2.2.2.1. Nỗi đau khi đất nước bị xâm lăng
+ Tác phẩm Chạy giặc
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng. Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
[16, tr.22]
+ Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh “Hỡi ôi! tủi phận biên manh; căm loài gian tặc.
Ngoài sáu tỉnh hãy ngợi câu án đổ, dân nhờ vua đặng lẽ sống vui; trong một phương sao mắc chữ lục trầm, người vì nước rủ nhau chết ngặt”
[42, tr.276].
+ Tác phẩm Khởi nghĩa Phan Đình Phùng “Triều đình bám gót giặc Tây Tăng cường vơ vét cho đầy túi tham
Thực dân mới, phong kiến tàn Kẻ thầy người tớ dã man vô cùng.
Ba kì môt dải non sông
Lê xiềng phong kiến, nghẹn tròng thực dân”.
[10, tr.3]
2.2.2.2. Lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc + Tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc
“Bữa thấy bòng bong tre trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ” [42, tr.31].
2.2.2.3. Thái độ phê phán, lên án sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn + Tác phẩm Khởi nghĩa Phan Đình Phùng
“Nước nhà từ Pháp xâm lăng Triều đình Huế đã can tâm đầu hàng
Uốn mình trước bọn sài lang Hòng duy trì chiếc ngai vàng đổ suy.
Đem dâng sáu tỉnh Nam kỳ Cho quân giặc để tính bề yên thân.
Giặc như dầu đổ loang dần Tấn công ra Bắc rồi lần vào Trung
Súng xâm lăng nổ đùng đùng Vua tôi Tự Đức hãi hùng bó tay.
Đã không lo kế đánh Tây Lại thêm áp bức đọa đày nhân dân Rồi vào giữa năm Giáp Thân (1884) Triều đình run sợ nhục nhằn chịu thua.
Ký hòa ước bán cơ đồ Đẩy ta vào kiếp vong nô tự rày”.
[10, tr.2-3]
2.2.2.4. Ngợi ca những tấm gương hi sinh vì nghĩa lớn như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân…
+ Tác phẩm Khởi nghĩa Trương Định
“Sáng sớm ngày 20 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn cho quân đột nhập căn nhà. Quản Định và những người tâm phúc chống trả quyết liệt. Một
số nghĩa quân liều chết ở lại chặn đường đối phương, phần đông ào ra các nẻo, tìm lối thoát. Quản Định ở giữa đám đông này. Ông cầm gươm chém cái nón của một tên mã tà rồi thúc gươm ngược lại, làm rớt súng một tên khác. Ông chưa bị thương tích chi cả và sắp ra tới phía khu rừng. Đội Tấn có ý muốn bắt sống quản Định, nhưng thấy tình thế nguy cấp, mới hô cả bọn bắn tới tấp. Chính y cũng bắn mấy phát. Đạn trúng vào xương sườn của Quản Định, ông ngã xuống.
Đội Tấn khép chặt vòng vây và nói:
- Bẩm quan lớn, tôi đem quan lớn về đầu Tây. Gió chiều nào, theo chiều ấy. Quan lớn đầu hoặc không đầu cũng bắt.
Trương Định trả lời. - Mày coi tao đầu nè Tấn!
Và liền rút gươm tử tiết” [9, tr.5]. + Tác phẩm Văn tế Trương Công Định
“Hỡi ôi! Giặc cỏ bò lan; Tướng quân mắc hại.
Ngọn khói Tây bang đống đó, cõi biên còn trống đánh sơn lâm; bóng sao Võ khúc về đâu, đêm thu vắng tiếng canh dinh trại.
Nhớ tướng quân xưa; gặp thủa binh cư: làm người chính đại…
… Cuộc trung nghĩa hai năm làm đại tướng, nhọc nhằn vì nước nào hờn tiếng thị tiếng phi; cõi An, Hà một chức chịu lãnh binh, lây lất theo thời chưa chắc đâu thành, đâu bại.
