nay, chúng ta thấy một bức tranh ảm đạm của môn LS. Bởi lẽ đó, LS luôn luôn được gọi là “môn phụ”, số HS bị “mù lịch sử” nói chung, đặc biệt là “mù lịch sử dân tộc” đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, vì phần đông học sinh không thích học và rất ngại học LS.
1.2.2. Thực tiễn việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở phổ thông phổ thông
Để khảo sát khách quan, khoa học thực trạng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường trung học phổ thông, chúng tôi đã tiến hành điều tra cụ thể một số trường phổ thông của huyện, thành phố trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang với 20 GV.
Bảng 1.1. Số liệu khảo sát thực trạng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử của GV ở trường THPT
STT Tỉnh Trường Số GV được hỏi ý kiến
1 Hưng Yên THPT Ân Thi 3
2 Hưng Yên THPT Kim Động 4
3 Thái Bình THPT Đông Tiền Hải 3
4 Hòa Bình THPT Mai Châu 4
5 Phú Thọ THPT Yên Lập 3
6 Bắc Giang THPT Hiệp Hòa 2 3
Tổng 20
Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn GV giảng dạy Lịch sử chúng tôi đã thu được kết quả thực tế như sau:
Bảng 1.2. Nhận định và mức độ về sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS của GV ở trường THPT
ND
SL
Hiện nay hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh ở trường THPT
Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS là
Mức độ sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS Rất thích Thích Bình thường Không quan tâm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 20 3 15 9 45 7 35 1 5 6 30 11 55 3 15 17 85 1 5 2 10
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhận định của GV đối với hứng thú rất thích học tập LS của HS ở trường THPT hiện nay là rất thấp, chiếm số lượng vô cùng nhỏ là 15%; số lượng HS thích môn LS chiếm 45%. Như vậy các em vẫn thích tìm hiểu quá khứ, cội nguồn của dân tộc để biết mình là ai, mình từ đâu đến, với những chặng đường LS anh hùng của cha ông, nhưng đồng thời các em vẫn còn sợ vì môn LS vì có quá nhiều sự kiện và năm tháng. Một yêu cầu
đặt ra là GV phải làm sao gây hứng thú học tập cho các em để các em chuyển từ thái độ bình thường, thờ ơ sang thích và rất thích môn LS. Số HS còn lại là 35% tỏ thái độ bình thường, điều này chứng tỏ các em không quan tâm lắm đến việc học môn LS, học cũng được, không học cũng được. Đây là lời cảnh báo GV cần thay đổi phương pháp dạy học để làm sao các em có hứng thú học tập môn LS từ đó coi LS là môn học mình yêu thích và say mê nghiên cứu.
Về quan điểm sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử: có 30% GV cho rằng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử là rất cần thiết và 55% cho rằng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS là không cần thiết. Điều này chứng tỏ nhận thức của GV về vấn đề còn hạn chế. Quan điểm này đã khiến cho GV bỏ qua rất nhiều tài liệu văn học quý báu để giúp bài giảng trở nên sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn.
Về mức độ sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS, có 85% GV không thường xuyên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS, nếu có sử dụng thì cũng chỉ thực hiện trong giờ LS nội khóa. Như vậy, trong quá trình giảng dạy của GV có sử dụng tài liệu văn học trong dạy học, nhưng do chưa chọn lọc được tài liệu văn học, chưa vận dụng được vào trong bài học những tài liệu cần thiết nên GV sử dụng không thường xuyên. Số GV sử dụng thường xuyên là rất ít (chỉ chiếm 5%). Và số GV này thường xuyên dành thời gian nghiên cứu sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động nội khóa và ngoại khóa. Có 10% GV có quan niệm không bao giờ sử dụng tài liệu văn học vào dạy học lịch sử, chỉ tập trung dạy những kiến thức trong sách giáo khoa đã viết. Đây là một quan điểm dạy học sai lầm của GV. Chính điều này dẫn tới thái độ thờ ơ, lạnh lùng khi học môn LS của HS.
Về quan niệm tài liệu văn học trong dạy học LS ở trường phổ thông: 100% nhận thức đúng về nguồn tài liệu văn học. Điều này cho thấy GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
Về vai trò của việc sử dụng tài liệu văn học: Đa số GV cho rằng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS sẽ góp phần làm sinh động, phong phú bài
giảng, thu hút, hấp dẫn và gây hứng thú học tập của học sinh; giúp các em hiểu bản chất sự kiện LS; góp phần phát triển tư duy, năng lực của học sinh. Đây là những nhận thức đúng, chuẩn xác về vai trò của tài liệu văn học.
Về hình thức sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS: hầu hết GV coi tài liệu văn học để minh họa bài giảng trong SGK dưới hình thức thông báo, GV chưa xác định được đây là nguồn nhận thức nên ít sử dụng trong các giờ học. Như vậy, vấn đề nhận thức của GV về tài liệu văn học và thực tế với việc giảng dạy là chưa có sự đồng nhất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS không hứng thú khi học môn LS.
Khi đề cập đến những khó khăn trong quá trình sử dụng tài liệu văn học để giảng dạy thì phần lớn GV đều cho rằng thời gian tiết học ít nên khi GV đưa tài liệu văn học vào bài giảng thì sẽ gây ra tình trạng quá tải, không đảm bảo về thời gian, ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của HS. Ngoài ra, còn một số lí do khác nữa như hệ thống thư viện trong các trường học còn nghèo nàn tài liệu tham khảo, một số GV còn lúng túng trong cách chọn tài liệu và sử dụng phương pháp dạy làm sao để phù hợp.
Cuối cùng, 100% GV đều nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học LS. Vì vậy, các GV đều đề xuất các cấp lãnh đạo của nhà trường phổ thông càng tăng cường hơn nữa hệ thống tài liệu tham khảo cho các thư viện của trường; hướng dẫn HS sưu tầm các tài liệu văn học; và quan trọng hơn hết là GV phải biết kết hợp khéo léo các phương pháp trong dạy học để vừa cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản, vừa gây hứng thú học tập cho các em bằng việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Có như vậy kết quả học tập LS mới được nâng cao, HS thấy yêu thích và coi trọng môn LS.