình quân trên 15%/năm.

Đại hội Đảng bộ công ty lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010- 2015 đã khẳng định: Mục tiêu của Đảng bộ là phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch nhà nước giao; tiếp tục phát triển mạnh về sản xuất chế biến xuất khẩu thủy sản; mở rộng hình thức dịch vụ; tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và hòa nhập quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; không ngừng cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống cho người lao động; xây dựng Đảng bộ Công ty mạnh về chính trị, vững về kinh tế, tạo đà đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của Công ty là:

-Tiếp tục nâng cao năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu; mở rộng chế biến các sản phẩm. mặt hàng thủy sản đáp ứng thị trường trong nước; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, HACCP; đổi mới công nghệ chế biến, sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường, nhất

là các thị trường cao cấp nên chế biến thủy sản thực sự là ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất trong doanh nghiệp.

-Khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở chế biến mới với công nghệ tiên tiến theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại khu công nghiệp Bắn Hòn Ông theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ.

-Đào tạo và sắp xếp lại lao động theo hướng tinh gọn, thực hiện quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000-2001; hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng tăng cường cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập hiện nay.

-Về thị trường, duy trì và giữ vững thị trường truyền thống như thị trường Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Autralia, Canada, Hongkong…. Đồng thời mở rộng một số thị trường thuộc EU và Mỹ. Ngoài ra, công ty cũng cần quan tâm đến một số thị trường khác như Lào, Campuchia và đặc biệt là thị trường nội địa.

-Về sản phẩm, ngoài các sản phẩm truyền thống như: cá filet các loại, cá đông lạnh các loại, cá cơm khô, cá ngừ xông khói, mực filet các loại, mực nguyên con, tôm nguyên con, tôm vặt đầu, tôm thịt. Công ty phải mở rộng sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng với chất lượng cao; đồng thời, cần nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước, tổ chức sản xuất các mặt hàng thủy sản đông lạnh hoặc thủy sản khô, tạo mạng lưới tiêu thụ rộng lớn ra các tỉnh, nhất là các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền núi. Đây là cơ sở để trong thời gian tới, công ty tiếp tục thực hiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp.

2.2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHH Một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa qua 3 năm 2009 – 2010 – 2011nnnnnnnnnn, , xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa qua 3 năm 2009 – 2010 – 2011nnnnnnnnnn, ,

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh (Năm 2009-2010-2011)

ĐVT: Đồng

Mức biến động

Số tuyệt đối (+/-) Số tương đối(%) Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010-2009 2011-2010 2010-2009 2011-2010

1 Tổng doanh thu 152.636.532.551 174.456.515.250 204.968.629.714 21.819.982.699 30.512.114.464 14,30 17,49 2 Giá trị hàng trả lại 1.742.659.200 775.790.750 -1.742.659.200 775.790.750 -100 3 Giá vốn hàng bán 136.178.423.083 157.838.363.022 183.010.934.290 21.659.939.939 25.172.571.268 15,91 15,95 4 Chi phí bán hàng 6.531.008.483 6.763.848.810 8.433.689.132 232.840.327 1.669.840.322 3,57 24,69

5

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 4.196.208.289 4.773.671.134 5.172.838.416 577.462.845 399.167.282 13,76 8,36

6

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(6=1-2-3-4-5) 3.988.233.496 5.080.632.284 7.575.377.126 1.092.398.788 2.494.744.842 27,39 49,10

7

Lợi nhuận hoạt động tài

chính -1.614.526.638 -1.981.190.656 -5.195.685.923 -366.664.018 -3.214.495.267 22,71 162,25 8 Lợi nhuận khác 696.540.105 -544.097.449 238.469.167 -1.240.637.554 782.566.616 -178,11 -143,83 9 Thuế thu nhập DN 543.440.965 639.038.845 459.476.312 95.597.880 -179.562.533 17,59 -28,10

10

Tổng lợi nhuận sau thuế

Nhận xét: Từ kết quả tính toán trên cho thấy tổng lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm biến động không ngừng, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 610.500.664 đồng tương đương giảm 24,16%. Sang năm 2011 tăng so với năm 2010 là 242.378.724 đồng tương đương tăng 12,65%.