Khóc là khóc nước nhà bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nôi; than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ dại.
Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc thảy kiêng dè; tướng quân mất rồi mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái.
Nào đã đặng mấy hồi nơi thích lý, màn hùm che mặt rằng xuê; thà chẳng may một giấc chốn trường sa, da ngựa bọc thây mới phải.
Ôi trời Bến Nghé, mây mưa sụt sùi, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân; đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm phần tử hết lòng trung ái.
Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ bình tây; nay thác theo thần, xin dâng hộ một câu phúc thái” [42, tr. 263-268].
+ Tác phẩm Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực
“Theo Thái Bạch trước khi đốt tàu Espérance ông Nguyễn có nghĩ ra một kế để làm cho quân sĩ vững lòng tin tưởng ở tất thắng và hăng hái hành động bằng cách ông cho quân sĩ hay rằng đêm nằm mộng thấy quan Tả quân Lê Văn Duyệt hiện về cho ông 8 chữ Thiết luyện lam giang, ngư đỉnh Hoàng công. Nghĩa là muốn đánh chiếc tàu của giặc Pháp thì phải học theo các chước hỏa công của Hoàng Cái tướng Ngô ngày xưa khi đánh với quân Tào Tháo ở trên sông Xích Bích. Khi nghĩa quân đã tin tưởng và hăng hái cả rồi, ông liền tổ chức cho một số nghĩa quân giả làm những ghe bán chuối, cứ mỗi trưa thừa lúc quân Pháp nghỉ mệt, thì đi lại chèo qua chỗ khúc sông tàu đậu. Lần thứ nhất, quân Pháp ở trên tàu còn kêu lại xét hỏi. Nhưng qua mấy ngày sau, cứ mỗi lần có ghe bán chuối đi ngang qua thì chúng kêu mua, không nghi ngờ gì nữa. Luôn mấy ngày như thế, rồi ông mới bố trí kế hoạch, một mặt cho người lặn xuống đáy lấy dây lòi tói giăng ngang lòng sông dưới lòng tàu. Một mặt ông cho những ghe nhỏ giả làm ghe chài cá, đi lại thả lưới giăng câu ở hai bên bờ sông, ở dưới những ghe này đều có giấu đồ phát hỏa.
Rạng ngày 10/12/1861, ông Nguyễn tập trung 50 nghĩa quân ở Thủ Thừa đi trên 5 chiếc ghe giả làm đám cưới.
Công việc đánh bọn mã tà thì giao cho hai phó quản Huỳnh Khắc Nhượng và Nguyễn Văn Quang, còn quân của Nguyễn Học và hương thân Hồ Quang giúp ông Nguyễn tấn công tàu. Ngoài ra, để phân tán lực lượng của giặc pháp, ông Nguyễn cho trên 30 nghĩa quân khuấy rối một đồn binh, cách Nhựt Tảo vài dặm. Vì thế, trung úy Parfait phái một số quân đến xua đuổi đạo nghĩa quân này. Đến trưa, bọn lính trên tàu quay ra ngủ, chỉ còn tên hạ sĩ
quan Pháp đứng gác. Đoàn ghe cưới có chú rể mặc áo thụng xanh che lọng, chính là ông Nguyễn, còn cô dâu là bà bóng Lê Thị Kiệt. Tên Pháp thích chí nhìn xem. Đoàn ghe rề tới, chú rể bưng mâm chuối, hột gà dâng lên cho tên Pháp. Thình lình với thanh kiếm giấu trong tay áo thụng, chú rể đâm xuyên ngực, kết liễu đời tên Pháp rồi hô “xáp chiến”. Nghĩa quân tràn qua tàu, mặc tình tàn sát giặc Pháp đang say ngủ. Chỉ có hai lính Pháp và bọn Ma Ní là phóng xuống ghe nhỏ buộc cạnh tàu, trốn thoát.
