Từ kết quả đạt được bước đầu trong luận văn và từ thực tiễn dạy học hiện nay, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với GV bộ môn Lịch sử
Một là: Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường phổ
thông hiện nay chưa được quan tâm đúng mức bởi GV chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và ý nghĩa của nguồn tài liệu này. Do đó, chúng ta cần phải thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao phương pháp dạy học LS ở mỗi GV.
Hai là: Mỗi GV nên tập trung đầu tư nhiều hơn thời gian, công sức để
sưu tầm, lựa chọn, sắp xếp tài liệu theo hệ thống từng chương, bài và mỗi tiết học sao cho phù hợp với nội dung và kiến thức cơ bản trong SGK.
Ba là: GV nên đưa ra những yêu cầu cụ thể cho HS trong quá trình dạy
học của mình như sưu tầm tài liệu trước khi học bài mới.
2.2. Đối với HS
Một là: Ngoài những nội dung kiến thức SGK, HS cần sử dụng những
trích dẫn tài liệu văn học trong bài giảng, hoặc tìm hiểu, sưu tầm thêm những kiến thức của bộ môn ngữ văn để bổ sung khi làm bài kiểm tra và khắc sâu kiến thức trong các giờ học sử.
Hai là: Trong quá trình học tập, tích cực phối hợp thực hiện những yêu
cầu của GV bởi vì bất cứ phương pháp dạy học nào muốn đạt hiệu quả cũng đòi hỏi sự tương tác giữa GV và HS.
2.3. Đối với các cấp quản lý
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS có tác dụng lớn, nhưng hiện nay việc biên soạn SGK, tài liệu tham khảo chưa được chú ý. Việc đưa những trích dẫn tài liệu văn học còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do GV tự khai thác, sưu tầm theo ý kiến chủ quan của mình. Vì vậy, theo chúng tôi, SGK, SGV, tài liệu tham khảo nên bổ sung những trích dẫn tài liệu văn học và định hướng cách vận dụng vào từng bài cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương An (1983), Vè chống Pháp thất thủ Kinh đô, thất thủ Thuận An (1883 - 1885). Nxb Thuận Hóa, Huế.
2. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (1999), Văn 11, Phần Văn học Việt Nam. Nxb
Giáo dục.
3. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (2000), Văn học 11 (tập 1), Phần Văn học Việt
Nam. Nxb Giáo dục.
4. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (2005), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch Sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo Dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phát triển môn Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Phan Cành, Đào Đức Chương (1997), Thi ca Việt Nam thời Cần Vương 1885 - 1900. Nxb Văn học.
7. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8. A.G.Côvaliôp (1971), Tâm lí học cá nhân (tập 1). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Võ Phúc Châu (2010), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918). Nxb Thời đại.
10.Diễn ca của Thu Hà (1959), Khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Nxb Phổ
thông, Bộ văn hóa, Hà Nội.
11.N.G.Đairi (1973), Chuẩn bị bài học lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
12.M.A.Đanilốp, M.N.Xcatkin (1980), Lí luận dạy học của nhà trường phổ thông. Nxb Hà Nội.
13.Phạm Văn Đồng (1999), Vấn đề giáo dục – đào tạo. Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
15.Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16.Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858 - 1930), (1963). Nxb Văn hóa, Hà Nội. 17.I.A.Ilinna (1973), Giáo dục học (tập 2). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18.I.F.Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? (tập 2). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19.Nguyễn Văn Khoa (2001), Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực.
Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
20.Khoa học Lịch sử ĐHSP Hà Nội (1999), Một số vấn đề về lịch sử. Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21.I.Ia.Lecne (1986), Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử.
Bản dịch viết tay của thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
22.Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), Phương pháp luận sử học. Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
23.Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh
Tường (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
24.Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi
(2002), Phương pháp dạy học Lịch sử (tập 2). Nxb Đại học sư phạm, Hà
Nội.
25.Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb Giáo dục.
26.Phan Ngọc Liên (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Nxb ĐHSP Hà Nội.
27.Trần Ngọc Linh – Lương Văn Phú (2010), Kể chuyện Bác Hồ (tập 1).
Nxb Giáo dục Việt Nam.
28.A.A.Liublinxkaia, Tâm lí học trẻ em (tập 1). Sở Giáo dục Thành phố Hồ
29.C.Mác – Enghen (1962), Tuyển tập (tập 1). Nxb Sự thật, Hà Nội.
30.Robert J.Marano, Debra J.Pickering, Janne E.Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả. Nxb Giáo dục Việt Nam.