Trong cơ cấu các bộ phận lợi nhuận thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận quan trọng nhất và thường chiếm tỷ trọng lớn vì đây là nguồn thu chủ yếu của công ty. Nguồn lợi nhuận này ngày càng tăng công ty càng có thêm nguồn lợi để phát triển công ty. Qua 3 năm lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong tổng lợi nhuận tăng lên là điều khá tốt đối với công ty. Và sự biến động không ổn định của tổng lợi nhuận như trên do một số nhân tố tác động như:

+ Tổng doanh thu nhân tố quan hệ thuận chiều với tổng mức lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng lên thì tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách tương ứng, năm 2010 tổng doanh thu tăng so với năm 2009 là 21.819.982.699 đồng tương đương tăng 14,3%, sang năm 2011 tổng doanh thu tiếp tục tăng 30.512.114.464 đồng tương đương tăng 17,49% so với năm 2010 điều này đã làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty năm 2011 tăng lên tương ứng 30.512.114.464 đồng.

+ Giá trị hàng bị trả lại càng lớn, làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty càng giảm. Do công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty chưa được tốt, không đảm bảo đúng quy cách chủng loại, mẫu mã theo hợp đồng đã ký nên trong năm 2009 và 2011 công ty có một lượng hàng bị trả lại có làm giảm tổng lợi nhuận chung đáng kể.

+ Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến tổng mức lợi nhuận của công ty. Bởi vậy, doanh nghiệp càng tiết kiệm, giảm được giá vốn đơn vị sản phẩm hàng hóa bao nhiêu, thì càng tiết kiệm được chi phí bấy nhiêu và do đó tổng mức lợi nhuận của công ty càng tăng lên bấy nhiêu. Năm 2011 GVHB của công ty tăng 25.172.571.268 đồng tương đương tăng

15,95% so với năm 2010 đã làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty năm 2011 giảm đi tương ứng 25.172.571.268 đồng.

+ Chi phí bán hàng: Đây là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, như chi phí vận chuyển, bốc xếp, bao bì, đóng gói, bảo quản, tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khác… chi phí này càng tiết kiệm bao nhiêu, thì lợi nhuận của công ty càng tăng lên bấy nhiêu. Năm 2011 chi phí bán hàng tăng lên 1.669.840.322 đồng tương đương tăng 24,69% so với năm 2010 làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty năm 2011 giảm tương ứng 1.669.840.322 đồng.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là loại chi phí cố định ít biến động theo quy mô sản xuất kinh doanh. Song nếu chi phí này càng cao làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty càng giảm. Từ bảng 2.2 ta thấy năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp so với năm 2009 tăng 577.462.845 đồng tương đương tăng 13,76% đã làm cho lợi nhuận 2010 của công ty giảm tương ứng là 577.462.845 đồng.

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu này càng tăng lên sẽ làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty càng cao và ngược lại. Qua 3 năm lợi nhuận hoạt động tài chính đều là con số âm, cho thấy hoạt động tài chính đều diễn ra không như mong muốn của công ty lợi nhuận càng ngày càng bị lỗ với giá trị lớn. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận hoạt động tài chính tăng lên âm 366.664.018 đồng tương đương tăng 22,71% so với năm 2009, năm 2011 chi phí tài chính vượt quá khoản thu từ hoạt động tài chính cũng làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính là con số âm rất lớn và tăng khoản lỗ so với năm 2010 lên tới âm 3.214.495.267 đồng tương đương tăng 162,25%.

+ Lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng nếu lợi nhuận thu được từ hoạt động khác càng tăng cũng làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty càng lớn, tuy nhiên cần xem xét chi tiết mới có kết quả chính xác vì tỷ trọng lợi nhuận khác tăng chưa chắc là tốt. Từ bảng 2.2 cho thấy năm 2010 lợi nhuận khác giảm 1.240.637.554 đồng so với năm 2009 tương đương

giảm đến 178,11%, qua đó cho thấy chi phí khác công ty phải chi ra tương đối lớn. Sang năm 2011 lợi nhuận khác tăng 782.566.616 đồng tương đương tăng 143,83% so với 2010.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp đây là phần lợi nhuận mà công ty nộp ngân sách nhà nước và cấp trên theo tỷ lệ % mà nhà nước quy định. Bởi vậy, tỷ lệ này càng cao thì thuế thu nhập doanh nghiệp nộp càng lớn và lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm. Qua bảng 2.2 ta thấy thuế thu nhâp doanh nghiệp năm 2010 tăng lên khá nhiều 95.597.880 đồng tương đương tăng 17,59% so với năm 2009 đã làm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2010 giảm tương ứng là 95.597.880 đồng. Nhưng sang năm 2011 thuế thu nhập giảm khá nhiều so với năm 2010 là 179.562.533 đồng tương đương giảm đến 28,1% đã làm lợi nhuận năm 2011 tăng lên tương ứng 179.562.533 đồng.