Sau tiếng pháo nổ, Nguyễn Văn Hỗ từ hai bên bờ sông huy động nghĩa quân ra giúp sức. Nghĩa quân dùng đèn chai, dầu rái, con cúi, hỏa mai, ném lên đốt tàu. Dân chúng cư ngụ hai bên bờ sông lấy củi khô, lá lợp nhà lồng chợ Nhựt Tảo, dùng ghe nhỏ chở ném lên tàu.
Khoang tàu đậy lại làm cho giặc thoát không được. Lửa cháy càng cao và tàu nổ, mảnh văng ra hai bên bờ sông. Tàu chìm nghỉm xuống dòng sông, dìm luôn 17 giặc Pháp và Ma Ní. Hai mươi tên mã tà trên bờ sông bị tiêu diệt. Thiếu úy Pháp lai Tây Ban Nha Francois de Roberto tử trận trên bờ. Ba tên lính Ma Ní bị bắt giữ, sau nhờ lộn xộn tàu nổ nên trốn thoát dưới nước”
[9, tr. 74-75].
+ Tác phẩm Thơ điếu Phan Thanh Giản
“Mình trong sạch phải thờ ba chúa, Không ông ai che chở dân lành. Long hồ phụ lão thư sinh,
Ở nơi các phụng không đành làm quan. Cầm tiết nhọc sống chàng Phú Bật Mất còn sáu tỉnh trời phân,
Thung dung tựu nghĩa làm thần khó thay”.
[42, tr. 269]
“Biết không thể lung lạc, dụ hàng được Thủ Khoa Huân, rạng sáng ngày 19 tháng 5 năm 1875 (tức ngày 15 tháng 4 năm Ất Hợi) thực dân Pháp đưa ông về quê nhà để xử trảm. Chúng đưa ông xuống thuyền, từ ngã ba sông Tiền (Mĩ Tho), xuôi dòng Bảo Định Giang về Mỹ Tịnh An. Chúng đóng gông ông và đặt ông ngồi trên mui thuyền. Đến bến đó rạch Giáp Nước, chúng đưa ông lên bờ và lập ngay pháp trường.
Trước khi xử chém, bọn giặc bưng tới một mâm cơm đầy rượu thịt cho ông ăn. Ông lạnh lùng đá đổ mâm cơm.
Kẻ được giao chém đầu ông vốn là một người địa phương nhưng theo giặc. Lệnh chém ban ra, nhưng hắn lộ vẻ sợ hãi, chần chờ không dám quơ đao. Ông nhìn hắn và nói:
- Nhà ngươi có bổn phận, cứ việc thi hành, đừng để liên lụy đến mình! Nghe vậy tên đao phủ mới dám ra tay. Vừa chém xong, hắn liền quỳ sụp xuống, lạy ông bốn lạy.
Xử án xong, bọn giặc để gia đình ông đem phần thân về, còn đầu thì bêu tại chỗ, ra lịnh sau ba ngày mới được đem về an táng” [9, tr. 82-83].
+ Các chuyện ở miền Tây Nam Bộ
“Phan Liêm và Phan Tôn quê ở Kiến Hòa (Bến Tre), là con của cụ Phan Thanh Giản, một đại thần triều Nguyễn. Trước khi nhắm mắt, cụ Phan gọi các con lại mà trăn trối. Cụ dặn các con không được làm quan cho thực dân Pháp, phải sống thanh bạch, không cho quyền lợi vật chất cám dỗ. Trước cái chết đầy tâm sự của cha, Phan Liêm và Phan Tôn không khỏi xúc động. Dầu muốn hay không, cụ Phan đã mắc tội với triều đình, vì để cả vùng Nam Kỳ, từ Biên Hòa đến Hà Tiên, lọt vào tay quân Pháp khiến nhân dân chịu cảnh lầm than.
Phan Liêm và Phan Tôn quyết thanh minh cho cha bằng hành động cụ thể. Hai ông quyết tâm dùng võ lực để chống chọi với võ lực cường quyền.