31.Đức Minh (1975), Một số vấn đề tâm lý học sư phạm và lứa tuổi học sinh Việt Nam. Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
32.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 1). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33.Huỳnh Minh (2001), Cuộc khởi nghĩa của Phan Liêm, Phan Tôn. Nxb
Thanh Niên, Hà Nội.
34. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (tập 1). Nxb Giáo dục.
35.Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh (1961), Sơ thảo các phương pháp dạy học lịch sử phổ thông cấp II, III. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36.Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2000), Văn học dân gian – Những tác phẩm chọn lọc. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37.Tôn Quang Phiệt (1984), Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám. Nxb Sở văn hóa
thông tin tỉnh Hà Bắc.
38.Phan Châu Trinh toàn tập (2005), (tập 1). Nxb Đà Nẵng.
39.Nguyễn Phan Quang (2001), Khởi nghĩa Trương Định. Nxb Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh.
40.G.I.Sukia (1973), Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục,
Tài liệu dịch của tổ tư liệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 41.N.V.Savin (1983), Giáo dục học (tập 1). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (1971). Nxb Văn học, Hà Nội.
43.Chương Thâu (biên soạn) (2001), Phan Bội Châu toàn tập (tập 1). Nxb Thuận Hóa.
44.Nam Xuân Thọ (1952), Phan Thanh Giản (1796 - 1867). Nxb Tân Việt.
45.Trịnh Đình Tùng (chủ biên) – Trần Viết Thụ - Đặng Văn Hồ - Trần
Văn Cường (2005), Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở các trường phổ thông cơ sở. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
46.A.A.Vaghin (1972), Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47.Viện ngôn ngữ (1996), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
48.L.X.Xlôvâytrich (1975), Từ hứng thú đến tài năng. Nxb Phụ Nữ.
49.Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng. Nxb
Giáo dục.
50.Đặng Thị Yên (2003), Gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh miền núi tỉnh Lai Châu qua dạy học khóa trình lịch sử lớp 6 THCS. Luận văn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu và trình bày được:
- Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây.
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ sau năm 1862 đến năm 1867.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ năm 1862 đến năm 1867.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào truyền thống chống xâm lược của cha ông.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử.
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì, Nam Kì.
- Tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1862 - 1867.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
Nhận xét tinh thần kháng chiến của nhân dân ta và thái độ của triều đình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến năm 1862?
Đáp án:
- Ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc.
- Ta làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Triều đình bạc nhược, run sợ, cắt đất cầu hòa bằng Hiệp ước 5/6/1862.
3. Giới thiệu bài mới
Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ở chiến trường Đà Nẵng, Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì. Nhân dân ta chiến đấu anh dũng, còn triều đình nhà Nguyễn run sợ, bạc nhược, cắt đất cầu hòa. Trước thái độ của triều Nguyễn, nhân dân ta tiếp tục chiến đấu ra sao, thực dân Pháp lợi dụng thái độ của triều đình đã mở rộng đánh chiếm Nam Kì như thế nào? Giờ học hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Cá nhân
- GV dẫn dắt: Hiệp ước năm 1862 triều Nguyễn kí với Pháp đã tỏ rõ thái độ run sợ, bạc nhược của triều đình. Sau Hiệp
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862
ước, trái lại với thái độ của triều Nguyễn, phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục dâng cao ở ba tỉnh miền Đông. Để tìm hiểu tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ra sao, lớp ta sẽ cùng thảo luận bằng hoạt động nhóm như sau.
- GV chia cả lớp thành 3 nhóm, các nhóm nhận nội dung câu hỏi của nhóm mình.
+ Nhóm 1: Nhận xét thái độ của triều đình sau Hiệp ước năm 1862?
+ Nhóm 2: Cuộc kháng chiến nhân dân ba tỉnh miền Đông diễn ra như thế nào?Kết quả? Nhận xét.
- GV chiếu mẫu bảng thống kê.
Địa bàn Thái độ triều đình Cuộc kháng chiến của nhân dân Kết quả Ba tỉnh miền Đông kháng chiến sau Hiệp ước 1862
tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi của nhóm mình để hoàn thiện nội dung theo mẫu bảng thống kê GV chiếu lên.
- Các nhóm khác nghe, bổ sung phần trả lời của nhóm bạn.
- GV nhận xét nội dung của các nhóm, bổ sung, chốt ý và trình chiếu nội dung theo
mẫu bảng thống kê:
Địa
bàn Thái độ của triều đình
Cuộc kháng chiến của
nhân dân Kết quả
Ba tỉnh miền Đông kháng chiến sau Hiệp ước 1862 - Triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. - Hạ lệnh Trương Định bãi binh, cử ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang.