Tóm lại, lợi nhuận công ty luôn luôn dương là kết quả của việc sử dụng tất cả các yếu tố cho mọi hoạt động của công ty có hiệu quả mặc dù lợi nhuận giảm trong năm 2010 nhưng sang năm tiếp theo 2011 công ty đã có cố gắng và được sự giúp đỡ của nhà nước thông qua giảm thuế nên công ty thu được một mức lợi nhuận tương đối cao.

2.3. Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh

ĐVT: Đồng

2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10

Stt Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ

1 Doanh thu thuần 150.893.873.351 100% 174.456.515.250 100% 204.192.838.964 100%23.562.641.899 15,62% 29.736.323.714 17,05% 2 Giá vốn hàng bán 136.178.423.083 90,25% 157.838.363.022 90,47% 183.010.934.290 89,63%21.659.939.939 15,91% 25.172.571.268 15,95% 3 Lãi gộp (3=1-2) 14.715.450.268 9,75% 16.618.152.228 9,53% 21.181.904.674 10,37% 1.902.701.960 12,93% 4.563.752.446 27,46% 4 Chi phí BH và CP QLDN 10.727.216.772 7,11% 11.537.519.944 6,61% 13.606.527.548 6,66% 810.303.172 7,55% 2.069.007.604 17,93% 5 Lợi nhuận HĐKD (5=3-4) 3.988.233.496 2,64% 5.080.632.284 2,91% 7.575.377.126 3,71% 1.092.398.788 27,39% 2.494.744.842 49,10%

3.988.233.496 5.080.632.284 7.575.377.126 0 1.000.000.000 2.000.000.000 3.000.000.000 4.000.000.000 5.000.000.000 6.000.000.000 7.000.000.000 8.000.000.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Đồ thị 2.1: Biểu diễn lợi nhuận hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011

Nhận xét: Qua bảng 2.3 trên ta thấy trong giai đoạn năm 2009 - 2011 tất cả các chỉ tiêu hình thành nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh gồm: Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều tăng lên so với năm trước đó. Trong đó, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tăng kéo theo lãi gộp tăng, mặc khác lãi gộp tăng với tốc độ lớn lơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí QLDN làm cho chênh lệch lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh giữa các năm đều là con số dương. Mà lợi nhuận hoạt động kinh doanh là một bộ phận lợi nhuận có vai trò quan trọng quyết định đến toàn bộ hoạt động cũng như sự tồn tại của công ty, sự tăng lên qua các năm là dấu hiệu tốt đối với công ty. Phản ánh một phần công ty đã thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình là gia tăng lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể năm 2010 so với năm 2009: doanh thu thuần tăng 23.562.641.899 đồng tỉ lệ tăng 15,62%, giá vốn hàng bán tăng 21.659.939.939 đồng tỉ lệ tăng 15,91%, doanh thu thuần tăng lớn hơn so với giá vốn hàng bán làm cho lãi gộp tăng 1.902.701.960 đồng tỉ lệ tăng 12,93%, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên 810.303.172 đồng tỉ lệ tăng 7,55% nhưng vì tốc độ tăng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của lãi gộp nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng hơn so với năm 2009.

Năm 2011 so với năm 2010 diễn biến tương tự doanh thu thuần, giá vốn hàng bán tăng trong đó doanh thu thuần tăng lớn hơn so với giá vốn hàng bán làm cho lãi gộp tăng. Và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên nhưng vì tốc độ tăng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của lãi gộp nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng hơn so với năm 2010.

Xét về mặt tỷ trọng các khoản mục trong tổng doanh thu thuần, ta thấy tỉ trọng của giá vốn hàng bán qua 3 năm đều chiếm một tỷ trọng khá lớn điều này không tốt lắm. Vì giá vốn lớn trong khi giá bán không tăng sẽ làm cho lợi nhuận thu được sẽ giảm. Cụ thể năm 2009 GVHB chiếm 90,25%, năm 2010 chiếm 90,47% sang năm 2011 tỷ trọng có giảm xuống còn 89,63% là điều đáng mừng. Cho thấy công ty đã có cố gắng giảm thiểu những chi phí liên quan đến sản xuất nên đã đem lại một

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận tại công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 43)