Hai người thảo tờ hịch, chiêu mộ hào kiệt. Các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc bắt đầu rục rịch, người người theo hai ông mưu đồ đại nghĩa…
Đêm nọ, từ Giồng Gạch, thực dân Pháp che trại, trú quân giữa trời. Chúng khiêng những chiếc rương to lớn (gọi là rương xe, đồ tịch thâu của những người giàu có ở địa phương) chất xung quanh nơi trú quân. Đó là phòng tuyến mà chúng dựng lên, trước là ngăn cản sự tấn công của nghĩa quân, sau là từ vị trí thuận lợi này, chúng đứng trên mấy chiếc rương cao để canh gác.
Phan Liêm và Phan Tôn bố trí cẩn thận. Đến đầu canh tư, sau tiếng pháo lệnh, nghĩa quân hò reo, xông vào nơi cư trú của quân địch. Địch hốt hoảng bắn xối xả. Nhưng Phan Liêm và Phan Tôn vẫn giữ vững tinh thần, dẫn quân và đi đầu, tiến vào nơi lửa đạn.
Cuối cùng, hai ông tử trận” [9, tr. 138-139]. + Tác phẩm Khởi nghĩa Phan Đình Phùng
“Ba Đình cờ rực chiến khu
Gương Đinh Công Tráng bây giờ còn đây Ngút ngàn Bãi Sậy cờ bay
Truyện ông Tán Thuật đến nay vẫn gần Miền Thanh theo Tống Duy Tân Cờ reo Hùng Lĩnh muôn phần uy nghi
Văn thân khắp cả ba kỳ
Đứng lên chống giặc quyết vì núi sông Hương Khê có Phan Đình Phùng Người làng Đông Thái vốn dòng văn thân.
Nhà nước gặp bước gian truân Vua hàng, nước mất tấm thân nhục nhằn.
Quê nhà chất chứa hờn căm Bao đêm lưỡi kiếm ánh trăng miệt mài.
Tin vừa mới đến bên tai
Cần vương hịch khắp đó đây Sĩ phu hưởng ứng mỗi ngày thêm đông.
Được tin, Phan quyết một lòng Phất cờ khởi nghĩa ở vùng Hương Khê”.
[10, tr. 3-4]
2.2.2.5. Ngợi ca những người nông dân nghĩa sĩ đã chiến đấu quên mình + Tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc
“Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” [42, tr. 32].
+ Tác phẩm Khóc vị tướng quân chân chính
“Sài lang chật đất giống hôi tanh, Cùng địch ra tay quyết đấu tranh. Non nước bao năm ngời bảo kiếm, Cha con trăm trận ruổi hàng binh. Nước nhà dù đắm thân còn dấn, Đầu tướng chưa lìa giặc vẫn kinh. Cuộc chót anh hùng càng tỏ nét, Vẳng nghe hố thét dội muôn trình”.
2.2.2.6. Khát vọng ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành
+ Tác phẩm Xuất dương lưu biệt
“Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai? Non sông đã chết sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. Muốn vượt biển Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.
[2, tr.82]
+ Tác phẩm Tỉnh quốc hồn ca I
“Người ta trọng có tài có nghiệp, Kẻ không nghề cả kiếp khó hèn. Dẫu rằng thợ mộc, thợ rèn,
Tài hay trí tốt tiếng khen vang rần. Từ những đấng hoàng thân quý tộc, Chẳng ai không đi học lấy nghề. Có vua Bỉ-đắc xưa kia,
Bỏ ngôi đi học lấy nghề bách công. Còn những kẻ sĩ, nông, công, cổ, Đều học cho trí đủ làm ăn. Cũng là nữ tử, phụ nhân,
Ai ai cũng có trong thân một nghề”.
2.2.3. Các tác phẩm phản ánh đời sống các giai tầng trong xã hội Việt Nam + Tác phẩm Ở Đông Dương