- Phong trào chống Pháp vẫn tiếp diễn:
+ Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân chống phong kiến đầu hàng.
+ Phong trào “tị địa”. + Khởi nghĩa Trương Định giành thắng lợi. - Địch tổn thất. - Trương Định hi sinh khởi nghĩa thất bại. - GV đưa hình ảnh: Trương Định.
- GV cung cấp thêm về Trương Định (1820-1864), quê huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi.
+ Năm 1862 do việc nghị hòa, triều đình buộc ông giải binh, ông kháng lệnh và quyết tâm chống Pháp cùng với nhân dân với chức danh “Bình Tây Đại nguyên
soái” - (Vị nguyên soái đánh dẹp quân Pháp). Pháp 4 lần gửi thư dụ hàng nhưng đều bị ông từ chối.
- GV đưa hình ảnh: Trương Định nhận phong soái.
- GV miêu tả:
Trong buổi lễ, Trương Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín trao tặng và suy tôn ông làm “Bình Tây Đại Nguyên soái”
Bên phải bức tranh: Các nghĩa binh trong không khí phấn khởi, hào hùng, mang theo cờ, trướng, tham dự rất đông. Cạnh đó là nhân dân mặc áo dài, khăn xếp hay trang phục kiểu nhà võ lúc bấy giờ… cảnh tượng này đối lập với cảnh quan quân triều đình (bên trái bức tranh), viên quan ngơ ngác, ngựa quay đầu, chuẩn bị lên đường, quân lính nhớn nhác.
- GV chiếu đoạn trích phim tư liệu về Trương Định.
- GV nói về tấm gương hi sinh của Trương
Định: Sáng sớm ngày 20 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn cho quân đột nhập căn nhà. Quản Định và những người tâm phúc chống trả quyết liệt. Một số nghĩa quân liều chết ở lại chặn đường đối
phương, phần đông ào ra các nẻo, tìm lối thoát. Quản Định ở giữa đám đông này. Ông cầm gươm chém cái nón của một tên mã tà rồi thúc gươm ngược lại, làm rớt súng một tên khác. Ông chưa bị thương tích chi cả và sắp ra tới phía khu rừng. Đội Tấn có ý muốn bắt sống quản Định, nhưng thấy tình thế nguy cấp, mới hô cả bọn bắn tới tấp. Chính y cũng bắn mấy phát. Đạn trúng vào xương sườn của Quản Định, ông ngã xuống.
Đội Tấn khép chặt vòng vây và nói: - Bẩm quan lớn, tôi đem quan lớn về đầu Tây. Gió chiều nào, theo chiều ấy. Quan lớn đầu hoặc không đầu cũng bắt.
Trương Định trả lời. - Mày coi tao đầu nè Tấn! Và liền rút gươm tử tiết.
Thể hiện nỗi đau mất vị Lãnh binh chống
Pháp, GV đọc trích đoạn thơ Văn tế Trương Công Định:
Cuộc trung nghĩa hai năm làm đại tướng, nhọc nhằn vì nước nào hờn tiếng thị tiếng phi; cõi An, Hà một chức chịu lãnh binh, lây lất theo thời chưa chắc đâu thành, đâu bại.
Khóc là khóc nước nhà bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi
khúc nôi; than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ dại.
Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc thảy kiêng dè; tướng quân mất rồi mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái.
Nào đã đặng mấy hồi nơi thích lý, màn hùm che mặt rằng xuê; thà chẳng may một giấc chốn trường sa, da ngựa bọc thây mới phải.
Ôi trời Bến Nghé, mây mưa sụt sùi, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân; đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm phần tử hết lòng trung ái.
Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ bình tây; nay thác theo thần, xin dâng hộ một câu phúc thái.
- GV: Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?
- HS dựa vào những kiến thức vừa học để
trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
Sau khi triều đình kí Hiệp ước năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã độc lập với triều đình, vừa chống Pháp, vừa
chống phong kiến đầu hàng “Dập dìu trống đánh cờ siêu, phen này quyết đánh
cả triều lẫn Tây”.
- GV dẫn dắt, chuyển ý: Như vậy sau Hiệp ước năm 1862, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông diễn ra rất quyết liệt. Ngược lại với tinh thần chống Pháp của nhân dân, thì về phía triều đình ngày càng tỏ rõ thái độ run sợ, bạc nhược, cầu hòa. Nhân cơ hội đó, Pháp nhanh chóng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây như thế nào? Phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu sang mục 2 và mục 3.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm