Thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (Trang 39)

Khi loài người tiến những bước lớn về khoa học – kĩ thuật để bước sang một tương lai rực rỡ thì không hề mất đi nhu cầu và hứng thú hiểu biết về quá khứ. Hơn 60 năm trước (tháng 2/1941) khi về nước trực tiếp lãnh đạo

cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã viết quyển Lịch sử nước ta để vận

động, giáo dục quần chúng đấu tranh. Mở đầu sách, Người khẳng định:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Phải biết “tường” (hiểu cặn kẽ) LS quá khứ, phục vụ cho cuộc đấu

tranh cách mạng hiện nay là nguyên tắc phương pháp luận sử học “biết xưa để hiểu nay”, là nguyên tắc sư phạm trong dạy học LS.

Trong hơn nửa thế kỉ qua, kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, việc giáo dục LS ở trường phổ thông đã được thực hiện đúng đắn, sáng tạo những nguyên tắc phương pháp luận sử học và phương pháp dạy học mácxit –

lêninnit. Do đó đã góp phần đào tạo thế hệ trẻ làm nên những chiến công lẫy lừng trong lao động, chiến đấu…

Tuy nhiên, những yếu kém của giáo dục, đặc biệt trong những năm gần đây, cũng bộc lộ khá rõ trong dạy học LS ở trường phổ thông. Biểu hiện nổi bật của việc giảm sút chất lượng bộ môn là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu LS, không vận dụng bài học, kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo đức, phẩm chất, quan điểm tư tưởng. Nguyên nhân tình trạng này có nhiều: quan niệm không đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ môn LS trong đào tạo thế hệ trẻ; tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến giáo dục; những thiếu sót trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tư tưởng… Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu đó là sự lạc hậu, bảo thủ về phương pháp dạy học LS.

Hiện nay ở các trường phổ thông có một suy nghĩ chung của HS là coi LS là môn học phụ. Chính bởi suy nghĩ này qui định lối học, phương pháp học môn LS của các em. Các em chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? Học cho ai? Học để làm gì? Vì thế, các em chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của người HS. HS chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, học chỉ mang tính đối phó, học vẹt, học để lấy điểm xong là thôi.

Bản chất môn LS có tính giáo dục đạo đức rất lớn, nhưng dường như sau mỗi giờ học các em không rút ra bài học LS cho bản thân mình. Đáp lại thái độ thờ ơ học tập của HS, thì bản thân các thầy cô cũng chưa nhiệt huyết, say mê với nghề. Có một thực trạng hiện nay diễn ra theo các chiều hướng sau đây:

Một là, nếu GV không có người dự, không phải đợt thi, hay hội giảng

thì giáo viên dạy theo kiểu tùy hứng, nội dung nào thuộc sở trường thế mạnh của mình thì giáo viên phô diễn kiến thức, tư liệu, phim ảnh, máy chiếu… mua vui cho HS không đi vào kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, đặc biệt là chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng và hướng thái độ.

Hai là, nhiều GV tiếp tục phương pháp dạy học “cổ truyền” đó là

“thầy nói, trò nghe”, “thầy đọc, trò chép”, thậm chí nhiều GV nhầm tưởng là cứ đổi mới là phải nêu thật nhiều câu hỏi biến giờ học thành giờ vấn đáp, GV hỏi, HS trả lời trong suốt cả giờ học.

Ba là, một số GV ở một số trường có điều kiện ở các thành phố lớn,

hay thị xã, thị trấn có điều kiện về cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính, băng đĩa… thì lại biến giờ học thành giờ trình chiếu bởi các giáo án điện tử, hay cho HS xem những hình ảnh, hay một đoạn phim “vui mắt” dẫn đến HS không chú ý đến nội dung bài học mà chỉ chú ý đến những hình ảnh mà GV trình chiếu.

Hậu quả của tình trạng trên dẫn đến nhiều HS không nắm vững kiến thức LS, thậm chí không biết gì về LS, do đó kết quả các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học rất thấp.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)